Kinh doanh tái bảo hiểm

Một phần của tài liệu Bản công bố thông tin (Trang 30 - 34)

d) Bảo hiểm tài sản kỹ thuật d.1 Bảo hiểm xây dựng lắp đặt

6.1.2. Kinh doanh tái bảo hiểm

Tái bảo hiểm là việc chuyển giao một phần rủi ro từ công ty bảo hiểm gốc sang các nhà tái bảo hiểm. Với chức năng của mình, tái bảo hiểm giúp các công ty bảo hiểm gốc có thể cấp các đơn bảo hiểm có số tiền bảo hiểm lớn hơn rất nhiều so với năng lực tài chính của mình. Khi có tổn thất, công ty bảo hiểm gốc có thể thu đòi từ các nhà nhận tái bảo hiểm số tiền bồi thường tương ứng với mức độ tham gia của các nhà tái bảo hiểm. Từ khía cạnh này có thể thấy, tái bảo hiểm đảm bảo an toàn về tài chính cho công ty bảo hiểm gốc.

Theo Thông tư của Bộ Tài chính số 86/2009/TT-BTC ngày 28/04/2009 sửa đổi bổ sung một số điểm của TT 155/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/03/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh Bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được phép giữ lại mức trách nhiệm tối đa trên mỗi rủi ro hoặc trên mỗi tổn thất riêng lẻ không quá 5% tổng số nguồn vốn chủ sở hữu.

Là công ty bảo hiểm phi nhân thọ, ngoài kinh doanh bảo hiểm gốc SVIC còn thực hiện kinh doanh tái bảo hiểm: nhận và nhượng tái bảo hiểm đối với tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ.SVIC đã thiết lập quan hệ hợp tác với nhiều công ty tái bảo hiểm uy tín trên thế giới như CCR, Tokyo Marine, Mapre Spain, Everest Re, QBE, Chartis…Đồng thời, SVIC cũng chú trọng phát triển quan hệ hợp tác với Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo

hiểm Quốc gia Việt Nam (VINARE) và các công ty bảo hiểm trong nước nhằm phát triển hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm.

Nhận tái bảo hiểm:

Nhận tái bảo hiểm: là việc SVIC nhận một phần rủi ro đã được bảo hiểm từ một công ty bảo hiểm gốc khác. Trong trường hợp này, SVIC được hưởng số phí từ công ty bảo hiểm gốc nhằm mục đích kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm.

Bảng 9: Cơ cấu thu phí nhận tái bảo hiểm

Đơn vị: VNĐ

Nghiệp vụ Giá trịNăm 2010Tỷ trọng Giá trịNăm 2011Tỷ trọng

Bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người 317.599.307 3,93% 565.051.333 3,91% Bảo hiểm tài sản và kỹ thuật 4.515.169.207 55,93% 8.590.594.790 59,38% Bảo hiểm hàng hóa 41.797.080 0,52% 165.429.272 1,14% Bảo hiểm hàng không 428.534.610 5,31% 331.654.278 2,29% Bảo hiểm xe cơ giới 13.000.000 0,16% 105.607.390 0,73% Bảo hiểm cháy nổ 1.132.356.801 14,03% 1.750.184.084 12,10% Bảo hiểm tàu 1.147.078.648 14,21% 2.045.504.907 14,14% Bảo hiểm trách nhiệm chung 478.063.654 5,92% 913.432.417 6,31%

Tổng cộng 8.073.599.307 100% 14.467.458.471 100%

Biểu đồ 7: Cơ cấu thu phí nhận tái bảo hiểm năm 2010

Biểu đồ 8: Cơ cấu thu phí nhận tái bảo hiểm năm 2011

Bên cạnh việc với việc duy trì, nâng cao uy tín, thương hiệu với các đối tác hiện tại, SVIC tiếp tục tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác mới, đặc biệt là các công ty bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, các nhà tái bảo hiểm trong và ngoài nước, nhằm học hỏi kinh nghiệm, phát triển và đa dạng hóa nghiệp vụ nhận tái bảo hiểm.

Hoạt động nhận tái bảo hiểm của SVICgóp phần đa dạng hoá nguồn doanh thu cho SVIC, doanh thu từ hoạt động này chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 3,4% tổng doanh thu, trong đó phí nhận tái bảo hiểm từ sản phẩm bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại chiếm tỷ trọng lớn nhất với tỷ lệ 56% năm 2010 và 60% năm 2011. Các sản phẩm bảo hiểm khác chiếm tỷ trong nhỏ trong tổng phí nhận tái bảo hiểm.

Kết quả kinh doanh nhận tái bảo hiểm của SVIC trong thời gian qua khá tốt, tỷ lệ bồi thường nhận tái bảo hiểm bình quân chỉ ở mức15% doanh thu phí nhận tái bảo hiểm trong năm 2010, đem lại hiệu quả chung cho toàn Tổng Công ty. Năm 2011, SVIC chủ trương tập trung nhận tái bảo hiểm các nghiệp vụ có tỷ lệ tổn thất nhỏ như bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm thuộc nghiệp vụ tai nạn hỗn hợp. Cùng với mục tiêu kiểm soát rủi ro theo hướng hiệu quả, hoạt động kinh doanh tăng trưởng và phát triển bền vững, SVIC tiếp tục đặt ra mục tiêu khống chế tỷ lệ bồi thường ở mức thấp và đã đạt được mục tiêu này khi tỷ lệ bồi thường nhận tái bảo hiểm năm 2011 chỉ chiếm khoảng 8% doanh thu phí.

Bảng 10: Tình hình kinh doanh nhận tái bảo hiểm

Đơn vị: VNĐ

Nghiệp vụ Năm 2010 Năm 2011 6 tháng/2012

Thu phí nhận tái bảo hiểm 8.073.599.307 14.467.458.471 16.476.085.646 Bồi thường nhận tái bảo hiểm 1.229.930.537 1.204.897.949 1.354.592.231

Tỷ lệ bồi thường/Thu phí

nhận tái bảo hiểm 15,23% 8,33% 8,22%

Nguồn: BCTC năm 2010, 2011 và quý 2/2012

Nhượng tái bảo hiểm:

Nhượng tái bảo hiểm: SVIC phân tán rủi ro cho các công ty tái bảo hiểm. Trong trường hợp này, SVIC phải chuyển phí cho các công ty tái bảo hiểm và nhận được từ họ yếu tố đảm bảo và ổn định kinh doanh của mình.

Bảng 11: Cơ cấu phí nhượng tái bảo hiểm

Đơn vị: VNĐ

Nghiệp vụ Năm 2010 Năm 2011

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người 63.571.549 0,09% 161.217.409 0,22% Bảo hiểm tài sản và kỹ thuật 46.730.279.561 66,70% 42.405.791.813 57,38% Bảo hiểm hàng hóa 7.897.933.406 11,27% 8.137.799.440 11,01%

Nghiệp vụ Năm 2010 Năm 2011

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Bảo hiểm xe cơ giới 4.340.614.075 6,20% 2.670.672.578 3,61% Bảo hiểm cháy nổ 3.975.711.678 5,67% 13.330.192.624 18,04% Bảo hiểm tàu 7.051.367.064 10,06% 6.807.609.796 9,21% Bảo hiểm trách nhiệm chung 816.438 0,00% 394.589.319 0,53%

Tổng cộng 70.060.293.771 100% 73.907.872.979 100%

Nguồn: BCTC năm 2010, 2011

Các nhà nhận tái bảo hiểm tham gia Hợp đồng tái bảo hiểm của SVIC được lựa chọn kỹ càng trên cơ sở mức độ chuyên nghiệp và năng lực tài chính của các công ty nhận tái bảo hiểm. Điều này vô cùng quan trọng bởi một công ty nhận tái bảo hiểm có khả năng tài chính tốt mới có thể đáp ứng việc chi trả bồi thường nhanh chóng khi có tổn thất phát sinh.

Cùng với sự tăng trưởng về doanh thu của SVIC thì số lượng các vụ tổn thất cũng gia tăng cả về số lượng và mức độ. Do vậy thu đòi bồi thường nhượng tái bảo hiểm hết sức được chú trọng và thực hiện kịp thời để đảm bảo an toàn tài chính cho Tổng Công ty.

Biểu đồ 9: Cơ cấu nhượng tái bảo hiểm năm 2010

Biểu đồ 10: Cơ cấu nhượng tái bảo hiểm năm 2011

Bảng 12: Tình hình kinh doanh nhượng tái bảo hiểm

Đơn vị: VNĐ

TT Nghiệp vụ Năm 2010 Năm 2011 6 tháng/2012

1 Phí nhượng tái bảo hiểm 70.060.293.771 73.907.872.979 48.305.213.8012 Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm 9.407.124.986 11.941.204.423 4.343.502.786 2 Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm 9.407.124.986 11.941.204.423 4.343.502.786 3 Thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm 21.707.671.038 22.944.648.657 14.587.151.613

Nguồn: BCTC năm 2010, 2011 và quý 2/2012

Một phần của tài liệu Bản công bố thông tin (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w