hoặc việc điều tra gặp nhiều khĩ khăn, thì thời hạn là sáu tháng), nếu các đương sự khơng hồ giải được và vụ án khơng nằm trong trường hợp phải tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết thì Tồ án phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trong thời hạn một tháng (nếu cĩ lý do chính đáng thì trong thời hạn hai tháng), Tồ án phải mở phiên tồ xét xử sơ thẩm. Những bản án, quyết định sơ thẩm của Tồ án chưa cĩ hiệu lực pháp luật nếu cĩ kháng cáo, kháng nghị thì Tồ án cấp trên trực tiếp sẽ xét lại theo thủ tục phúc thẩm. Những bản án, quyết định của Tồ án đã cĩ hiệu lực pháp luật nếu thấy cĩ vi phạm pháp luật thì trên cơ sở kháng nghị của người cĩ thẩm quyền, Tồ án cấp trên sẽ thẩm tra lại tính hợp pháp và tính cĩ căn cứ của bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm. Những bản án, quyết định của Tồ án đã cĩ hiệu lực pháp luật cĩ thể bị Tồ án cấp trên kiểm tra tính hợp pháp và tính cĩ căn cứ của bản án, quyết định theo thủ tục tái thẩm, trên cơ sở kháng nghị của người cĩ thẩm quyền nếu phát hiện được những tình tiết mới quan trọng làm thay đổi nội dung vụ án.
10. LUẬT PHÁP QUỐC TẾ
Bên cạnh hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia cịn tồn tại hệ thống pháp luật quốc tế. Những quy phạm pháp luật quốc tế được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc gia. Do đĩ, những văn bản pháp luật quốc tế được Nhà nước ký kết hoặc tham gia cũng được xem là một bộ phận cấu thành hệ thống pháp luật nước ta. Luật pháp quốc tế gồm hai bộ phận: cơng pháp quốc tế và tư pháp quốc tế.