phần hạn chế sự biến đổi khí hậu
1. Thế giới
1.1. Công ớc khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC):
Hai tổ chức chuyên môn chính của Liên hợp quốc là Tổ chức khí tợng thế giới (WMO) và chơng trình môi trờng của LHQ (UNEP) đã di đến thống nhất cần có một Công ớc quốc tế về khí hậu và coi đó là cơ sở pháp lí để tập trung nỗ lực chung của cộng đồng thế giới đối phó với những diễn biến tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Công ớc khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đợc chấp nhận vào ngày 9/5/1992 tại trụ sở của LHQ ở New York. Tại Hội nghị của LHQ về môi tr- ờng và phát triển ở Rio de Janeiro, Bra - xin vào tháng 6/1992, 155 lãnh đạo nhà nớc/Chính phủ đã kí UNFCCC. Cho đến nay 188 nớc trên thế giới đã phê chuẩn Công ớc này.
Mục tiêu cuối cùng của UNFCCC là ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa đợc sự nguy hiểm của con ngời đối với hệ thống khí hậu. Mức đó phải đạt tới một khung thời gian đủ để cho phép các hệ sinh thái thích nghi một cách tự nhiên với biến đổi khí hậu, đảm bảo rằng việc sản xuất lơng thực không bị đe doạ và tạo khả năng cho sự phát triển kinh tế một cách bền vững.
Nguyên tắc công bằng và trách nhiệm chung, UNFCCC phân chia thế giới thành hai nhóm nớc: Các nớc phát triển và Các nớc đang phát triển.
Các nớc phát triển là các nớc có lợng phát thải khí nhà kính lớn, thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính duy trì ở mức phát thải năm 1990 và hỗ trợ tài chính, chuyển giao công nghệ cho các nớc đang phát triển để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu.
1.2. Nghị định th Kyoto (KP- the Kyoto protocol)
Các bên tham gia UNFCCC nhận thấy cần có những cam kết mạnh mẽ và cụ thể hơn của các nớc phát triển, trong việc đối phó với những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Hội nghị các bên họp lần thứ nhất ở Berlin 5/1995 đa vấn đề này ra thảo luận và đến Hội nghị các bên lần thứ 3 ở Kyoto 12/1997 đợc thông qua nghị định th Kyoto (KP).
Mục tiêu và nội dung:
Nghị định th Kyoto đa ra cam kết đối với các nớc phát triển về giảm tổng l- ợng phát thải khí nhà kính thấp hơn năm 1990 với tỉ lệ trung bình là 5,2% trong thời kì cam kết đầu tiên từ 2008 đến 2012 (ớc khoảng 2800 - 4800 triệu tấn CO2 t- ơng đơng) theo mức giảm cụ thể, trong đó các nớc thuộc cộng đồng Châu Âu là 8%, Hoa Kì là 7%, Nhật 6%.
Các khí nhà kính bị kiểm soát bởi KP là CO2 , CH4, N2O, HFCs , PFCs và SF6. Nghị định th Kyoto đa ra "3 cơ chế mềm dẻo" cho phép các nớc phát triển thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính của họ, đó là:
- Cơ chế Đồng thực hiện
- Cơ chế Buôn bán quyền phát thải (IET) - Cơ chế Phát triển sạch (CDM)
Nghị định th Kyoto có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/2/2005.
2. Việt Nam
Là một nớc đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ về kinh tế và xây dựng xã hội, Việt Nam hiểu một cách sâu sắc rằng phát triển kinh tế xã hội phải đi đôi
với bảo vệ môi trờng, phát triển bền vững đất nớc. Đồng thời Việt Nam cũng hiểu rằng môi trờng là một lĩnh vực có tính quốc tế. Tác động của môi trờng có tính chất xuyên quốc gia, không có biên giới, vì vậy các nớc cần phải hợp lực để xây dựng một Hành tinh "sạch". Do vậy ngay sau khi Liên hợp quốc chấp nhận Công - ớc khung về biến đổi khí hậu (UNFCCC) ngày 9/5/1992 thì ngày 11/6/1992 Việt Nam đã kí UNFCCC và phê chuẩn vào ngày 16/11/1994. Cũng vậy, Nghị định th Kyoto (KP) của UNFCCC đợc thông qua tại Hội nghị các bên ở Kyoto tháng 12/1997 thì ngày 3/12/1998 Việt Nam đã kí KP và phê chuẩn ngày 25/9/2002.
Bộ Tài nguyên và môi trờng là cơ quan đầu mối của CP Việt Nam tham gia thực hiện UNFCCC, KP và CDM. Những công đã làm:
- Thành lập Đội công tác và đội chuyên gia kĩ thuật quốc gia để thực hiện dự án về biến đổi khớ hậu (BĐKH).
- Hoàn thành thông báo quốc gia đầu tiên của Việt Nam cho UNFCCC.
- Hoàn thành kiểm kê khí nhà kính ở Việt Nam cho các năm 1990, 1993, 1994, 1998.
- Xây dựng và đánh giá các phơng án giảm nhẹ khí nhà kính và đề xuất các biện pháp thích ứng với BĐKH ở Việt Nam.
- Xây dựng và thực hiện một số DA trong lĩnh vực BĐKH. - Hình thành cơ quan đầu mối trong nớc về CDM.
- Thành lập nhóm t vấn chỉ đạo về CDM.
Cùng với việc tham gia vào Công ớc, Việt Nam cũng hiểu rằng: dựa trên đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội, đặc điểm địa lí của minh, mỗi một quốc gia cần có những hành động của riêng mình để góp phần thực hiện chiến lợc chung của toàn cầu. Từ đó Việt Nam đã tiến hành các hoạt động nhằm thực hiện UNFCCC và nghị định th Kyoto nh triển khai các dự án trồng rừng, các dự án sản xuất sạch hơn, dự án thu hồi và sử dụng khí đồng hành ở một số địa phơng …
Việt Nam nhận thức rằng một trong các nguyên nhân cơ bản gây ô nhiễm và suy thoái môi trờng nói chung và gây biến đổi khí hậu nói riêng là do các hoạt động thiếu hiểu biết và ý thức của con ngời. Nếu con ngời có hiểu biết về môi tr- ờng, có ý thức bảo vệ môi trờng thì có thể bảo đảm sự phát triển hài hoà giữa tăng trởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trờng. Hn nữa giáo dục là con đờng ngắn nhất và kinh tế nhất để phòng ngừa thay cho việc xử lí một cách tốn kếm các hậu quả môi trờng. Từ đó, Việt Nam đã coi giáo dục nâng cao nhận thức cho mỗi
cá nhân và cộng đồng là giải pháp đầu tiên trong các giải pháp bảo vệ môi trờng phát triển bền vững.