Các hoạt động với Cổ đông và Nhà đầu tư

Một phần của tài liệu Báo cáo thường niên tập đoàn FPT năm 2008 (Trang 122 - 124)

Tính đến hết năm 2008, Ban Quan hệ Cổ đông FPT tuy mới được thành lập hơn một năm nhưng đã trở thành cầu nối giữa FPT với cổ đông và các nhà Đầu tư. Ban đã chứng tỏ là một Ban chức năng hoạt động hiệu quả, am hiểu nghiệp vụ và tuân thủ pháp luật cũng như Điều lệ Công ty. Trong năm 2008, Ban đã thực hiện nhiều nhiệm vụ, trong đó đáng kể là các việc sau:

Tổ chức các sự kiện dành cho Cổ đông và các nhà Đầu tư: Đại hội đồng cổ đông thường niên •

2008, các họp báo định kỳ mỗi quý và cuối năm công bố kết quả kinh doanh của Tập đoàn. Thực hiện 3 Đại hội đồng cổ đông bất thường (lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản) trong •

năm 2008.

Đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cho các nhà Đầu tư thông qua những buổi gặp gỡ làm việc •

và đến thăm Công ty.

Sử dụng hữu hiệu các kênh thông tin như: qua thư, qua email, trang web… để sẵn sàng cung cấp •

thông tin và giải đáp thắc mắc của cổ đông. Mọi yêu cầu cổ đông luôn được Ban xem xét kỹ lưỡng và trả lời thỏa đáng trong thời gian sớm nhất.

Nghiên cứu và đưa vào hoạt động ba chương trình phần mềm hỗ trợ công tác quản trị liên quan •

đến Cổ đông: Phần mềm tổ chức Đại hội cổ đông - FPT AGM), Biểu đồ giá cổ phiếu FPT - FPT Stock chart: (http://fpt.com.vn/vn/quan_he_co_dong/thong_tin_co_phieu/gia_co_phieu/) và FPT We- bcast (http://www.fpt.com.vn/vn/quan_he_co_dong/dai_hoi_dong_co_dong_thuong_nien/) Trong năm 2009, Ban Quan hệ Cổ đông sẽ tiếp tục các hoạt động hữu hiệu nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho Cổ đông và các nhà Đầu tư nghiên cứu và theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

119

Tập đoàn FPT đạt doanh số 1 tỉ đô

Ngày 30/12/2008, Tập đoàn FPT chính thức cán đích doanh số 1 tỷ uSD, khẳng định vị trí công ty công nghệ thông tin – viễn thông hàng đầu Việt Nam.

Trong bối cảnh nền kinh tế tài chính toàn cầu và Việt Nam năm 2008 gặp nhiều khó khăn, sự kiện này cho thấy tầm nhìn của lãnh đạo cấp cao cũng như quyết tâm vượt qua thách thức của cán bộ nhân viên Tập đoàn FPT.

Công ty Phần mềm FPT (FPT Software) thành lập công ty phần mềm tại Malaysia, Pháp, Mỹ và Úc

Trong năm 2008, FPT Software đã thành lập hàng loạt các công ty phần mềm tại Malaysia, Pháp, Úc và Mỹ. Đây là một bước tiến quan trọng trong chiến lược toàn cầu hoá của FPT nhằm đẩy mạnh việc cung cấp các dịch vụ phát triển và gia công phần mềm, đặc biệt là với thị trường Mỹ - thị trường lớn nhất thế giới về phần mềm và gia công phần mềm; và thị trường tiềm năng Châu Đại Dương - bao gồm Australia, New Zealand. Dự kiến tổng doanh số tại hai thị trường năm 2009 sẽ đạt khoảng 13 triệu uSD. Bên cạnh đó, sự phát triển và trưởng thành của các công ty chi nhánh tại Nhật Bản, Singapore, Malaysia, châu âu là những mắt xích vững chắc để kết nối và hậu thuẫn FPT uSA và FPT Australasia vào quá trình mở rộng sự hiện diện toàn cầu của FPT.

Công ty Hệ thống Thông tin FPT đẩy mạnh toàn cầu hóa

Ngày 03/07/2008, FPT và SAP Asia Pacific Japan (APJ) tuyên bố thỏa thuận cùng nhau hợp tác phát triển tại thị trường Đông Nam Á và Nhật Bản. Theo thỏa thuận, FPT tham gia chương trình đối tác dịch vụ của SAP để cung cấp những giải pháp và ứng dụng tốt nhất, thúc đẩy sự phát triển của khách hàng ở khu vực Đông Nam Á và Nhật Bản trong nền kinh tế toàn cầu. Cũng theo thỏa thuận chiến lược này, SAP cam kết hỗ trợ FPT phát triển kinh doanh tại thị trường khu vực, trong đó trọng tâm ưu tiên là Singapore, Malaysia và Nhật Bản.

CÁC_Sự_KIỆN_NỔI_BẬT_CỦA_FPT_NĂM_2008

120

FPT phát triển mạnh chiến lược eCitizen

Năm 2008 nhóm dự án Visky của FPT đã cho ra đời một loạt mạng xã hội: Vihuni - Mạng xã hội đầu tiên trên điện thoại di động tại Việt Nam; Vitalk - Phần mềm chat đầu tiên trên di động của Việt Nam; Vimap - Bản đồ số đầu tiên trên di động do người Việt viết; ViOlimpic; ViHD…

Cũng trong năm 2008, Tập đoàn FPT cũng đã tổ chức lần thứ 4 cuộc thi “Viết trò chơi và ứng dụng trên thiết bị di động – Mobile Labs 2008”. Với tiêu chí “Kết nối cộng đồng”, cuộc thi không chỉ thu hút những người đam mê công nghệ với 32 sản phẩm dự thi, đồng thời tạo được sự quan tâm nhập cuộc của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, nhà sản xuất và phân phối điện thoại, nhà sản xuất và phân phối các phần mềm ứng dụng trên điện thoại.

Chuyển đối Công ty Viễn thông FPT (FPT Telecom) và Công ty Hệ thống Thông tin FPT (FPT Information System) thành Tổng công ty

Tháng 4/2008, Công ty Viễn thông FPT (FPT Telecom) chuyển đổi thành Tổng công ty Viễn thông FPT với 6 công ty thành viên gồm: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Viễn thông FPT Miền Bắc, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Viễn thông FPT Miền Nam, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Viễn thông Quốc tế FPT, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dữ liệu Trực tuyến FPT, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quảng cáo Trực tuyến FPT, và Công ty Dịch vụ Trực tuyến FPT.

Từ ngày 01/07/2008, Công ty Hệ thống Thông tin FPT (FPT-IS) sẽ vận hành theo cơ cấu mới gồm 7 công ty thành viên và các trung tâm phòng ban trực thuộc gồm: Công ty Hệ thống Thông tin FSE FPT; Công ty Hệ thống Thông tin Viễn thông – Dịch vụ công FPT; Công ty Dịch vụ Hệ thống Thông tin FPT; Công ty Dịch vụ ERP FPT; Công ty Giải pháp Tài chính công FPT; Công ty Phát triển Phần mềm FPT.

FPT tăng cường đội ngũ lãnh đạo cao cấp

Năm 2008, Tập đoàn FPT đã có một số quyết định thay đổi nhân sự cấp cao nhằm tăng cường đội ngũ lãnh đạo cao cấp của Tập đoàn. Ngày 25/11/2008, ông Nguyễn Thành Nam được Hội đồng Quản trị Công ty Phần mềm FPT bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Phần mềm FPT từ 01/12/2008 (thay cho ông Trương Gia Bình). Ông Nam thôi giữ chức vụ Tổng Giám đốc Công ty Phần mềm FPT từ 01/01/2009 và thay thế là bà Bùi Thị Hồng Liên.

Hội đồng Quản trị Tập đoàn FPT đã ra quyết định bổ nhiệm Ông Nguyễn Thành Nam làm Tổng Giám đốc FPT từ ngày 13/04/2009. Ông Trương Gia Bình vẫn tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị FPT và sẽ tập trung vào việc phát triển chiến lược cũng như công tác nhân sự cao cấp của Tập đoàn FPT.

Một phần của tài liệu Báo cáo thường niên tập đoàn FPT năm 2008 (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)