Phương pháp điều chỉnh: là cách thức nhà nước tác động vào quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của ngành luật đĩ Mỗi ngành luật cũng cĩ phương pháp điều

Một phần của tài liệu Đề cương môn học pháp luật đại cương (Trang 39 - 40)

thuộc phạm vi điều chỉnh của ngành luật đĩ. Mỗi ngành luật cũng cĩ phương pháp điều chỉnh đặc thù. Hai phương pháp điều chỉnh chủ yếu là phương pháp bình đẳng thoả thuận và phương pháp quyền uy phục tùng. Tuỳ thuộc vào tính chất của các quan hệ xã hội, các ngành luật sử dụng một phương pháp hoặc phối hợp cả hai phương pháp này.

Phương pháp bình đẳng - thoả thuận: Nhà nước khơng can thiệp trực tiếp vào các quan hệ pháp luật mà chỉ định ra khuơn khổ và các bên tham gia quan hệ pháp luật cĩ thể thỏa thuận với nhau và trong khuơn khổ đĩ, các bên tham gia quan hệ pháp luật bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ. Ví dụ: phương pháp điều chỉnh đặc thù của Luật dân sự là bình đẳng thỏa thuận. Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý, cĩ quyền tự quyết định việc tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự và tự chịu trách nhiệm đối với việc thực hiện các nghĩa vụ dân sự của mình theo thoả thuận.

Phương pháp quyền uy - phục tùng: một bên trong quan hệ pháp luật (Nhà nước) cĩ quyền ra mệnh lệnh, cịn bên kia phải phục tùng. Ví dụ: phương pháp điều chỉnh đặc thù của Luật Hình là quyền uy phục tùng. Nhà nước sử dụng quyền lực buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà mình đã gây ra thơng qua việc áp dụng hệ thống hình phạt được quy định trong Bộ luật Hình sự.

- Dựa vào hai tiêu chí phân định các ngành luật nĩi trên, hệ thống pháp luật Việt Nam cĩ một số ngành luật cơ bản sau đây:

1. Luật Hiến pháp

a. Khái niệm

- Luật hiến pháp là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Luật hiến pháp điều chỉnh các nhĩm quan hệ xã hội sau:

• Nhĩm quan hệ xã hội liên quan đến việc xác lập chế độ nhà nước;

• Nhĩm quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định mối quan hệ xã hội cơ bản giữa Nhà nước và cơng dân;

• Nhĩm quan hệ xã hội liên quan đến việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

- Nguồn của ngành luật này gồm những văn bản quy phạm pháp luật như: Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001); Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001); Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003; Luật tổ chức Quốc hội năm 2001; Luật tổ chức Chính phủ năm 2001; Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003; Luật tổ chức Tồ án nhân dân năm 2002; Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002; Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998; Luật Bình đẳng giới năm 2006; Luật Cư trú năm 2006…

b. Một số nội dung cơ bản của Luật Hiến pháp * Bộ máy nhà nước * Bộ máy nhà nước

Theo chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn, bộ máy nhà nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam cĩ bốn hệ thống cơ quan như sau:

Một phần của tài liệu Đề cương môn học pháp luật đại cương (Trang 39 - 40)