Thẻ tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà (Trang 81 - 94)

a. Đối tượng, kỳ tính giá thành sản phẩm

Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc từng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất và hoàn thành. Kế toán chi phí và giá thành tại công ty tính tổng giá thành, giá thành đơn vị. ở Công ty Cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà vì quy trình sản xuất vỏ bao trải qua rất nhiều giai đoạn nên đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm từng công đoạn và thành phẩm ở công đoạn cuối cùng, đó là từng loại sợi, vải, manh, bao phôi và vỏ bao.

Kỳ tính giá thành hiện nay của Công ty là từng tháng.

b. Phương pháp tính giá thành sản phẩm

Để sản xuất ra vỏ bao hoàn chỉnh thì phải trải qua 5 công đoạn kéo sợi, dệt vải, phức hợp, dựng bao và may. Sản phẩm vỏ bao có rất nhiều loại, với mỗi loại vỏ bao thì các yêu cầu kỹ thuật ở từng công đoạn cũng khác nhau, do yêu cầu của khách hàng và tùy theo từng loại sản phẩm, tùy vào đặc tính công dụng của vỏ bao. Chính vì vậy công tác tính giá thành sản phẩm ở Công ty là khá phức tạp. Để tính giá thành sản phẩm, công ty sử dụng phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm.

CP NVL từng loại sợi

CP chung của công đoạn kéo sợi phân bổ cho

từng loại sợi

Giá thành từng loại sợi

Giá thành sợi Giá thành vải

PP

Giá thành manh KP

CP chung của công đoạn dựng bao phân bổ cho từng loại ống bao CP chung của công đoạn phức phân bổ cho từng loại manh CP chung của công đoạn dệt phân bổ cho từng loại vải Giá thành bao phôi

CP chung của công đoạn may phân bổ cho từng loại

vỏ bao Giá thành từng loại vải PP Giá thành từng loại manh KP Giá thành từng

loại bao phôi Giá thành từng loại

vỏ bao

CP chung của tất cả công đoạn phân bổ cho từng

loại vỏ bao + = CP VLP của từng loại manh + = + + = CP VLP của từng loại bao phôi

+

+

=

CP phát sinh thêm riêng cho từng loại bao

+ +

+

= Phế liệu thu hồi

-

Phế liệu thu hồi -

Phế liệu thu hồi

- -

* Công đoạn 1: Kéo sợi

Trong công đoạn này, nguyên vật liệu đầu vào bao gồm các loại nhựa như nhựa PP kéo sợi, nhựa Taical, nhựa sủi, nhựa tái sinh... sản phẩm đầu ra là những loại sợi như sợi ChinFon, sợi Thanh Ba, sợi Hoàng Mai, sợi Hoàng Thạch... Để tính giá thành từng loại sợi Công ty xác định chi phí nguyên vật liệu, chi phí chung của công đoạn kéo sợi phân bổ cho từng loại và số phế đầu ra thu hồi được của từng loại

- Chi phí nguyên vật liệu: Để xác định chi phí nguyên vật liệu của từng loại sợi, nhân viên tính giá thành căn cứ vào số lượng từng loại nguyên vật liệu tiêu hao cho từng loại sợi và đơn giá xuất bình quân trong kỳ của từng loại nguyên vật liệu đó.

- Phế đầu ra thu hồi:

Giá trị của phế đầu ra = Khối lượng phế đầu ra x Giá 1 kg phế liệu (5.000 đ/kg) - Chi phí chung của công đoạn kéo sợi: Chi phí chung của công đoạn kéo sợi bao gồm chi phí công nhân trực tiếp sản xuất sợi, chi phí điện sản xuất sợi, chi phí vật tư sửa chữa, chi phí khấu hao máy kéo sợi và tạo hạt. Sau khi tập hợp công ty sẽ tiến hành phân bổ chi phí này cho từng loại sợi, tiêu thức để phân bổ là dựa vào khối lượng sợi hoàn thành trong kỳ.

Ví dụ: Trong công đoạn kéo sợi để tạo ra sợi ChinFon thì nguyên vật liệu đầu vào bao gồm: nhựa PP kéo sợi, nhựa Taical, nhựa sủi.

- Máy FY110

Khối lượng sợi ChinFon sản xuất được từ máy FY110 trong kỳ là: 17.793 kg

Khối lượng nguyên vật liệu tiêu hao để sản xuất sợi ChinFon trong tháng 2/2008 là: Nhựa PP kéo sợi: 16.860,4 kg  Giá trị : 16.860,4 x 20.302,58 = 342.309.620 đ

 Giá trị nhựa PP kéo sợi/1kg sợi CF: 342.309.620/17.793 = 19.238,4 đ/kg Nhựa Taical: 1.014,6 kg  Giá trị : 1.014,6 x 4.465,18 = 4.530.375 đ

 Giá trị nhựa Taical/1kg sợi CF: 4.530.375/17.793 = 254,6 đ/kg Nhựa sủi: 203,3 kg  Giá trị : 203,3 x 14.100 = 2.866.530 đ

 Giá trị nhựa sủi/1kg sợi CF: 2.866.530/17.793 = 161,1 đ/kg Trong đó phế đầu ra là: 279 kg  Giá trị : 279 x 5.000 = 1.395.000 đ

 Giá trị phế/1kg sợi CF: 1.395.000 /17.793 = 78,4 đ/kg

các khoản trích theo lương BHYT, BHXH, KPCĐ, khấu hao máy kéo sợi, máy tạo hạt, điện sản xuất ... của công đoạn kéo sợi phân bổ cho sợi ChinFon FY110 là:

Điện sản xuất: 356,3đ/kg

Lương CNTT: 282,9đ/kg

Trích theo lương: 98,8đ/kg

KH máy kéo sợi, tạo hạt: 894,0đ/kg

 Giá thành 1 đơn vị sản phẩm sợi ChinFon máy FY110 là:

(19.238,4 + 254,6 + 161,1) – 78,4 + (356,3 + 282,9 + 98,8 + 894,0) = 21.207,7 đ/kg

- Máy JP 90 Tính tương tự như trên ta có

Giá thành 1 đơn vị sản phẩm sợi ChinFon máy JP 90 là: 20.235,1 đ/kg

 Như vậy, giá thành 1 đơn vị sản phẩm sợi ChinFon bình quân là: 21.207,7 x 17.793 + 20.235,1 x 11.548

= 28.824,9 đ/kg 17.793 + 11.548

* Công đoạn 2: Dệt

Trong công đoạn này, nguyên vật liệu đầu vào là các loại sợi như sợi ChinFon, sợi Thanh Ba, sợi Hoàng Mai, sợi Hoàng Thạch... Sản phẩm đầu ra là những loại vải được dệt ra từ từng loại sợi tương ứng như vải ChinFon, vải Thanh Ba, vải Hoàng mai, vải Hoàng Thạch... Để tính giá thành từng loại vải Công ty xác định chi phí sợi, chi phí chung của công đoạn dệt phân bổ cho từng loại vải và số phế liệu đầu ra thu hồi được của từng loại.

- Chi phí sợi: Để xác định chi phí sợi, nhân viên tính giá thành căn cứ vào số lượng từng loại sợi tiêu hao và giá thành tính được của từng loại sợi trong công đoạn trước.

- Phế đầu ra thu hồi:

Giá trị của phế liệu đầu ra = Khối lượng phế liệu đầu ra x Giá 1 kg phế liệu (5.000 đ/kg)

- Chi phí chung của công đoạn dệt: Chi phí chung của công đoạn dệt bao gồm chi phí công nhân trực tiếp dệt vải, chi phí điện sản xuất, chi phí vật tư sửa chữa, chi phí khấu hao máy dệt. Sau khi tập hợp công ty sẽ tiến hành phân bổ chi phí này cho từng loại vải, tiêu thức để phân bổ là dựa vào khối lượng vải hoàn thành trong kỳ.

Ví dụ: Trong công đoạn dệt để tạo ra vải ChinFon thì nguyên vật liệu đầu vào là: sợi ChinFon

- Máy mới:

Khối lượng vải dệt được trong kỳ là: 12.500 kg Chi phí sợi ChinFon trong để dệt vải là:

Sợi ChinFon: 12.513 kg  Giá trị : 12.513 x 28.824,9 = 260.577.859 đ

 Giá trị sợi CF/1kg vải CF: 260.577.859/12.500 = 20.846,2 đ/kg Trong đó phế đầu ra là: 12,8 kg  Giá trị : 12,8 x 5.000 = 64.000 đ

 Giá trị phế/1kg vải CF: 64.000/12.500 = 5,1 đ/kg

Chi phí chung của công đoạn dệt bao gồm tiền lương công nhân trực tiếp, các khoản trích theo lương, khấu hao máy dệt, điện sản xuất ... của công đoạn dệt phân bổ cho vải ChinFon máy mới là:

Điện sản xuất: 433,0 đ/kg

Lương CNTT: 510,3 đ/kg

Trích theo lương: 276,7 đ/kg

Khấu hao máy dệt mới: 792,2 đ/kg

 Giá thành 1 đơn vị sản phẩm vải ChinFon máy mới là:

20.846,2 – 5,1 + (433,0 + 510,3 + 276,7 + 792,2) = 22.853,3 đ/kg

- Máy cũ: Khối lượng vải ChinFon sản xuất được từ máy cũ trong kỳ là: 24.166 kg Tương tự như cách tính ở trên, kế toán tính ra

Giá thành 1 đơn vị sản phẩm vải ChinFon máy cũ là: 22.215,9 đ/kg

 Như vậy, giá thành 1 đơn vị sản phẩm vải ChinFon bình quân là:

22.853,3 x 12.500 + 22.215,9 x 24.166 = 22.433,2 đ/kg 12.500 + 24.166

* Công đoạn 3: Phức

Trong công đoạn này, nguyên vật liệu đầu vào là các loại vải như vải ChinFon, vải Thanh Ba, vải Hoàng Mai, vải Hoàng Thạch... và một số nguyên vật liệu khác như nhựa PP tráng màng, nhựa Bicoat, nhựa Mỹ, nhựa LDPE, giấy... sản phẩm đầu ra là những loại manh được tạo ra từ từng loại vải tương ứng như manh ChinFon, manh Thanh Ba, manh Hoàng mai, manh Hoàng Thạch... Để tính giá thành từng loại manh

Công ty xác định chi phí vải, chi phí vật liệu phụ, chi phí chung của công đoạn dệt phân bổ cho từng loại vải và số phế đầu ra thu hồi được của từng loại.

- Chi phí vải: Để xác định chi phí vải, nhân viên tính giá thành căn cứ vào số lượng từng loại vải tiêu hao và giá thành tính được của từng loại vải trong công đoạn trước.

- Phế liệu đầu ra thu hồi:

Giá trị của phế liệu đầu ra = Khối lượng phế liệu đầu ra x Giá 1 kg phế liệu

- Chi phí vật liệu phụ: Để xác định chi phí vật liệu phụ của từng loại manh, nhân viên tính giá thành căn cứ vào số lượng từng loại nguyên vật liệu tiêu hao cho từng loại manh và đơn giá xuất bình quân trong kỳ của từng loại nguyên vật liệu đó.

- Chi phí chung của công đoạn phức: Chi phí chung của công đoạn phức bao gồm chi phí công nhân trực tiếp, chi phí điện sản xuất, chi phí vật tư sửa chữa, chi phí khấu hao máy phức. Sau khi tập hợp công ty sẽ tiến hành phân bổ chi phí này cho từng loại manh, tiêu thức để phân bổ là dựa vào khối lượng manh hoàn thành trong kỳ.

Ví dụ Trong công đoạn phức để tạo ra manh ChinFon thì nguyên vật liệu đầu vào là:vải CF, nhựa PP tráng màng, nhựa Mỹ, nhựa Bicoat, nhựa LDPE, giấy VN, dầu silicol.

Khối lượng manh ChinFon sản xuất được trong kỳ là: 6.925 kg

Khối lượng nguyên vật liệu tiêu hao để sản xuất manh ChinFon trong tháng 2 là: Vải ChinFon: 3.090,0 kg  Giá trị : 22.433,2 x 3.090,0 = 69.318.515 đ

 Giá trị vải CF/1kg manh CF: 69.318.515/6.925 = 10.009,9 đ/kg Nhựa PP tráng màng: 378,0 kg  Giá trị : 378,0 x 21.910,3 = 8.282.100 đ

 Giá trị nhựa PPTM/1kg manh CF: 8.282.100/6.925 = 1.196,0 đ/kg Nhựa Mỹ: 377,0 kg  Giá trị : 377,0 x 21.910,3 = 8.260.189 đ

 Giá trị nhựa Mỹ/1kg manh CF: 8.260.189/6.925 = 1.192,8 đ/kg Nhựa Bicoat: 211,0 kg  Giá trị : 211,0 x 10.308,7 = 2.175.137 đ

 Giá trị nhựa Bicoat/1kg manh CF: 2.175.137/6.925 = 314,1 đ/kg Nhựa LDPE: 3.002,0 kg  Giá trị : 3.002,0 x 21.122,8 = 612.562 đ

Giấy VN: 3.002,0 kg  Giá trị : 3002,0 x 5.909,1 = 17.739.091 đ

 Giá trị giấy VN/1kg manh CF: 17.739.091/6.925 = 2.561,6 đ/kg Dầu Silicol: 750,0 kg  Giá trị : 750,0 x 74,0 = 55.500 đ

 Giá trị dầu Silicol/1kg manh CF: 55.500/6.925 = 8,0 đ/kg

Chi phí chung của công đoạn phức bao gồm tiền lương công nhân trực tiếp, các khoản trích theo lương, khấu hao máy phức, điện sản xuất ... của công đoạn phức phân bổ cho manh ChinFon là:

Điện sản xuất: 113,2 đ/kg

Lương CNTT: 88,6 đ/kg

Trích theo lương: 58,0 đ/kg

 Giá thành 1 đơn vị sản phẩm manh ChinFon là:

10.009,9 + (1.196,0 + 1.192,8 + 314,1 + 88,5 + 2.561,6 + 8,0) + (113,2 + 88,6 + 58,0) = 15,630,6 đ/kg

* Công đoạn 4: Dựng bao

Trong công đoạn này, nguyên vật liệu đầu vào là các loại manh như manh ChinFon, manh Thanh Ba, manh Hoàng Mai, manh Hoàng Thạch... và một số nguyên vật liệu khác như nhựa PP tráng màng, nhựa mới, nhựa HDPE, giấy, mực... sản phẩm đầu ra là những loại bao phôi được tạo ra từ từng loại manh tương ứng. Để tính giá thành từng loại bao phôi Công ty xác định chi phí manh, chi phí vật liệu phụ, chi phí chung của công đoạn dựng bao phân bổ cho từng loại manh và số phế đầu ra thu hồi được của từng loại.

- Chi phí manh: Để xác định chi phí manh, nhân viên tính giá thành căn cứ vào khối lượng từng loại manh tiêu hao và giá thành tính được của từng loại manh trong công đoạn trước.

- Phế liệu đầu ra thu hồi:

Giá trị của bao phế liệu đầu ra = Số lượng bao phế liệu đầu ra x Giá 1 bao phế liệu (1.000 đ/cái)

- Chi phí vật liệu phụ: Để xác định chi phí vật liệu phụ của từng loại bao phôi, nhân viên tính giá thành căn cứ vào số lượng từng loại nguyên vật liệu tiêu hao cho từng loại bao phôi và đơn giá xuất bình quân trong kỳ của từng loại nguyên vật liệu

đó.

- Chi phí chung của công đoạn dựng bao: Chi phí chung của công đoạn dựng bao bao gồm chi phí công nhân trực tiếp, chi phí điện sản xuất, chi phí vật tư sửa chữa, chi phí khấu hao máy dựng bao. Sau khi tập hợp công ty sẽ tiến hành phân bổ chi phí này cho từng loại bao, tiêu thức để phân bổ là dựa vào số lượng bao phôi hoàn thành trong kỳ.

Ví dụ Trong công đoạn dựng bao để tạo ra bao phôi ChinFon thì nguyên vật liệu đầu vào là: manh ChinFon, nhựa PP tráng màng, nhựa Mới, giấy HVT, mực. Khối lượng bao phôi ChinFon sản xuất được trong kỳ là: 250.000 cái

Khối lượng nguyên vật liệu tiêu hao để sản xuất bao phôi ChinFon trong tháng 2 là: Manh ChinFon: 32.715,0 kg  Giá trị : 32.715,0 x 15,630,6 = 511.355.931 đ

 Giá trị manh CF/1bao phôi CF: 511.355.931/250.000 = 2.045,4 đ/cái Nhựa PP tráng màng: 212,0 kg  Giá trị : 212,0 x 21.910,3 = 4.644.987 đ

 Giá trị nhựa PPTM/1bao phôi CF: 4.644.987/250.000 = 18,6 đ/cái Nhựa Mới: 212,0 kg  Giá trị : 212,0 x 12.896,7 = 2.734.091 đ

 Giá trị nhựa Mới/1 bao phôi CF: 2.734.091/250.000 = 10,9 đ/cái

Giấy HVT: 15.269,0 kg  Giá trị : 15.269,0 x 7.318,2 = 111.741.318 đ

 Giá trị giấy HVT/1 bao phôi CF:111.741.318/250.000 = 447,0 đ/cái Mực đỏ: 27,0 kg  Giá trị : 27,0 x 33.098,4 = 893.656 đ

 Giá trị mực đỏ/1bao phôi CF: 893,656/250.000 = 3,6 đ/cái Mực xanh: 16,0 kg  Giá trị : 16,0 x 35.543,0 = 568.688 đ

 Giá trị mực xanh/1bao phôi CF: 568.688/250.000 = 2,3 đ/cái Mực đen: 20,0 kg  Giá trị : 20,0 x 29.187,5 = 583.750 đ

 Giá trị mực đen/1bao phôi CF: 583.750/250.000 = 2,3 đ/cái Trong đó bao phế đầu ra là: 1.789 cái  Giá trị : 1.789 x 1.000 = 1.789.000 đ

 Giá trị phế/1 bao phôi CF: 1.789.000/250.000 = 7,2 đ/cái

Chi phí chung của công đoạn dựng bao bao gồm tiền lương công nhân trực tiếp, các khoản trích theo lương, khấu hao máy dựng bao, điện sản xuất ... của công đoạn dựng bao phân bổ cho bao phôi ChinFon là:

Lương CNTT: 8,9 đ/cái Trích theo lương: 4,7 đ/cái Khấu hao máy dựng bao 84,6 đ/cái

 Giá thành 1 đơn vị sản phẩm bao phôi ChinFon là:

2.045,4 + (18,6 + 10,9 + 447,0 + 3,6 + 2,3 + 2,3) - 7,2 + (2,4 + 8,9 + 4,7 + 84,6) = 2.623,6 đ/cái

* Công đoạn 5: May

Trong công đoạn này, nguyên vật liệu đầu vào là các loại bao phôi như ChinFon, Thanh Ba, Hoàng Mai, Hoàng Thạch... và một số nguyên vật liệu khác phát sinh do yêu cầu của từng loại như mực, chỉ nẹp ... sản phẩm đầu ra là những loại vỏ bao được tạo ra từ từng loại ống bao tương ứng. Để tính giá thành từng loại vỏ bao Công ty xác định chi phí bao phôi, chi phí phát sinh thêm riêng cho từng loại, chi phí chung của công đoạn may phân bổ cho từng loại manh, chi phí chung của các công đoạn phân bổ cho từng loại vỏ bao.

- Chi phí bao phôi: Để xác định chi phí bao phôi, nhân viên tính giá thành căn cứ vào số lượng từng loại bao phôi và giá thành tính được của từng loại bao phôi

Một phần của tài liệu Hoàn thiện Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà (Trang 81 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w