Nhận thức của các bậc cha mẹ về giá trị học vấn.

Một phần của tài liệu Thái độ của cha mẹđối với việc học của con và định hướng nghề nghiệp cho con ở gia đình ngoại thành Hà Nộix (Trang 35 - 39)

Trong cuộc sống con người luôn mang theo một hệ thống các giá trị xã hội. Hệ thống giá trị đó định hướng con người hành động phù hợp với hệ giá trị mà họ mang theo. Theo quan điểm của M. Weber thì " Bất kì hành động nào của cá nhân có ý thức đều làm theo một giá trị". Do vậy, hành động học tập của trẻ em cũng kèm theo một giá trị nào đó. Đồng thời, sự định hướng bậc học cũng như mong muốn nghề nghiệp của các bậc cha mẹ cho con cũng là hành động mang giá trị. Sự định hướng của các bậc cha mẹ về bậc học và nghề cho con như thế nào tùy thuộc vào nhận thức của họ về giá trị học vấn và vị trí của nó trong hệ thống thang bậc giá trị mà họ mang theo. Nếu đối với họ giá trị học vấn có vị trí quan trọng trong hệ thống thang bậc giá trị thì họ sẽ định hướng cho con mình học ở những bậc học cao hơn và làm những nghề

thuộc về lao động trí tuệ như: Bác sỹ, kĩ sư,... Nhưng nếu giá trị học vấn thấp hơn trong thang giá trị thì họ sẽ định hướng cho con học không cao và làm những nghề thuộc về lao động chân tay như: công nhân, buôn bán,...bởi đối với họ các giá trị khác quan trọng hơn. Để làm rõ vấn đề này ta xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 2.1: Quan niệm về học vấn của các bậc cha mẹ

ĐV tính:% Quan niệm của cha mẹ Tấn số (người) Tần suất (%)

Rất quan trọng 48 48.0

Quan trọng 46 46.0

Bình thường 6 6.0

Tổng 100 100.0

( Nguồn: Kết quả từ đề tài nghiên cứu)

Qua bảng số liệu cho chúng ta thấy: số người trả lời vấn đề học tập của con là rất quan trọng và quan trọng chiếm tỷ lệ cao 94,0%. Điều đó, chứng tỏ rằng các bậc làm cha, làm mẹ nơi đây đã nhận thức được tầm quan trọng của giá trị học vấn trong xã hội hiện nay. Họ cũng hiểu rằng chỉ có con đường học tập mới giúp con họ có công việc ổn định và có một chỗ đứng trong xã hội.

Khi được hỏi: “ Vì sao Ông (bà) cho là như vậy?” Những người được hỏi cho biết lý do mình quan niệm về vấn đề học tập của con cái như sau:

Biểu đồ 2.1: Lý do các bậc cha mẹ cho biết quan niệm của mình về vấn đề học tập của con cái.

Nhìn vào biểu đồ 2.1, chúng ta thấy rõ các lý các bậc cha mẹ đưa ra để nó nên tại sao mình cho là vấn đề học tập của con là rất quan trọng và quan trọng. Lý do đưa ra chủ yếu là:"vì tương lai sau này của con” chiếm 26%, sau đó đến lý do “để có nghề nghiệp ổn định” chiếm 15% và các lý do còn lại chiếm 13%.

Như vậy, qua đây chúng ta thấy rõ các bậc cha mẹ hiện nay rất chú ý đến việc học tập của con, họ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cả về vật chất, tinh thần lẫn thời gian để cho con học tốt. Vì theo họ, học chính là con đường giúp con cái có một tương lai tốt đẹp hơn.

Khi được hỏi:"Chú nghĩ thế nào về vấn đề học tập của con cái?" Thì ông Phan Văn N - công nhân trả lời: “Vấn đề học tập của con cái bây giờ là rất quan trọng vì có học cao thì sau này mới có một công việc ổn định.”

Còn bác sỹ, Nguyễn Quốc T cho rằng: “Vấn đề học tập của con cái bây giờ là rất quan trọng vì có học thì mới kiếm được việc có thu nhập cao. Hơn nữa xã hội bây giờ vẫn rất coi trọng bằng cấp ….”

Qua đây chúng ta thấy rõ các bậc cha mẹ đã nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập, do đó họ rất chú trọng đến việc đầu tư cả về vật chất lẫn thời gian cho con học tập: “….Tôi cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng học. Thường xuyên kèm cặp chúng học. Chồng tôi làm lái xe lên đi suốt ngày, vì vậy việc chăm sóc và dậy dỗ con cái đều do một mình tôi đảm nhận là chính. Hàng ngày, dù bận đến đâu tôi cũng dành thời gian 1 tiếng để bảo ban các con học hành sau đó mới yên tâm làm các công việc khác.” (Bà Nguyễn Thị P - kế toán).

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số bậc cha mẹ chưa thực coi trọng giá trị học vấn, giá trị học vấn chưa chiếm được vị trí cao trong thang giá trị của họ. Các giá trị khác mới đóng vị trí quan trọng chi phối cuộc sống của họ, đặc biệt là các giá trị vật chất có ảnh hưởng lớn đến quyết định của họ. Điều này cũng dễ hiểu vì: Đứng trước một thực tế là người dân ở đây chủ yếu làm nghề nông, đời sồng còn khó khăn, họ ý thức rất rõ giá trị vật chất, cụ thể là giá trị đồng tiền càng tỏ rõ sức mạnh của nó trong mọi hoạt động của cuộc sống. Chính những yếu tố này đã tác động làm thay đổi nhận thức và thái độ của các bậc cha mẹ đối với việc học tập của con cái. Nhưng tỷ lệ các bậc cha mẹ cho rằng vấn đề học tập của con là "bình thường" chỉ chiếm có 6,0% trong tổng số người được hỏi.

Như vậy, học vấn đã được người dân ở đây coi như một giá trị quan trọng trong hệ thống thang giá trị của họ. Vì thế các bậc cha mẹ đã có những

thái độ rõ ràng trong việc dự định bậc học cũng như đầu tư về tiền bạc và thời gian cho con học.

Một phần của tài liệu Thái độ của cha mẹđối với việc học của con và định hướng nghề nghiệp cho con ở gia đình ngoại thành Hà Nộix (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w