HỆ THỐNG GIẢNG DẠY LAO ĐỘNG KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP VÀ GIẢNG DẠY KỸ THUẬT TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG potx (Trang 138 - 142)

Sản xuất vật chất như ta biết, ngoài yếu tố chủ yếu là sức lực của cơ thể còn có sự

tham gia của nhiều yếu tố khác như công cụ lao động (kỹ thuật giản đơn hay phức tạp), đối tượng lao động (nguyên liệu và bán thành phẩm), sản phẩm lao động, các quá trình công nghệ và tổ chức sản xuất. Toàn bộ những thành phần này tác động qua lại, gắn bó chặt chẽ và ảnh hưởng lẫn nhau, không ngừng thay đổi nhờ tiến bộ khoa học kỹ

thuật. Trong điều kiện của đất nước ta, khi lao động sản xuất xã hội, có mặt khá đầy đủ

những công cụ và các quá trình công nghiệp từ giản đơn nhất đến phức tạp nhất, trong

đó lao động thủ công còn chiếm một tỷ lệđáng kể, thì yếu tố con người thông qua sức lao động của bản thân đóng một vai trò quyết định. Song, sức lao động đó được nhân lên nhiều hay ít không chỉ phụ thuộc vào sự nỗ lực lớn lao của hoạt động trí lực mà còn phụ thuộc vào quá trình lao động. Chính đòi hỏi khách quan này đưa chúng ta tới việc tìm hiểu một trong những thành phần quan trọng bậc nhất khi xác định nội dung và chương trình giảng dạy sản xuất, đó là hệ thống giảng dạy.

Hệ thống giảng dạy lao động được hiểu như là trình tự phân chia hoặc nhóm họp nội dung giảng dạy theo một cấu trúc nhất định nhằm đạt được một mục đích nào đó. Thông qua cấu trúc này mà mức độ tương ứng giữa quá trình học tập (tức là nắm vững lao động) với bản thân quá trình lao động được biểu hiện.

Trong thực tế giảng dạy lao động ở trường phổ thông và các trường chuyên nghiệp, nhiều hệ thống khác nhau được vận dụng. Trong giới hạn của vấn đề, chúng tôi đề cập tới 3 hệ thống cơ bản thường gặp phải trong giảng dạy lao động ở nước ta và nhiều nước trên thế giới.

2.1. Hệ thống đối tượng (hay còn gọi là hệ thống đồ vật)

Hệ thống này xuất hiện trong giai đoạn sản xuất thủ công, khi quá trình công nghệ chế tạo một sản phẩm nào đó phụ thuộc vào một cá nhân riêng rẽ. Bởi vậy hệ

thống này tương ứng với hình thức tư hữu của việc giảng dạy lao động. Các thủ thuật và thao tác sản xuất được học sinh nắm vững trong quá trình chế tạo các đối tượng hãn hữu khác nhau. Trong chương trình học, người ta sắp xếp hàng loạt các đối tượng theo một trình tự nhất định để cho tính phức tạp của việc chế tạo dần dần được nâng lên.

Hệ thống này có không ít những ưu điểm và đã được ứng dụng rộng rãi trong các công trường thủ công nhằm đào tạo công nhân chuyên nghiệp cũng như giảng dạy trong xưởng trường. Đặc biệt là trong tình trạng công cụ không đủ trang bị cho toàn thể học sinh mà chỉđối với một số em nhất định.

Vận dụng hệ thống này, mục đích được đặt ra trước học sinh là hoàn thành toàn bộ một sản phẩm nào đó. Mục đích này khơi dậy hứng thú của học sinh bước vào nhiệm vụ nhằm đạt tới kết quả lao động - đối tượng, trong quá trình làm việc. Đồng thời trong quá trình đó, hình thành một số kỹ năng tổ chức lao động của bản thân. Dạy theo hệ thống này, có tác dụng hướng học sinh bước vào sản xuất trong một số lĩnh vực xác định tương ứng với những đối tượng mà học sinh đã chế tạo.

trong số các hệ thống giảng dạy sản xuất. Những tồn tại đó là :

- Các thao tác và kỹ năng sản xuất được thiết lập một cách rời rạc, chắp vá. Những nhiệm vụ đặt ra cho người học nhằm hoàn thiện các thủ thuật và thao tác rất ít chú ý tới đặc điểm nhận thức của cá nhân. Do đó mỗi một kinh nghiệm, mỗi một kỹ

năng, kỹ xảo được hình thành là kết quả của mỗi chuỗi những va vấp, sai lầm bị lặp đi lặp lại cho tới lúc bản thân nhận biết sai lầm đó.

- Giảng dạy theo hệ thống này, việc hợp lý hoá các thao tác (gạn đục khơi trong) và tiết kiệm thời gian ít được chú ý tới, do đó quá trình nắm vững kỹ năng và kỹ xảo thường bị kéo dài.

- Do tiến độ phát triển và hình thành các thao tác, thủ thuật, kỹ năng và kỹ xảo diễn ra chậm, dựa trên một sốđối tượng cốđịnh, ít ỏi nên việc thay đổi, cải tiến chúng thường bị tính bảo thủ của thói quen kìm hãm.

Ở nước ta, trong thực tế sản xuất, hình thức "truyền nghề" của thợ cả cho thợ học việc thể hiện rất rõ tính chất của hệ thống này. Để trở thành một thợ cả thành thạo về

một nghề nào đó (mộc, nguội, nề...) người thợ học việc phải "sách hòm" cho "phó cả"

đôi khi nửa đời người mới học lỏm được mánh khoé nhà nghề của chủ. Tình trạng này

ảnh hưởng khá lớn tới việc dạy lao động trong trường phổ thông. Giáo viên thường đi vào quỹđạo của hệ thống "đối tượng" một cách tự phát. Biểu hiện cụ thể thường là sau khi trao cho học sinh một nhiệm vụ nào đó (làm một chiếc hộp gỗ, một con dao... với một vài chỉ dẫn sơ sài, học sinh phải tự mình mò mẫm để làm ra sản phẩm theo quy

định). Do sự khác biệt giữa lao động sản xuất của học sinh và lao động nghề nghiệp thực tế, học sinh ít khi lặp lại quá trình chế tạo một sản phẩm cố định. Chính do tình trạng này, không những sản phẩm làm ra kém giá trị hữu ích xã hội, mà những kinh nghiệm thu thập được trong khi làm việc là không đáng kể. Chúng ta cũng không loại trừ việc học sinh ở một số trường vừa học vừa làm được hướng dẫn đi vào quỹđạo của hệ thống này một cách có ý thức. Trong mấy năm học ở nhà trường học sinh học được cách làm ra một số sản phẩm nhất định, song khả năng luân chuyển sang một lĩnh vực khác đòi hỏi có những hiểu biết kỹ thuật tổng hợp như năng lực tổ chức, kế hoạch hoá lao động của bản thân, nắm vững cơ sở khoa học của những thao tác, kỹ năng kỹ thuật và kỹ thuật học... lại rất yếu, vì thế đòi hỏi một thời gian nhất định để lấp những lỗ

hổng do hậu quả của lối dạy lao động hiện hành để lại.

2.2. Hệ thống thao tác

Hệ thống này xuất hiện và phát triển trong giai đoạn đại công trường thủ công,

ứng với những điều kiện của sự phân chia quá trình lao động thành từng bộ phận riêng lẻ. Với hệ thống này, học sinh trong quá trình học tập sẽ nắm một cách liên tục các thao tác và thủ thuật thành phần trong một thời gian dài, rồi sau đó mới bắt tay vào chế

tạo sản phẩm.

Trong nền sản xuất đại cơ khí, nhờ có máy móc tinh xảo, hệ thống sản xuất dây chuyền một mặt làm cho năng suất lao động nâng cao, một mặt tạo ra khả năng chẻ

nhỏ các hoạt động sản xuất của con người ra thành những chức năng riêng lẻ, đơn nhất

ứng với các thao tác độc lập tương đối. Chính trong những điều kiện này của sản xuất xã hội làm cho việc giảng dạy sản xuất trong nhà trường có những biến đổi mới, hệ

thống "thao tác" đi sâu vào ngõ ngách dạy nghề của các trường chuyên nghiệp và phổ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thông. Hệ thống này cho đến nay vẫn còn là một hệ thống phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.

Về mặt ưu điểm, hệ thống "thao tác" hình thành một cách liên tục các thao tác cơ

bản của quá trình sản xuất trong mỗi nghề xác định. Những thao tác này được luyện tập trong hàng loạt các bài tập hỗ trợ, trong đó mỗi thao tác đã được tiêu chuẩn hoá từ

một mức độ cần thiết và được sắp xếp theo một hệ thống, biến đổi từ dễ đến khó từ đơn giản đến phức tạp.

Song hệ thống này cũng không tránh khỏi những nhược điểm nghiêm trọng đó là: - Việc thành thục các thao tác thành phần chưa đủ đảm bảo nắm vững toàn bộ

quá trình sản xuất. Mặt dầu cung cấp cho học sinh những thao tác tách biệt sẽ là điều kiện tốt để hình thành ở các em những kỹ năng và kỹ xảo tương ứng nhưng nó lại không tạo được những khái niệm trọn vẹn về quá trình công nghệ.

- Việc tách rời giữa hai quá trình : nắm vững các thao tác và chế tạo sản phẩm làm cho sự lao động (mặc dầu trong nhà trường còn mang tính chất học tập) cũng thiếu hẳn đặc trưng cơ bản của sản xuất - sản xuất hữu ích. Học sinh do không nhìn thấy các kết quả lao động của mình, cho nên hứng thú đối với công việc bị giảm sút.

- Tình trạng luyện tập các thao tác kéo dài làm cho những kỹ năng thiết lập được

ở các giai đoạn đầu dễ bị lu mờ hoặc lãng quên. Do đó, khi chuyển sang giai đoạn kết hợp các thao tác để chế tạo sản phẩm, lại phải mất một khoảng thời gian nhất định ôn tập để có những kỹ năng đó.

Nhìn vào bản chất, hệ thống "thao tác" trong giảng dạy lao động, đúng với tên gọi của nó, các thao tác được đặt ở vị trí hàng đầu chúng được cường điệu hoá đến mức làm cho người học đôi khi lơđãng về kết quả học tập, rằng các thao tác tiếp thu

được sau mỗi buổi học sẽ đem lại cho họ khả năng gì ? Trong giới hạn thời gian của việc giảng dạy lao động ở các trường phổ thông cho phép là ít ỏi hơn nhiều so với giảng dạy trong các trường chuyên nghiệp thì việc ứng dụng hệ thống này là hoàn toàn không thích ứng.

Tuy nhiên, đối với các trường chuyên nghiệp và trong trường phổ thông với các nhóm kỹ thuật ở các lớp cuối cấp nhằm mục đích hướng nghiệp và đáp ứng sở thích lựa chọn nghề nghiệp tương lai, việc ứng dụng hệ thống này vẫn đem lại những kết quả khả quan cho công tác giảng dạy, học sinh nắm rất chắc từng phần trong toàn bộ

quá trình công nghệ, tay nghề khá và tinh thông. Cần nhớ rằng chỉở những môi trường

đủđảm bảo về thời gian mới có thể vận dụng hệ thống này một cách đầy đủ và tốt đẹp.

2.3. Hệ thống "thao tác - đối tượng"

triển toàn diện, cùng với những yêu cầu khách quan, đòi hỏi nhà trường từ chỗ là nơi tiêu thụ sản phẩm xã hội phải trở thành một bộ phận tạo nên giá trị vật chất, làm xuất hiện hệ thống "thao tác - đối tượng" trong dạy sản xuất.

Đặc trưng cơ bản của hệ thống là ở chỗ việc hình thành các thao tác có trong quá trình công nghệđược kết hợp một cách hữu cơ với tiến độ chế tạo các đối tượng.

Khác biệt với hệ thống "thao tác" và hệ thống "đối tượng", ứng dụng hệ thống này trong giảng dạy, thời gian cơ bản không phải dành cho việc rèn luyện các thao tác riêng lẻ mà chủ yếu dành cho việc chế tạo đối tượng có tính chất hữu ích xã hội, còn các thao tác được hình thành, gắn chặt với lao động sản xuất được đặt ở vị trí thứ nhất,

điều đó, xét về ý nghĩa lý luận dạy học cho phép chúng ta xác định rõ mục đích học tập đó là truyền thụ các thao tác nằm trong một cơ cấu liên tục hợp lý của quá trình công nghệ, còn đối tượng - sản phẩm có ích đứng ở vị trí thứ hai, là kết quả không thể

thiếu được của vế thứ nhất, được tạo nên trong quá trình học tập và là phương tiện để đạt tới mục đích chủ yếu - thao tác.

Như vậy, có thể nói rằng về bản chất, hệ thống "thao tác - đối tượng" mang đậm tính chất ưu việt của hai hệ thống trước, đồng thời khắc phục được một số những tồn tại cơ bản của chúng.

Do những đặc trưng hơn hẳn nêu trên của hệ thống, nó tỏ ra phù hợp với yêu cầu thực hiện nguyên lý giáo dục của chúng ta, phù hợp với những đòi hỏi của lao động sản xuất trong giai đoạn hiện nay ở nhà trường phổ thông vừa mang tính chất giáo dục vừa đem lại hiệu quả kinh tế phục vụ cho cá nhân, nhà trường và xã hội.

Cũng do sự có mặt đồng thời cả hai yêu cầu như vậy, khi ứng dụng hệ thống "thao tác - đối tượng" chúng ta cần lưu ý một cách thích đáng tới những yêu cầu xác

định đối tượng chế tạo khi thiết lập kế hoạch giảng dạy, đó là :

- Đối tượng chế tạo phải bao gồm một số những yếu tố quen biết trong kinh nghiệm và nhận thức của học sinh (chẳng hạn về hình thù, tính chất, nguyên liệu...).

- Đối tượng phải được xác định sao cho việc chế tạo các chi tiết của nó đặt ra trước học sinh những nhiệm vụ trí lực như tìm hiểu tính chất của nguyên liệu, đặc

điểm cơ cấu của công cụ, trình tự tiến hành công việc thiết kế...

- Hệ thống các đối tượng trong cả khoá trình giảng dạy phải giúp học sinh dần dần nâng cao mức độđộc lập công tác.

- Các đối tượng cần được thiết lập với khả năng hiện có về cơ sở vật chất và yêu cầu thực tiễn của nhà trường, địa phương.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP VÀ GIẢNG DẠY KỸ THUẬT TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG potx (Trang 138 - 142)