Khái niệm gia đình:

Một phần của tài liệu Thái độ của cha mẹđối với việc học của con và định hướng nghề nghiệp cho con ở gia đình ngoại thành Hà Nộix (Trang 27 - 28)

Có nhiều cách định nghĩa gia đình khác nhau như:

Gia đình là: khái niệm được sử dụng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở các quan hệ hôn nhân ( quan hệ tính giao và quan hệ tình cảm) và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó ( cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng nội ngoại). Gia đình có thể hiểu như một đơn vị xã hội vi mô, nó chịu sự chi phối của xã hội song có tính ổn định, độc lập tương đối. Nó cũng có quy luật phát triển riêng với tư cách là một thiết chế xã hội đặc thù. Những thành viên gia đình được gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi kinh tế, văn hóa, tình cảm một cách hợp pháp , được nhà nước thừa nhận và bảo vệ [11].

Còn theo từ điển xã hội học của Nguyễn Khắc Viện xuất bản năm 1994, gia đình đã được định nghĩa như sau: "Gia đình là một nhóm người gắn bó với nhau bằng mối quan hệ hôn nhân, huyết thống hay việc nhận con nuôi. Có sự tác động qua lại giữa vợ chồng, giữa bố và mẹ, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em họ hàng xa hơn. Gia đình mở rộng ít hay nhiều, quan trọng đến mức độ nào đối với sự phát triển kinh tế, luật pháp, chính trị và có những liên hệ ở các chừng mực khác nhau với tôn giáo. Để đạt được sự bền vững, gia đình phải thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, sinh đẻ và nuôi dạy con cái" [17].

Trong gia đình vai trò của cha mẹ đều chiếm một vị trí rất quan trọng. Cả cha và mẹ đều có vai trò, trách nhiệm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng

giáo dục con, thiếu một trong hai người đều có ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của trẻ.

Một phần của tài liệu Thái độ của cha mẹđối với việc học của con và định hướng nghề nghiệp cho con ở gia đình ngoại thành Hà Nộix (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w