PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KỸ THUẬT PHỔ THÔNG TRONG XƯỞNG TRƯỜNG

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP VÀ GIẢNG DẠY KỸ THUẬT TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG potx (Trang 155 - 184)

XƯỞNG TRƯỜNG

5.1. Khái niệm về phương pháp giảng dạy lao động

Phương pháp giảng dạy lao động là cách thức tác động từ thầy đến trò cũng như mối quan hệ giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh mà nhờ nó (mối quan hệ này) giáo viên hoặc thợ hướng dẫn sẽ thông báo cho học sinh những kiến thức kỹ thuật và công nghệ, hình thành ở học sinh những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo lao động trong quá trình lao động mang tính chất học tập, giúp cho hoạt động tư duy của học sinh được phát triển, giáo dục học sinh thói quen và thái độ lao động của con người mới. Phương pháp giảng dạy lao động bao gồm nhiều thành phần riêng lẻ

(được coi là các biện pháp). Ví dụ phương pháp làm mẫu các hoạt động lao động khi hướng dẫn các học sinh bao gồm việc làm mẫu hoạt động ở nhịp điệu làm việc thông thường, ở nhịp điệu chậm nhất và ở việc phân chia chúng thành những vận động riêng lẻ. Một biện pháp có thể nằm trong cơ cấu của nhiều phương pháp khác nhau. Chẳng hạn biện pháp ghi những khái niệm kỹ thuật mới của học sinh được tiến hành khi giáo viên giải thích tài liệu, khi làm việc độc lập với sách vở trong giai đoạn trao đổi, khi tiến hành công việc thực tiễn để thu hút sự chú ý của học sinh, uốn nắn những sai lệch. Song, việc giải thích và trao đổi ở một thời điểm khác lại được biểu hiện như những biện pháp nằm trong phương pháp bài tập. Chẳng hạn việc thông báo các kiến thức kỹ

thuật công nghệ được thực hiện bằng phương pháp giải thích nhằm cung cấp cho học sinh những hiểu biết về cơ cấu của công cụ thông qua việc giới thiệu mô hình, sơđồ, bản vẽ. Công việc giới thiệu này được coi như những biện pháp. Nhưng nếu mô hình, sơđồ, bản vẽ là đối tượng nghiên cứu, những kiến thức cơ bản của học sinh thu được trên cơ sở khảo sát chúng thì giới thiệu lại biểu hiện như là phương pháp giảng dạy, còn lời giải thích của giáo viên được coi như biện pháp. Như vậy, chứng tỏ rằng, tuỳ

thuộc vào mục đích sử dụng, các phương pháp và biện pháp giảng dạy, trong một chừng mực nhất đinh có thể thay đổi vị trí cho nhau.

5.2. Phân loại các phương pháp giảng dạy lao động

Khi đề cập tới việc phân loại các phương pháp giảng dạy, ta chỉ có thể nói về

phương diện lý thuyết, bởi vì trong thực tế, các phương pháp thường được vận dụng dưới dạng tổ hợp. Chẳng hạn khi thực hiện hướng dẫn cho học sinh, người ta đã sử

hình, tài liệu kỹ thuật, tiến hành các công tác thí nghiệm, ghi chép, tham khảo tài liệu bổ trợ...

Trong phân loại phương pháp giảng dạy, có nhiều quan điểm khác nhau : một số

nhà lý luận dạy học phân loại phương pháp theo nguồn gốc kiến thức mà học sinh tiếp thu, một số khác theo đặc trưng của các nhiệm vụ học tập, theo các phương thức hoạt

động của giáo viên và học sinh...

Như vậy có nghĩa là việc phân loại phương pháp giảng dạy về bản chất chứa

đựng trong nó cách nhìn nhận các phương pháp theo những dấu hiệu khác nhau. Song dù phân loại theo một hệ thống dấu hiệu đặc trưng nào đi nữa, thì mỗi kiểu phân loại phải giúp cho giáo viên lựa chọn và vận dụng một cách đúng đắn phương pháp nào đó trong những điều kiện cụ thể của mình khi tiến hành giảng dạy lao động.

Trong thực tế giảng dạy lao động, như chúng ta thường thấy việc phân loại phương pháp dựa trên những nhiệm vụ học tập cụ thể là phù hợp hơn cả.

Những nhiệm vụ học tập lao động, về cơ bản có thể đề cập tới là : Lĩnh hội những kiến thức mới về nguyên tắc hoạt động và cấu tạo của các đối tượng kỹ thuật.

Tiếp thu những kiến thức mới về nguyên tắc, phương thức thực hiện quá trình công nghệ.

Hình thành những kỹ năng và kỹ xảo tiến hành các thao tác công nghệ.

Hiểu biết những cơ sở của tổ chức sản xuất và kinh tế sản xuất, vấn đề cơ khí hoá và tựđộng hoá sản xuất.

Tham gia vào các hình thức lao động công ích, trong số đó kể cả lao động sản xuất.

Kiểm tra các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo.

Trên thực tế còn có những nhiệm vụ khác nằm trong các nhiệm vụ kể trên, chúng ta không đi sâu vào việc phân tích và liệt kê những nhiệm vụđó.

5.3. Lựa chọn phương pháp giảng dạy

Việc lựa chọn các phương pháp giảng dạy, như N.K.Crupxkaia đã ghi rõ : "phương pháp giảng dạy được xác định một cách đúng đắn, cần phải xuất phát từ

chính bản chất của môn học, dựa trên cơ sở nghiên cứu lịch sử phát triển của những kiến thức trong ngành tương ứng, được xác định bởi mục đích của nhà trường và dựa trên những thành tựu của tâm lý học duy vật, dựa trên trữ lượng kiến thức của trẻ em, dựa vào đặc điểm lứa tuổi và sự phản chiếu trong thời đại những đặc điểm đó ra sao" [11]. Điều đó cũng có nghĩa là việc lựa chọn phương pháp giảng dạy lao động phải tính tới đặc điểm của tài liệu học tập, lứa tuổi học sinh, đặc điểm và mức độ chuẩn bị

của học sinh để tiếp thu tài liệu. Sự lựa chọn như vậy sẽ có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển tính cách của học sinh như hứng thú, nhu cầu đối với lao động, trí nhớ, tư

duy. Lựa chọn một cách đúng đắn phương pháp giảng dạy lao động sẽ phát triển ở học sinh tính tích cực độc lập, hướng tới những hoạt động sáng tạo.

Xuất phát từ hoạt động thực tiễn của giáo viên và học sinh, gắn liền với việc thực hiện những nguyên tắc lý luận dạy học, hệ thống phương pháp dạy học lao động, một mặt phải dựa trên những nhiệm vụ học tập của học sinh, mặt khác phải phản ánh những yêu cầu lý luận dạy học như tính khoa học, tính vừa sức, tính trực quan, tính liên tục, tính hệ thống... và sau nữa phản ánh những đặc điểm riêng biệt của bộ môn thông qua con đường nghiên cứu những quy luật nắm vững kiến thức, kỹ năng và kỹ

xảo kỹ thuật phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh.

Mỗi một phương pháp giảng dạy lao động là tổ hợp của nhiều thành phần trong mối tương quan, hỗ trợ nhau, song những thành phần đó, trong sự thống nhất của mình, vẫn đặc trưng cho một phương pháp này hay phương pháp khác.

Từ sự phân tích trên, đồng thời căn cứ vào mục đích, nội dung và những đặc

điểm riêng biệt của giảng dạy lao động, toàn bộ các phương pháp ứng dụng trong giảng dạy lao động ở xưởng trường có thể phân ra các nhóm chủ yếu như sau :

Các phương pháp thông báo và củng cố các kiến thức kỹ thuật, công nghệ. - Các phương pháp giới thiệu.

- Các phương pháp gắn liền với hoạt động thực tiễn của học sinh.

Sau đây chúng ta sẽ đề cập tới những phương pháp cụ thểđược ứng dụng trong các giờ dạy ở xưởng trường.

5.4. Hệ thống các phương pháp thông báo và củng cố các kiến thức kỹ thuật, công nghệ

Bất cứ một chương trình lao động nào cũng đều chứa đựng khả năng thông báo những kiến thức kỹ thuật, công nghệ cho học sinh như gia công nguyên liệu, điện kỹ

thuật, cấu tạo công cụ và máy móc, tổ chức lao động, kỹ thuật bảo hiểm, vẽ kỹ thuật và một số những kiến thức về vật lí, hoá học, sinh vật học. Để thông báo và củng cố

những kiến thức cơ bản này, người ta thường sử dụng ngôn ngữ của giáo viên và các công tác thí nghiệm của học sinh. Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về phương pháp này.

5.4.1.Các phương pháp s dng ngôn ng

Dùng ngôn ngữ để thông báo cho học sinh những qui luật cơ bản của tự nhiên của xã hội và những kiến thức ứng dụng các qui luật này trong sản xuất vật chất, trong kỹ thuật, tạo cơ sở khoa học cho việc hình thành ở học sinh những kỹ năng và kỹ xảo sử dụng công cụ lao động. Nếu những kỹ năng và kỹ xảo kỹ thuật được học sinh tiếp thu thiếu chỗ dựa về kiến thức thì đó chỉ là sự bắt chước một cách máy móc những hành động của người khác, thiếu linh hoạt trong khi tiến hành các nhiệm vụ sản xuất và trong nhiều trường hợp, sự tiếp thu ấy thiếu tính bền vững, đặc biệt là trong thời kỳ đầu tiên khi học tập ở xưởng trường.

Trong số các phương pháp sử dụng ngôn ngữ để giảng dạy lao động ở xưởng trường, ta có thể kể tới một số những phương pháp như : giải thích, minh hoạ, trao đổi.

Minh hoạ và giải thích là các phương pháp trình bày kiến thức phụ thuộc hoàn toàn vào phía giáo viên, còn trao đổi là phương pháp diễn ra trong mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh thông qua đối thoại.

- Giải thích : Là dùng lời nói để làm rõ các khái niệm riêng lẻ, các hiện tượng, các nguyên tắc hoạt động của công cụ kỹ thuật, các từ, thuật ngữ kỹ thuật.

Đặc trưng cơ bản của giải thích chính là sự trình bày ngắn gọn, súc tích những vấn đề nằm trong bài học ở xưởng. Ví dụ : giáo viên giải thích cho học sinh các qui tắc thiết lập các bản vẽ kỹ thuật, các kí hiệu kỹ thuật, những đặc điểm khác nhau của các loại gỗ hoặc kim loại... Phương pháp này được ứng dụng khi cần làm rõ những từ mới, thuật ngữ kỹ thuật, những hoạt động mẫu, các biện pháp sử dụng công cụ (tư thế làm việc, điều chỉnh thiết bị...). Học sinh căn cứ vào lời giải thích của giáo viên để ghi các thông tin cần thiết vào vở

- Minh hoạ : Được ứng dụng khi mô tả các quá trình lao động, quá trình công nghệ, tiếp nhận và gia công nguyên liệu cũng như những vấn đề khác. Trong các bài mởđầu, minh hoạ được sử dụng để trình bày ý nghĩa của lao động trong đời sống con người, những nhiệm vụ của hoạt động trong xưởng, các yêu cầu về văn hoá lao động,

đồng thời nó còn giúp học sính quen biết trang thiết bị của xưởng và chỗ làm việc. Phương pháp minh hoạđược kết hợp với giải thích nhằm hình thành niềm tin cho học sinh, tạo điều kiện cho việc thiết lập các biểu tượng và khái niệm cả về mặt lý thuyết cũng như công nghệ thực hành cho các em.

Yêu cầu cơ bản với những phương pháp này là sự trình bày ngắn ngọn, chính xác và rõ ràng. Việc thông báo bằng ngôn ngữ cần chiếm một thời gian nhỏ so với toàn bộ

bài giảng (trong các giờ thực hành - không vượt quá 10-15 phút). Phần lớn thời gian của giờ học dành cho việc tham gia trực tiếp vào thực tế tại chỗ làm việc của học sinh.

Trao đổi là phương pháp hỏi - đáp trong giờ học. Nó chiếm một vị trí rất đáng kể

trong các giờ dạy sản xuất. Phương pháp này được vận dụng khi trình bày những kiến thức, củng cố và đào sâu tài liệu học tập, tiến hành tổng kết bài học cũng như trong quá trình thực hành sản xuất. Phương pháp này còn giúp học sinh hiểu một cách rõ ràng hơn về các biện pháp thực hiện thao tác làm việc và ứng dụng những kiến thức đã học vào hoạt động thực tiễn. Trao đổi thường diễn ra theo một số vấn đề của bài học, những vấn đề này học sinh đã thông hiểu ở mức độ xác định nhờ sự giải thích của giáo viên hay kinh nghiệm tích luỹ của các em. Trong quá trình trao đổi, những mối liên hệ

giữa các hiện tượng kỹ thuật công nghệ riêng lẻ được làm sáng tỏ, những biện pháp thực hiện các thao tác chế tạo sản phẩm được mô tả rõ nét hơn.

Cách tiến hành các dạng trao đổi khác nhau trong bài học ở xưởng trường tương tự như việc vận dụng phương pháp trao đổi trong các môn học đại cương. Đặc điểm của việc trao đổi trong các giờ học ở xưởng trường là không dài dòng, cần cô đọng cả

về câu hỏi và câu trả lời để khỏi ảnh hưởng tới công tác thực hành. Phương pháp này luôn được kết hợp với những phương pháp khác trong tiến trình bài học.

5.4.2. Các công tác thí nghim

Công tác thí nghiệm là phần gắn bó hữu cơ của bài học lao động nhằm thông báo những kiến thức kỹ thuật, công nghệ học. Nó thường được bố trí sau khi giải thích tài liệu hay bắt đầu sự giải thích để dẫn dắt học sinh hình thành các kết luận lý thuyết.

Chương trình giảng dạy kỹ thuật trong xưởng trường ứng với mỗi năm học thường có 3 đến 4 bài thí nghiệm. Những bài này có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển các kiến thức kỹ thuật của học sinh cũng như việc thực hiện mối quan hệ giữa bài học trong xưởng với các kiến thức vật lý, hoá học, toán, sinh vật học.

Chất lượng của các công tác thí nghiệm và mức độ hữu hiệu của nó trong quá trình học tập phụ thuộc chủ yếu vào việc xác định một cách đúng đắn nội dung thí nghiệm, khâu chuẩn bị và tổ chức tiến hành trước và trong khi thực hiện. Mỗi công tác thí nghiệm đều có những đặc điểm riêng xuất phát từ nội dung tài liệu học tập, song chúng ta cần lưu ý tới những yêu cầu sau :

Trước khi tiến hành thí nghiệm, cần cung cấp cho học sinh những khái niệm rõ ràng về mục đích công việc, thái độ tiến hành và trình tự ghi chép kết quả.

Công tác thí nghiệm chỉ có thểđạt được hiệu quả tốt khi nhiệm vụđặt ra phù hợp với việc nghiên cứu các hiện tượng (chẳng hạn tìm hiểu tính chất của nguyên liệu hoặc những thí nghiệm đòi hỏi phải xác định đặc trưng về số lượng như xác định độ ẩm, độ

dẫn điện của nguyên liệu, của gỗ). Những công tác thí nghiệm dạng thứ nhất thường dễ tiến hành hơn, do đó chúng được đưa vào giai đoạn đầu của khoá học, năm học. Các công việc ở dạng thứ hai, do tính chất phức tạp của nó, để tiến hành chúng, đòi hỏi công tác chuẩn bị phải kĩ càng, thận trọng và chính xác. Trong chương trình lao động kỹ thuật ở xưởng trường, thường các công tác thí nghiệm ở dạng thứ hai ít hơn dạng thứ nhất.

Về công tác tổ chức, giáo viên cần suy nghĩ việc thành lập các nhóm học sinh trong giờ giảng để làm sao cho mỗi em đều có điều kiện tích cực tham gia vào quá trình học tập. Ngoài ra còn có thể tổ chức những bài thí nghiệm, trong đó, mỗi học sinh phải tự mình tham gia tiến hành tất cả các giai đoạn của bài tập. Những bài thí nghiệm như vậy sẽ tạo điều kiện để tính tích cực độc lập của học sinh được phát huy. Nếu như bài thí nghiệm được cả lớp tiến hành theo cùng một công việc, nhiệm vụ trao cho mỗi học sinh và từng nhóm là như nhau thì giáo viên phải quan tâm nhiều tới số

lượng thiết bị học tập để tiến hành thí nghiệm. Các bài học thí nghiệm ở xưởng trường thường đòi hỏi những dụng cụ rất đơn giản như mẫu các loại gỗ, kim loại, thước panme... Rất nhiều dụng cụ và thiết bị thí nghiệm học sinh có thể tự chế tạo được.

Tuỳ thuộc và tính chất, nội dung công việc thí nghiệm, những giờ học này có thể được tổ chức trong xưởng trường, trong các phòng học bộ môn khác như vật lý, sinh học, hoá học.

Trước ngày có bài thí nghiệm, giáo viên cần đề ra cho học sinh những bài tập nhằm ôn lại tài liệu lý thuyết có liên quan tới công việc sắp tới. Bài tập sẽđược bắt đầu

bằng việc kiểm tra những kiến thức này. Sau khi giải thích về mục đích công việc, giáo viên sẽ giới thiệu cho học sinh các dụng cụ và thiết bị, nguyên liệu cần thiết dùng cho việc thí nghiệm, những giai đoạn làm việc và trình tự trình bày các kết quả thu hoạch

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP VÀ GIẢNG DẠY KỸ THUẬT TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG potx (Trang 155 - 184)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)