nên, họ đã cố gắng cho con mình học cao để sau ra trường có một công việc ổn định thoát khỏi cảnh chân lấm tay bùn khi làm ruộng.
Qua bảng 2.2, cũng cho chúng ta thấy có sự khác biệt trong định hướng bậc học cho con trai và con gái của các bậc cha mẹ. Nhìn vào đây, chúng ta thấy rằng phần lớn các bậc cha mẹ dự định cho con trai học cao lên CĐ - ĐH chiếm 70,0% trong khi tỷ lệ này ở con gái chỉ là 50,0%. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này? Khi được hỏi :"tại sao cô lại có định hướng bậc học khác biệt giữa con trai và con gái vậy?" Thì bà Nguyễn Thị D - nông dân cho biết: " Con trai sau này mình còn nhờ được lúc về già.Còn con gái sau lấy chồng thì về nhà chồng cón giúp gì được nữa đâu."
Như vậy, trong quan niệm của người dân ở đây cho rằng "con gái là con người ta", lấy chồng xong là xong, nên mức độ đầu tư cho con gái học cao không cao bằng con trai. Nhưng với 50,% số cha mẹ được hỏi dự định cho con gái học nên CĐ - ĐH thì đấy cũng là một tỷ lệ cao, thể hiện sự bình đẳng trong đầu tư cho việc học giữa con trai vào con gái.
Tóm lại, qua phân tích ở trên chúng ta thấy rằng các bậc cha mẹ hiện nay đều mong muốn và dự định cho con học lên bậc CĐ - ĐH, tuy có sự khác biệt giữa con trai và con gái nhưng tỷ lệ chênh lệch không quá cách biệt. Rõ rằng, nhận thức của các bậc cha mẹ về tầm quan trọng của học vấn ngày càng theo chiều hướng tích cực. Họ hiểu rằng chỉ có học tập mới giúp con họ có tương lai tốt đẹp, có cuộc sống đỡ vất vả.
2.2.2.3. Thái độ của cha mẹ đối với việc đầu tư về thời gian cho con học: học:
Trong gia đình hiện nay, việc giáo dục con cái không chỉ là mối quan tâm mà là nỗi lo lắng hàng đầu của các bậc cha mẹ đặc biệt là ở các gia đình vùng ven đô, nơi xảy ra nhiều thay đổi nhanh chóng do tác động của quá trình
đô thị hóa. Các bậc cha mẹ, ngoài công việc của mình ra luôn phải dành thời gian và tiền bạc đầu tư cho con cái học tập.
Để học tốt, ngoài học ở trường ra thì thời gian học ở nhà cũng rất quan trọng nó giúp trẻ củng cố các kiến thức được học ở trường đồng thời giúp trẻ có thời gian tìm hiểu thêm những kiến thức mới. Do vậy, việc các bậc cha mẹ dành thời gian cho con học tập ở nhà là một việc rất quan trọng giúp cho trẻ học tốt hơn.
Bảng 2.3: Bảng tần suất về thời gian cha mẹ dành cho việc học tập của con cái. ĐV tính: % Thời gian Tần số (người) Tần suất (%) Từ 1h đến dưới 2h 6 6.0 Từ 2h đến dưới 3h 21 21.0 Từ 3h đến dưới 4h 68 68.0 Trên 4h 5 5.0 Tổng 100 100.0 ( Nguồn: như đã dẫn ở bảng 2.1)
Qua bảng 2.3, thấy rằng đa số các bậc cha mẹ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho con học tập. Một trong những việc đó là dành thời gian cho con học tập. Phần đông cha mẹ đều dành từ 3 đến 4 tiếng một ngày cho việc học của con chiếm 68,0%. Trên 4 tiếng một ngày chiếm 5,0%. Trong khi tỷ lệ dành từ 1 tiếng đến dưới 2 tiếng chỉ chiếm 6,0%. Qua đây, chúng ta có thể nhận thấy rằng các bậc cha mẹ đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học tập của con nên học sẵn sàng dành nhiều thời gian cho việc học của con, không bắt con phải tham gia nhiều vào việc phụ giúp tạo nguồn thu nhập cho gia đình. Họ đều nghĩ rằng nhiệm vụ chính của các con là học tập.
Ngoài việc để con tự học các bậc cha mẹ còn trực tiếp tham gia vào việc dạy con học tập tại nhà.
ĐV tính: %
Thời gian Tần số( người) Tần suất(%)
Dưới 30' 1 1.0
Từ 30' đến 60' 7 7.0
Từ 1h đến dưới 2h 35 35.0
Từ 2h đến dưới 3h 17 17.0
Không dạy con học 40 40,0
Tổng 100 100.0
( Nguồn: như đã dẫn ở bảng 2.1)
Qua bảng 2.4, chúng ta thấy rõ các bậc cha mẹ chủ yếu dành thời gian từ 1 tiếng đến 2 tiếng trong ngày cho việc dạy bảo con học, tỷ lệ này chiếm đến 35,0%. Trong khi tỷ lệ dành thời gian dưới 30 phút cho việc dạy con chỉ chiếm 1,0%. Có thể thấy, dù bận rộn với công việc nhưng các bậc cha mẹ đều cố gắng dành thời gian cho việc dạy con học.
Khi được hỏi: " Chú có thường dạy kèm các con không?". Thì ông Nguyễn Quốc T- Bác sỹ, nói: " Có, dù bận đến mấy tôi vẫn dành thời gian để bảo ban chúng học hành."
Còn bà Nguyễn Thị P- kế Toán, cho biết: " tôi cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng học. Thường xuyên kèm cặp chúng học... Hàng ngày, dù bận đến đâu tôi cũng dành thời gian 1 tiếng để bảo ban các con học hành sau đó mới yên tâm làm các công việc khác."
Tuy nhiên trong số các bậc cha mẹ được hỏi thì có tới 40,0% trả lời là không dành thời gian cho việc dạy con học. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Phải chăng do quá bận rộn với công việc làm ăn mà các bậc cha mẹ không có thời gian dạy con học hay vì một nguyên nhân nào khác?
Biểu đồ 2.2. Lý do các bậc cha mẹ không dành thời gian cho việc dạy con học ở nhà(%).
Qua biểu đồ 2.2, cho chúng ta thấy phần lớn các bậc cha mẹ không dành thời gian cho việc dạy con học ở nhà là do trình độ học vấn hạn chế (15,0%) và không có thời gian do công việc bận rộn là (12,0%). Nhưng số lượng các bậc cha mẹ thường dành thời gian cho việc dạy con học chiếm đến 60,0%. Trong đó, người mẹ thường là người đảm nhận vai trò giáo dục chính .
Bảng 2.5: Bảng tần suất về người dành nhiều thời gian nhất cho việc học của con ĐV tính: % Người giáo dục chính Tần số( Người) Tần suất(%)
Bố 15 15.0 Mẹ 36 36.0 Cả bố và mẹ 35 35.0 Ông/bà 1 1.0 Anh/chị 7 7.0 Người khác 6 6.0 Tổng 100 100.0 (Nguồn: như đã dẫn ở bảng 2.1)
Qua bảng 2.5, chúng ta thấy trong gia đình thì người mẹ chính là người thường xuyên dạy con học và là người giữ vai trò chính trong việc giáo dục con cái chiếm 36,0% trong tổng số người được hỏi. Trong khi số lượng này ở người bố chỉ là 15,0%. Điều đó cũng dễ hiểu vì xuất phát từ vai trò của người phụ nữ là sinh con, chăm sóc và nuôi dậy con cái. Còn người đàn ông công việc chủ yếu là kiếm tiền. Mặt khác, người mẹ thường gần gũi con hơn do thời gian ở nhà nhiều hơn các ông bố. Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa là người bố không có vai trò quan trọng trong việc dạy bảo con. Mà cần phải có sự kết hợp của cả bố và mẹ để nhằm mang lại hiệu quả giáo dục tốt nhất.
Qua đây có thể thấy, các bậc cha mẹ không những dành thời gian cho con học tập tại nhà sau thời gian học tại trường, mà còn trực tiếp dạy con học. Điều này cho thấy các bậc cha mẹ ở đây đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc học đối với con cái.