Đặc điểm về thị trường lao động

Một phần của tài liệu CD- hoàn thiện công tác trả lương tại công ty cổ phần may 19- CQ461987- Lê Thị Thanh Nhàn.DOC (Trang 25 - 26)

4. Một số đặc điểm kinh tế kĩ thuật ảnh hưởng tới công tác trả lương, trả

4.2.1.Đặc điểm về thị trường lao động

Công ty đóng trên địa bàn Hà Nội, điều này tạo ra rất nhiều thuận lợi nhưng cũng tạo ra không ít những khó khăn cho hoạt động của công ty nói chung và công tác trả lương, trả thưởng nói riêng.

- Thuận lợi: Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn thứ hai của nước ta. Chính vì vậy hàng năm có một lượng lớn lao động từ ngoại tỉnh đổ vào Hà Nội. Hơn nữa rất nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp dạy nghề tập trung tại đây nên công ty có một nguồn cung lao động tương đối dồi dào, thuận lợi cho việc thu hút những lao động giỏi có trình độ tay nghề.

- Khó khăn: Ngành may là một trong những ngành phát triển mũi nhọn của nước ta nên số lượng các doanh nghiệp trong ngành may càng ngày càng tăng lên. Chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội đã xuất hiện rất nhiều tên tuổi lớn như công ty May 10, Công ty May Thăng Long, công ty Hanosimex…Ngoài ra còn rất nhiều công ty nhỏ mới hoạt động. Chính việc tăng lên về số lượng đã khiến cho sự cạnh tranh giữa các công ty tăng lên. Không chỉ về mặt thị trường, khách hàng mà còn về cả việc thu hút lao động có trình độ tay nghề. Nếu công ty không trả lương thỏa đáng cũng như tạo môi trường làm việc tốt cho người lao động thì họ sẽ bỏ sang làm cho các công ty khác trong ngành với mức lương cao hơn. Điều này tạo ra một thách thức không nhỏ cho công ty trong công tác trả lương, trả thưởng để giữ chân người lao động. Nếu không có

chính sách trả lương hợp lý thì công ty sẽ tự đánh mất những người lao động hiện thời, thêm vào đó lại mất thêm một khoản chi phí khác để tuyển dụng và đào tạo lại người lao động mà năng suất làm việc vẫn không bằng.

Hơn nữa, Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, hoạt động sản xuất của cả nền kinh tế nước ta được mở rộng. Cho nên, công ty không chỉ gặp sự cạnh tranh về vấn đề lao động ở những công ty trong ngành mà còn cả các công ty ngoài ngành. Rất nhiều khu công nghiệp mọc lên, nhiều việc làm hơn cho người lao động lựa chọn. Họ có thể tìm đến những ngành nghề có doanh thu, lợi nhuận cao hơn ngành may và nếu không chú ý tới vấn đề này thì rất dễ xảy ra tình trạng thiếu nhân lực ở các doanh nghiệp dệt may. Khi thị trường lao động có nhiều biến động thì công tác tiền lương là nhân tố quyết định tới sự gắn bó của ngừoi lao động với công ty. Trả lương cao không những thu hút được lực lượng lao động mới có tay nghề tốt, mà còn tạo được động lực cho người lao động. Nhưng ngược lại, trả lương thấp chậm, người lao động sẽ không còn nhiệt tình với công việc nữa làm giảm năng suất lao động từ đó dẫn đến chậm tiến độ sản xuất, gia tăng chi phí, làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập thì công ty phải quan tâm đến lợi nhuận. Nhưng với tư cách là một tế bào của xã hội, công ty lại phải quan tâm đến những vấn đề của xã hội đang xảy ra bên ngoài doanh nghiệp. Do đó, khi nghiên cứu về định mức tiền lương, công ty còn phải quan tâm đến các vấn đề lương bổng trên thị trường, chi phí sinh hoạt, các tổ chức công đoàn, xã hội, nền kinh tế và cả đến hệ thống pháp luật v.v... Chỉ riêng về yếu tố luật pháp, chính sách lương bổng cũng phải tuân theo luật lệ của nhà nước.

Một phần của tài liệu CD- hoàn thiện công tác trả lương tại công ty cổ phần may 19- CQ461987- Lê Thị Thanh Nhàn.DOC (Trang 25 - 26)