Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi về NDTN: Kiến thức, niềm tin, chuẩn mực xã hội và sự tự tin của

Một phần của tài liệu Báo cáo điều tra (Trang 95 - 96)

4 Tóm tắt và bàn luận

4.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi về NDTN: Kiến thức, niềm tin, chuẩn mực xã hội và sự tự tin của

sự tự tin của bà mẹ.

Bà mẹ có kiến thức khác nhau về NCBSM. Hơn ¾ bà mẹ biết trẻ nên được bú mẹ trong vòng một giờ đầu sau sinh. Nhìn chung, 74,4% bà mẹ biết trẻ nên được bú sữa non và 52,5% biết trẻ nên được tiếp tực bú đến 2 năm tuổi. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những nhầm lẫn về NCBSM. Trong khi, 52,5% bà mẹ biết rằng trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ bú sữa mẹ là tốt, nhưng chỉ có 23,2% bà mẹ biết nên bắt đầu cho trẻ uống thêm nước ngoài sữa mẹ khi trẻ từ 6 đến 8 tháng tuổi. Nhầm lẫn này có thể do thực tế nhiều bà mẹ không coi nước là một loại thức ăn do đó họ không nghĩ rằng cho trẻ uống nước là cản trở NCBSM hoàn toàn.

Đa số các bà mẹ biết được thời điểm bắt đầu cho trẻ ABS (từ 6 đến 8.9 tháng tuổi). Tuy nhiên, kiến thức này lại không đi đôi với thực hành khi có tới 70,4% bà mẹ bắt đầu cho trẻ ABS từ 5 đến 5.9 tháng tuổi. Hơn nữa, bà mẹ còn nhầm lẫn về thời điểm bắt đầu cho trẻ ABS các thức ăn khác nhau. Có tới 10,7% bà mẹ nghĩ rằng nên cho trẻ ABS trước 6 tháng tuổi hay từ 9 tháng tuổi trở lên là 26,9%.

Tương tự như kiến thức, niềm tin của bà mẹ về NDTN cũng khác nhau. Nhìn chung các bà mẹ tin rằng nên cho trẻ uống nước hoặc sữa bột trước 6 tháng tuổi vì trẻ có nhu cầu, bà mẹ thiếu sữa, trẻ khát hoặc do thời tiết nóng. Bà mẹ cũng lo lắng trẻ uống sữa được vắt ra và bảo quản trong tủ lạnh sẽ bị ốm. Điều này không hề gây ngạc nhiên vì NCBSM hoàn toàn dường như không phải là chuẩn mực xã hội ở Việt Nam. Bà mẹ không tin rằng các bà mẹ khác sẽ làm như vậy hoặc họ không tin rằng các bà mẹ khác mong đợi họ làm như vậy. Kết quả này cho thấy, cần có nhiều các can thiệp để thay đổi nhận thức và quan niệm của cả cộng đồng, không chỉ riêng các bà mẹ. Điều này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hành NDTN hợp lý.

Mức độ tự tin của bà mẹ là khá cao với hầu hết các thực hành NDTN. Nhìn chung, họ cảm thấy tự tin để thực hành hầu hết các thực hành về NDTN hợp lý. Ngoại trừ sự tự tin về khả năng có đủ sữa để cho con bú mà không cần cho trẻ uống thêm nước hay sữa bột. Đa số các bà mẹ tự tin để có được lời khuyên về NDTN từ bác sĩ, do đó cần đảm bảo cán bộ y tế sẽ cung cấp các thông tin đúng về NDTN.

Các can thiệp cần đưa ra định nghĩa về bú sớm sau sinh và NCBSM hoàn toàn, cần nhấn mạnh rằng trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ cần bú sữa mẹ mà không cần uống nước hay bất kỳ thức ăn lỏng nào khác. Ngoài ra việc tuân theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về cho ABS như tuổi bắt đầu cho ăn bổ sung, và số bữa ăn chính và bữa ăn phụ theo tuổi của trẻ vẫn chưa tốt. Để giải quyết những khó khăn về ABS, tư vế NDTN cần làm rõ số lượng thức ăn trẻ cần ăn ở các độ tuổi khác nhau cũng như thói quen ăn uống hàng ngày và cân nặng bình thường của trẻ.

Ngoài ra, các can thiệp cần cung cấp thông tin và hỗ trợ về cách NCBSM và cách giải quyết những khó khăn, đặc biệt là những khó khăn ngay sau sinh khi bắt đầu cho trẻ bú mẹ. Tư vấn nên tập trung vào việc xây dựng niềm tin và sự tự tin của bà mẹ về số lượng và chất lượng sữa của mình. Cần phải khẳng định với bà mẹ rằng sữa mẹ là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ trong 6 tháng đầu đời. Các hoạt động truyền thông không chỉ nhấn mạnh lợi ích của NCBSM, mà còn phải chỉ ra những tác hại tiềm tàng của việc cho trẻ ăn sữa bột và/hoặc nước trước 6 tháng đầu (ví dụ: tăng nguy cơ bị tiêu chảy, nhiễm trùng và ốm, các chất gây bệnh tiềm tàng trong sữa, chi phí vv...) (12).

95

4.5 Các nguồn thông tin NDTN

Gia đình, bạn bè/hàng xóm, cán bộ y tế, truyền thông đại chúng là những nguồn cung cấp thông tin chính về NDTN cho bà mẹ. Nhìn chung, bà mẹ thường nhận thông tin về NCBSM từ cán bộ y tế như bác sĩ và y tá. Ngược lại, thành viên trong gia đình, hàng xóm và bạn bè là những nguồn cung cấp thông tin chính về thực hành ABS.

68,8% bà mẹ khi mang thai nhận được lời khuyên từ cán bộ y tế. Trong khi đó, chỉ có 29,7% bà mẹ nhận lời khuyên về NDTN từ bác sĩ/y tá trong 3 tháng qua và họ đều tự tin cho rằng họ có thể đến gặp bác sĩ để xin lời khuyên về NDTN khi cần thiết. Thực tế, cán bộ y tế là một nguồn thông tin về NDTN chính.

Những kết quả này nhấn mạnh vai trò rất quan trọng của cán bộ y tế trong việc cung cấp thông tin đúng về NDTN. “Chương trình Phòng chống SDD quốc gia” được thực hiện tại các TYT và thông qua các hoạt động dinh dưỡng. Mục đích của A&T nhằm xây dựng và lồng ghép mô hình nhượng quyền vào hệ thống chăm sóc sức khoẻ hiện tại này.

Đa số bà mẹ xem ti vi thường xuyên, gần 40% thường xuyên xem các chương trình sức khoẻ trên ti vi. Trong các phương tiện truyền thông đại chúng, ti vi là nguồn cung cấp thông tin chính về NDTN và chăm sóc trước sinh. Tuy nhiên, có tới 83,7% bà mẹ nhìn thấy quảng cáo sữa bột trên ti vi, trong khi đó tỷ lệ bà mẹ nhìn thấy quảng cáo khuyến klhích NCBSM chỉ là 40,4%. Nhìn chung các bà mẹ nhận và tiếp cận được các thông điệp về NDTN còn hạn chế. Thông điệp bà mẹ nhận được nhiều nhất về NDTN là trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu. Khá ít bà mẹ nhìn thấy các thông điệp khác về NDTN trên ti vi.

Ti vi là kênh truyền thông quan trọng về NDTN và nên tiếp tục phát triển như một chiến lược truyền thông thay đổi hành vi. Truyền thông qua ti vi nên được bổ sung với truyền thông thay đổi hành vi thông qua các kênh truyền thông khác như bác sĩ, y tá, YTTB, và cộng tác viên dinh dưỡng.

Một phần của tài liệu Báo cáo điều tra (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)