Nam:
Theo thống kê của tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 30% lực lượng lao động thiếu việc làm, trong đó có hơn 150 triệu người không có cơ hội kiếm sống bằng sức lao động của bản thân; có 60 triệu lao động ở độ tuổi lao động 15-24 không thể tìm được việc làm, điều này cho thấy việc làm là một vấn đề toàn cầu chứ không của riêng quốc gia nào. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây với mục tiêu giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm và cho người chưa có việc làm là một trong những mục tiêu quan trọng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm chú ý đến nhiều, và điều này đã được chính phủ phê duyệt trong quyết
định số 126/QĐ-CP ngày 11/07/1998. Tuy nhiên, mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã cố gắng nhiều, nhưng vấn đề thất nghiệp, không có việc làm vẫn là một trong những vấn đề lớn của nước ta hiện nay.
Thực trạng và xu hướng phát triển lao động - việc làm ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005 là:
- Về quy mô của lực lượng lao động:
Tại thời điểm 01/07/2005, LLLĐ cuả cả nước (bao gồm dân số từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế) có 44,385 triệu người, riêng lực lượng lao động trong độ tuổi lao động có 41,815 triệu người chiếm 94,2%.
Tính bình quân hàng năm giai đoạn 2001 - 2005, LLLĐ của cả nước tăng 2,5% với quy mô tăng thêm là 1,026 triệu người/năm. Nhìn chung, LLLĐ đang tiếp tục gia tăng với tốc độ cao.
Trong tổng LLLĐ, lao động khu vực nông thôn là chủ yếu với 33,313 triệu người chiếm 75,1%, khu vực thành thị có 11,071 triệu người chiếm 24,9%.
- Về cơ cấu của lực lượng lao động:
Nếu chia theo giới, lao động nam chiếm 51,26%, nữ chiếm 48,74%. Tỷ lệ giới của LLLĐ (tỷ lệ phần trăm của nam/nữ) là 105,2
Còn chia theo độ tuổi lao động, LLLĐ trong độ tuổi lao động chiếm 94,2% và trên độ tuổi lao động là 5,8%. So với thời điểm 01/07/2000, các tỷ lệ này hầu như không đổi, nhưng quan sát cơ cấu LLLĐ theo các nhóm tuổi (15 -24, 25 -34, 35 - 44, 45 -54 và 55 tuổi trở lên) cho thấy LLLĐ của cả nước đang có xu hướng giá hóa bởi tỷ trọng lao động ở các nhóm tuổi từ 25 trở lên ngày càng tăng và các nhóm tuổi trẻ lại giảm, đặc biệt là từ 15 -19. Nguyên nhân chủ yếu là do sự gia tăng cả về số lượng và tỷ lệ đi học của nhóm người từ đủ 15-24 tuổi trong tổng số nhân khẩu từ đủ 15 tuổi trở lên.
- Về trình độ học vấn phổ thông của lực lượng lao động: hiện tỷ lệ mù chữ của LLLĐ cả nước là 4%; tốt nghiệp PTCS là 32,6%, tốt nghiệp PTTH là 21,2%.
- Về trình độ chuyên môn kĩ thuật của lực lượng lao động: tỷ lệ đã qua đào tạo của LLLĐ cả nước là 24,8% (11,003 triệu người). Trong đó, tỷ lệ đã qua đào tạo nghề (bao gồm sơ cấp, có chứng chỉ nghề, có bằng công nhân kỹ thuật và CNKT không bằng) chiếm 15,2%; tốt nghiệp THCN là 4,3%; tốt nghiệp CĐ - ĐH và sau ĐH là 5,3%. So với 01/07/2000, LLLĐ đã qua đào tạo của cả nước đã tăng 1,241 triệu người
- Về thực trạng và xu hướng phát triển việc làm của lực lượng lao động: Tại thời điểm 01/07/2005, cả nước có 43,456 triệu người đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, tăng 5,089 triệu người so với thời điểm 01/07/2000. Bình quân mỗi năm tăng 1,017 triệu người có việc làm mới với tốc độ tăng 2,52%.
Về tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị: Kết quả điều tra cho thấy, tính chung trong LLLĐ từ đủ 15 tuổi trở lên, tỷ lệ thất nghiệp là 5,13%. Nếu tính riêng LLLĐ trong độ tuổi lao động, tỷ lệ đó là 5,31% và ở LLLĐ trẻ (15 -24 tuổi) là 13,4%.
Về tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn: Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng trong 12 tháng qua tính đến thời điểm 01/07/2005 ở khu vực nông thôn cả nước là 80%. So với năm 2000, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn đều tăng đáng kể ở các vùng.
- Về cơ cấu lao động có việc làm:
Chia theo ba khu vực ngành kinh tế: cả nước có 24,677 triệu người làm việc chính ở khu vực I ( nông, lâm nghiệp và thủy sản), chiểm 56,8%; 7,769 triệu người làm việc chính ở khu vực II ( công nghiệp và xây dựng), chiếm
17,9% và 11,010 triệu người làm việc chính ở khu vực III ( dịch vụ) chiếm 25,3%.
5 năm qua, số lao động làm việc chính ở khu vực I tăng bình quân 0,54% mỗi năm, khu vực II tăng 9,1% và khu vực III tăng 3,38%. Do tốc độ tăng của số lao động làm việc ở khu vực II và III vượt hẳn so với tốc độ tăng ở khu vực I nên cơ cấu lao động của cả nước chuyển dịch rõ rệt theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (tăng tỷ trọng lao động làm việc ở khu vực II và khu vực III, đặc biệt là khu vực II và giảm tỷ trọng lao động làm việc ở khu vực I[3].
Sự phát triển của kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới đòi hỏi con người phải có trình độ cao mới thích ứng được. Do đó, mỗi người phải ý thức được tầm quan trọng của việc học tập vì đây là cánh của để mở ra thế giới bên ngoài. Vì vậy, gia đình, nhà trường và xã hội cần phải đầu tư cho giáo dục nhiều hơn nữa trong đó gia đình giữ vai trò quan trọng nhất, là tác nhân trực tiếp đối với con cái trong việc giáo dục và định hướng bậc học cũng như hướng nghiệp cho con sau này.
2.2.2.Thái độ của các bậc cha mẹ đối với việc học của con:
Gia đình đối với một đứa trẻ trước nhất là môi trường xã hội hóa đầu tiên, giáo dục gia đình gắn liền với chức năng xã hội hóa. Một đứa trẻ sinh ra không mang sẵn bản chất xã hội, mà chỉ có các phản xạ bẩm sinh. Những hành động của bé lúc sơ sinh chưa có ý thức, trong quá trình phát triển về thể chất, dần dần đứa bé học được cách ứng xử từ bố mẹ và những người lớn tuổi. Như vậy, gia đình luôn luôn là chỗ dựa vững chắc cho những đứa trẻ, là nơi vạch đường đi cho chúng. Với tình cảm ruột thịt và tình yêu thương vô điều kiện của cha mẹ, gia đình là môi trường tốt nhất cho việc giáo dục trẻ không chỉ lúc còn nhỏ mà cả khi trưởng thành. Lúc nhỏ gia đình là nơi định hướng và hình thành các giá trị, chuẩn mực của xã hội trong mỗi đứa trẻ. Còn
khi trưởng thành thì gia đình lại là nơi định hướng đường đi cho chúng mà quan trọng nhất là định hướng nghề nghiệp cho trẻ. Vì có định hướng đúng thì sẽ giúp trẻ có một cuộc sống tốt đẹp về sau, đấy cũng là điều mà mọi gia đình đều mong con cái mình có được.
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu đòi hỏi của xã hội về con người càng cao. Để có một xã hội phát triển thì tương ứng với nó phải là những con người có trình độ học vấn cao. Vì vậy, việc đầu tư cho giáo dục là một tất yếu khách quan phù hợp với xu hướng đi lên của xã hội hiện đại. Chính vì lẽ đó, mà công tác giáo dục - đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước ta coi là quốc sách.
Xuất phát từ thực tế trên cho thấy việc giáo dục và hướng nghiệp cho lớp trẻ của các bậc cha mẹ là rất cần thiết. Nhưng việc giáo dục cũng như hướng nghiệp cho con của các bậc cha mẹ trong các gia đình khác nhau cũng sẽ có sự khác nhau. Nó tùy vào nhận thức, quan điểm của từng người để từ đó có những thái độ khác nhau với việc học tập cũng như hướng nghiệp của con. Điều này, thể hiện ở mấy vấn đề sau: