CÁC NGUYÊN TẮC HƯỚNG NGHIỆP TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP VÀ GIẢNG DẠY KỸ THUẬT TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG potx (Trang 75 - 79)

THÔNG

Hệ thống hướng nghiệp cũng như những bộ phận giáo dục khác, chỉ có thểđạt tới hiệu quả trong việc định hướng nghề cho học sinh khi nó được chỉđạo bởi những quan

điểm rút ra từ thực tiễn giáo dục nói chung vận dụng vào công tác hướng nghiệp, đó là những nguyên tắc hướng nghiệp.

Nguyên tắc hướng nghiệp được hiểu như là những luận đề phản ánh quy luật giáo dục nói chung và quá trình hướng nghiệp nói riêng, có chức năng chỉ đạo và hướng dẫn toàn bộ quá trình hướng nghiệp trong việc xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức tồ chức quá trình hướng nghiệp.

Hướng nghiệp được tổ chức tuân theo một hệ thống các nguyên tắc cụ thể sẽ cho phép hệ thống hoạt động một cách khoa học. Tuy nhiên, các nguyên tắc không bao gồm sự chỉ dẫn trực tiếp cho mọi hoạt động thực tiễn, chúng chỉđược coi như cơ sở lý luận cho việc hoạch định các quy tắc, quy phạm của hoạt động thực tiễn. Với ý nghĩa

đó, nguyên tắc hướng nghiệp được quan niệm như là những nguyên tắc hoạt động nhờ

những kiến thức tổng quát, chung nhất về tổ chức, thực thi và hoàn thiện quá trình chuẩn bị cho học sinh lựa chọn nghề, đồng thời nó cũng là cơ sở lý luận giúp cho người thầy giáo đề xuất nội dung, phương pháp và tổ chức cụ thể đối với công tác hướng nghiệp. Dưới đây chúng ta xem xét một cách cụ thể 6 nguyên tắc hướng nghiệp.

3.1. Đảm bảo đặc trưng giáo dục trong hoạt động hướng nghiệp

Đặc trưng giáo dục được thể hiện trong các hoạt động đa dạng của nhà trường phổ thông. Đặc trưng này là một đảm bảo cho phương hướng chính trị trong công tác giáo dục học sinh.

Giáo dục trong quá trình hướng nghiệp là một bộ phận gắn bó hữu cơ trong công tác tư tưởng chính trị của nhà trường nhằm hình thành ở học sinh phẩm chất đạo đức cách mạng, ý chí phấn đấu tu dưỡng bản thân và những nét tính cách của những người lao động mới. Phù hợp với đặc điểm của nội dung hướng nghiệp, công tác giáo dục

được thực hiện thông qua việc truyền đạt những kiến thức về các quy luật phát triển của sản xuất, về sự phân bố lao động xã hội theo khu vực kinh tếđể qua đó, học sinh

được tăng cường về nhận thức khi lựa chọn hướng đi của mình trong tương lai. Một nội dung rất quan trọng của nguyên tắc này là khơi dậy ý thức tự khẳng định mình về

sự phù hợp của năng lực, hứng thú của bản thân đối với một dạng hoạt động nào đó của sản xuất xã hội. Để có được ý thức này, người học sinh phải hình thành được thế

giới quan đối với lao động và tự ý thức được sực mạnh của chính mình. Thực tế cho thấy, nhiều học sinh thi vào trường nọ trường kia cốt chạy theo thị hiếu xã hội, ý muốn của gia đình... chứ không được xuất phát từ những cơ sở có tính khoa học khi tự xem xét những giá trị có được của bản thân để tham gia vào một nghề nào đó.

Tất nhiên, để có được phẩm chất này, cần thiết phải đưa học sinh vào những điều kiện hoạt động cụ thể để các em sáng tỏ dần đối với giá trị đích thực cửa những hoạt

động mà các em ưa thích.

3.2. Đảm bảo phương hướng kỹ thuật tổng hợp hoạt động hướng nghiệp

Giáo dục kỹ thuật tổng hợp được coi là cơ sở của mọi mặt hoạt động trong nhà trường, trong đó có hoạt động hướng nghiệp. Bản chất của nguyên tắc này trong công tác hướng nghiệp là ở chỗ nó tạo ra nền móng về mặt tri thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ, hệ thống các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Nguyên tắc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang diễn ra nhanh chóng, khối lượng và chủng loại các phương tiện kỹ thuật, các quy trình công nghệ ngày một gia tăng, biến đổi không ngừng, sự xuất hiện nhiều nghề mới trong sản xuất vật chất và nhất là trong lĩnh vực dịch vụđang hàng ngày, hàng giờảnh hưởng đến thực trạng biến

đổi nhân lực trong các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội.

Một xu thế chung của nhiều thanh niên học sinh là đi sâu vào một nghề và biết nhiều nghềđể khắc phục tình trạng khan hiếm việc làm hiện nay. Bản thân cơ chế thị

trường do biến động của công cuộc đổi mới trong một số năm qua cũng làm nảy sinh một cách tự phát chiều hướng học thêm, "tầm sư học đạo" trên nhiều lĩnh vực, thi vào nhiều trường Đại học và Trung học chuyên nghiệp để có dịp thử thách "ăn may".

Từ thực tế này, vấn đề giúp các em có được nhãn quan đúng và rộng trong khi chọn nghề thông qua nên móng GDKTTH là cực kỳ cần thiết. Nền móng này được đặt trong hệ thống các bài học kỹ thuật phổ thông, các môn tự chọn và các giờ tham quan thực hành, thí nghiệm, lao động sản xuất. Tất nhiên cần có sự gia công sư phạm cho phù hợp lứa tuổi, với đặc thù môn học và đặc điểm kinh tế xã hội địa phương.

3.3. Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ trong hoạt động hướng nghiệp

Bản chất của nguyên tắc này trong hướng nghiệp được biểu hiện ở việc sắp xếp, bố trí kế hoạch, chương trình, nội dung cho mỗi phần việc của hướng nghiệp phải

được thiết kế theo một trình tự lôgíc xác định (kể cả lý thuyết và thực hành) nhằm tạo ra sự nhất quán, liên tục, kế thừa, làm cho việc tiếp thu tri thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo của học sinh được dễ dàng và chắc chắn. Tính đồng bộ trong hướng nghiệp đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hoà giữa lý thuyết và thực hành, giữa nhà trường với các tổ

chức quần chúng và cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài xã hội, giữa các yếu tố nằm trong cấu trúc của hướng nghiệp, cũng như giữ được tính nhất quán giữa nội dung với phương pháp và hình thức hướng nghiệp.

Để thực hiện nguyên tắc này, khi sắp xếp hệ thống tri thức và hệ thống các công việc thực hành phải dựa trên kết cấu của mỗi môn học, mỗi phần việc trong hoạt động của nhà trường để tránh sự xáo trộn, phá vỡ lôgíc của môn học và quy trình vận động của phần việc đó. Cần thấy rằng hướng nghiệp không phải là một môn học mà là một bộ phận nằm trong tất cả các hoạt động giáo dục, vì thế hoạt động hướng nghiệp nếu không được sắp xếp theo một hệ thống khoa học, đồng bộ thì rất dễđưa đến tình trạng tuỳ hứng trong khi triển khai công tác này.

Công tác hướng nghiệp động chạm tới nhiều đối tượng, do đó cần thiết phải có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa những đối tượng này để tạo ra sức mạnh về lượng và chất tác động tới học sinh.

3.4. Đảm bảo sự phân hoá và cá biệt hoá trong hoạt động hướng nghiệp

Mỗi lứa tuổi, nhóm giới tính, mỗi cá nhân có những đặc điểm tâm lý, hứng thú, sở thích và trình độ nhận thức khác nhau đối với nghề nghiệp. Việc tính đến những đặc

điểm của mỗi cá nhân và những nhóm xã hội này khi thực hiện hướng nghiệp là bản chất của nguyên tắc.

Nội dung hướng nghiệp được xây dựng trên mục đích hướng nghiệp mà mục

đích này, suy cho cùng là sự định hướng cho tuổi trẻ khi lựa chọn nghề, do đó một mặt, ứng với mỗi cấp học, cần thiết phải có một mục đích hướng nghiệp cụ thể và cùng với nó xác lập được một nội dung tương ứng, mặt khác trên cùng một nội dung, khi đưa ra thực hiện lại phải xét tới các mặt đặc thù của đối tượng tiếp thu. Nguyên tắc này đòi hỏi khi xây dựng mục đích, nội dung, phương pháp và các hình thức hướng nghiệp phải luôn luôn mềm dẻo để tất cả những tác động phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý, tính cách, năng lực và điều kiện sống của các em.

Thực hiện nguyên tắc này, hướng nghiệp sẽ góp phần vào việc giải phóng tiềm năng vốn có của mỗi cá nhân, mỗi nhóm cộng đồng, mặt khác nó hướng xã hội tới việc sử dụng hợp lý sức lực, trí tuệ của cá nhân, đặt đúng họ vào vị trí mà họ có thể đáp

ứng nhu cầu do xã hôi đòi hỏi.

3.5. Đảm bảo tính thực tiễn trong hoạt động hướng nghiệp nhằm phát triển hứng thú, năng lực, sở trường nghề nghiệp của học sinh

Bản chất của nguyên tắc này là chuẩn bị sự thích ứng cần thiết cho học sinh đi vào tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp một cách thuận lợi, dễ dàng nhất thông qua các hoạt động cụ thể. Sự chuẩn bị này là đa dạng, dưới nhiều hình thức, song có thể bao gồm các nội dung chính : hoạt động lĩnh hội tri thức nghề nghiệp (thông qua các môn khoa học cơ bản, các môn lao động thủ công, kỹ thuật nông nghiệp, kỹ thuật công nghiệp, thông qua các kênh nghe nhìn của thông tin đại chúng

đã được đặt trong kế hoạch học tập) ; hoạt động lĩnh hội kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp (thông qua các hoạt động nghề nghiệp cụ thể trong xưởng trường, vườn trường, các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước, các trung tâm dạy nghề...) ; hoạt động lĩnh hội các mối quan hệ đạo đức, nhân cách nghề nghiệp (được biểu hiện trong khi triển khai hai

dạng hoạt động nêu trên).

Nguyên tắc này là sự biểu hiện cụ thể các chức năng giáo dục và chức năng xã hội của hướng nghiệp, đó là việc hình thành các phẩm chất tâm lý, nhân cách nghề

thông qua hoạt động thực tiễn có tính đến trình độ phát triển trí tuệ và thể lực của học sinh. Những hoạt động thích ứng nghề nếu được sắp xếp theo một hệ thống khoa học, có chọn lọc và gia công sư phạm sẽ là những tác nhân mạnh đối với quá trình hình thành và phát triển năng lực, sở trường, hứng thú nghề của học sinh. Về mặt xã hội, đó là việc chuẩn bị cho đất nước một nguồn lao động dự trữ có năng lực nghề nghiệp thực thụ để khi lực lượng này bước vào các trường nghề, họ sẽ mau chóng thiết lập được tay nghề và các mối quan hệ xã hội có tính nghề nghiệp. Lực lượng dự trữ này càng nhanh chóng tiếp cận nghề bao nhiêu thì xã hội càng có điều kiện vươn lên nhanh chóng trên cơ sở có hiệu quả về chất lượng, tiết kiệm thời gian đào tạo bấy nhiêu. Thực tế công tác đào tạo của các nước phát triển đã cho thấy rằng, nếu nhà trường chuẩn bị cho học sinh bước vào đời sống xã hội càng sát thực tiễn bao nhiêu thì năng suất và hiệu quả lao động nghề nghiệp càng cao bấy nhiêu.

Nguyên tắc này đặt ra vấn đề chuẩn bị cho học sinh điều kiện và môi trường hoạt

động thực tiễn. Một mình nhà trường khó có thể thực hiện được việc tạo dựng môi trường hoạt động nghề cho học sinh, song nếu có sự liên kết giữa trường và các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp sản xuất và các tổ chức xã hội khác, dựa vào cha mẹ học sinh tạo dựng mối quan hệ gắn bó giữa nhà trường với thực tiễn xã hội, chắc chắn chúng ta có thể thực hiện được những đòi hỏi của nguyên tắc này.

3.6. Đảm bảo hoạt động hướng nghiệp theo khu vực lãnh thổ

Bản chất của nguyên tắc này là ở chỗ : công tác hướng nghiệp phải được thiết lập và triển khai trên cơ sởđặc điểm kinh tế xã hội của khu vực lãnh thổ nơi trường đóng.

Thực hiện nguyên tắc này không có nghĩa là hướng nghiệp tách rời hệ thống giáo dục phổ thông theo kiểu "cát cứ" mà chính là vận dụng quan điểm thực tiễn trong khi triển khai công tác hướng nghiệp.

Nguyên tắc này đòi hỏi một mặt các trường vẫn phải tuân thủ mục đích chung và những nhiệm vụ chính yếu của công tác hướng nghiệp do nhà nước xác lập, song để đảm bảo chức năng kinh tế của hướng nghiệp thì nó phải trở thành bộ phận tạo ra sự

cân đối về phân luồng lao động, tránh được tối đa sự thiếu hụt hoặc dôi thừa lao động cho mỗi khu vực lãnh thổ, giảm việc luân chuyển lao động giữa các khu vực và giữa các ngành nghề. Bởi vậy tính đến những điều kiện thực tế về nhân lực, về xu hướng phát triển kinh tế của mỗi vùng lãnh thổ trên đất nước là điều cần làm trong khi triển khai hoạt động hướng nghiệp.

Trong điều kiện của kinh tế thị trường hiện nay, mỗi khu vục lãnh thổ với tiềm năng nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, truyền thống... đang hình thành những cơ cấu phát triển kinh tế riêng biệt. Mặc dù kinh tếđất nước là một thể thống nhất và mỗi công dân có quyền tàn cho mình một chỗđứng ở bất kỳ lĩnh vực nào, tại tất cả các

khu vực lãnh thổ của Việt Nam, song có một thực tế chung là thanh niên học sinh ở

khu vực nào thường sau khi tốt nghiệp các cấp phổ thông, số đông đều tham gia phát triển kinh tế cho khu vực đó. Tất nhiên không ngoại trừ một tỷ lệ có điều kiện để phục vụ ở một khu vực khác. Định hướng cho thanh niên tham gia vào các lĩnh vực chính của từng khư vực là công việc rất phức tạp, tốn công, tốn của, đặc biệt đối với những khu vực lấy nông nghiệp, lâm nghiệp làm chính yếu, những khu vực xa xôi, hẻo lánh, khắc nghiệt về môi trường, khí hậu.

Hệ thống 6 nguyên tắc hướng nghiệp là một thể thống nhất chỉ đạo toàn bộ quá trình hướng nghiệp, đảm bảo được các mục đích, nhiệm vụ và các chức năng của công tác hướng nghiệp.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP VÀ GIẢNG DẠY KỸ THUẬT TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG potx (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)