2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hòan thiện công tác trả lương tại công
2.1.2.2. Hoàn thiện công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm
Công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm rất quan trọng trong công tác trả lương vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm tính lương của người lao động. Nó cần được tiến hành ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất chứ không chỉ ở khâu cuối cùng, khâu hoàn thành sản phẩm. Hình thức trả lương theo sản phẩm dựa trực tiếp vào kết quả lao động của người công nhân đó là số lượng và chất lượng sản phẩm mà người lao động hoàn thành. Vì vậy, muốn trả lương một cách chính xác và công bằng thì công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm phải được tiến hành một cách thường xuyên, đầy đủ, tỉ mỉ.
Để nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm, công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Áp dụng triệt để, thống nhất và thường xuyên hệ thống quản lý chất lương ISO 9001:2000.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ KCS nắm vững các tiêu chuẩn, kĩ thuật cơ bản trong kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm. Tốt nhất là bố trí những cán bộ được đào tạo cơ bản, có chuyên môn nghiệp vụ về kiểm tra nghiệm thu sản phẩm chứ không phải là các nhân viên của các xí nghiệp được cử ra làm KCS. Nếu như vậy, sự kiểm tra chỉ mang tính hình thức chủ quan.
- Trang bị những máy móc kiểm tra tiêu chuẩn kĩ thuật hiện đại nhằm giảm thiểu sự sai sót của con người.
- Công khai các tiêu chí sai hỏng tới từng người lao động để họ nắm rõ và sửa chữa, khắc phục ngay nếu thấy sản phẩm mình làm ra có sai hỏng.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm sau mỗi công đoạn hoàn thành và cả quá trình trước khi mang đến cho khách hàng. Quá trình này phải được tiến hành liên tục sau mỗi ca làm việc của từng phân xưởng để biết được trách nhiệm thuộc về khâu nào trong quy trình sản xuất chứ không để đến cuối cùng mới phát hiện ra khi sản phẩm đã qua tất cả công đoạn của quá trình sản xuất mà không xác định được lỗi ở công đoạn nào. Kiểm tra ngay từ đầu các nguyên liệu đầu vào xem có đảm bảo chất lượng theo yêu cầu hay không, nếu không có thể gửi trả lại ngay và đòi hỏi phải cung cấp đúng những nguyên phụ liệu theo yêu cầu. Có như vậy mới đảm bảo được chất lượng sản phẩm được tạo sau này.
- Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm phải được tiến hành một cách nhanh chóng nhất để không gây nên gián đoạn hay chậm trễ ở các công đoạn sản xuất.
2.1.2.3. Hoàn thiện phương pháp tính lương theo sản phẩm
Để khắc phục tình trạng mã hàng biến động không ổn định, khối lượng sản phẩm nhỏ khó định mức năng suất lao động cho từng công đoạn, công ty có thể áp dụng phương pháp khoán tỉ trọng tiền lương theo doanh thu từng công đoạn.
Đơn giá tiền lương cho 1 sản phẩm trên công đoạn
Lương cấp bậc công việc ngày của công đoạn + các khoản phụ cấp ĐG = (1) Sản lượng định mức 1 ca
Với sản phẩm gia công:
Trong 52% doanh thu gia công sẽ chi 8% quản lý và phục vụ còn 44% chi cho các công đoạn còn lại
Công thức tính đơn giá tiền lương công đoạn thứ i như sau: ĐGTL 1 công đoạn
may i =
(2)
DT tiền gia công x 1 mã hàng
% tiền lương cho công đoạn in
Hao phí Lao động công x
Tổng hao phí của công đoạn may quy đổi
Trong đó:
Tổng hao phí của công đoạn may quy đổi =
(3)
Tổng hao phí lao động
công đoạn i x Cấp bậc công việc i Công thức tính tiền lương cho công nhân may
VCN = ∑ ( Ti x QJ) x ĐG
Trong đó:
VCN : tiền lương công nhân theo sản phẩm
Ti: thời gian hao phí cần thiết để hoàn thành bước công việc thứ i của sản phẩm thứ j đã được quy chuẩn.
Qj: số lượng sản phẩm thứ j người công nhân làm được ĐG: đơn giá tiền lương cho 1 giây chuẩn
Với công thức tính lương mới này, công ty sẽ không cần mất nhiều thời gian trong việc xây dựng đơn giá tiền lương cho các mã hàng khác nhau. Tất cả các mã hàng sẽ được tính theo cùng một công thức chung- công thức (1). Đồng thời, trong công thức tính lương cũng đã tính tới yếu tố bậc thợ. Điều này sẽ khắc phục được tình trạng công nhân có cấp bậc trình độ khác nhau mà cùng một số lượng sản phẩm thì mức lương vẫn giống nhau.
Để khắc phục vấn đề quy đổi phức tạp trong tính lương lũy tiến, công ty nên chỉ áp dụng hình thức này ở những khâu yếu của toàn bộ dây chuyền sản xuất nhằm “kích” hoạt động này vượt qua mức bình thường, có thể đảm bảo cân đối được với các bộ phận khác trong công ty.