Tên gọi và nguồn gốc tên gọi của làng bản

Một phần của tài liệu Làng bản cổ truyền của dân tộc tày ở huyện võ nhai thái nguyên (Trang 29 - 37)

7. Cấu trúc của đề tài

2.1.1. Tên gọi và nguồn gốc tên gọi của làng bản

Theo Từ điển tiếng Việt, bản là “đơn vị dân cư nhỏ nhất ở một số vùng

dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam, nó tương đương với làng” [25, tr.30].

Mỗi bản lại có một tên gọi, nguồn gốc và ý nghĩa rất khác nhau. Các bản của người Tày nói chung và người Tày ở Võ Nhai nói riêng cũng giống như các làng xã người Kinh ở vùng đồng bằng, rất phong phú về hệ thống tên gọi. Chỉ tìm hiểu về một tên gọi của một bản nhất định ta cũng có thể hiểu được rất nhiều vấn đề như: lịch sử, quá trình hình thành của bản, điều kiện địa lý tự nhiên, nghề nghiệp, quan niệm, phong tục,… Các tác giả cuốn: "Tên làng xã

Việt Nam đầu thế kỷ XIX (thuộc các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra)", đã định nghĩa

tên làng xã của huyện hay một khu vực địa lý, lịch sử văn hoá như sau: tổng thể các tên riêng đặt ra để gọi các đơn vị địa lý tự nhiên hay nhân văn của khu vực ấy. Đồng thời đó còn là những chứng tích về ngôn ngữ và có thể cả về văn tự mà cộng đồng đã đặt, đã dùng và lưu lại trên địa bàn cư trú phát triển của mình. Thời gian định cư càng lâu dài, trình độ sinh hoạt càng cao, cảnh quan địa lý càng đa dạng, thành phần tộc người càng đông, điều kiện phát triển thuận lợi… thì tên làng xã càng dồi dào và phức tạp về số lượng,

càng phong phú, sâu sắc về nội dung [21, tr.11].

Như vậy có thể nói, tên gọi của mỗi bản hay một khu vực địa lý là chiếc chìa khoá đầu tiên để mở ra cánh cửa tìm hiểu tất cả sự phong phú đa dạng của văn hoá tinh thần cũng như đời sống kinh tế vật chất của bản đó cũng như của một vùng văn hoá hay một khu vực địa lý. Bản thân những tên gọi mang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong mình nó rất nhiều ý nghĩa hay mang tính thông báo một số thông tin nhất định. Ý thức được tầm quan trọng đó của địa danh nên trong quá trình đi điền dã, tìm hiểu và sưu tầm tư liệu, chúng tôi đã rất quan tâm và coi đây là vấn đề đầu tiên trong việc nghiên cứu làng bản cổ truyền của dân tộc Tày ở Võ Nhai.

Qua khảo sát và thu thập số liệu từ các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban Nhân dân huyện Võ Nhai, chúng tôi thấy rằng: người Tày có mặt ở hầu hết các xã, thị trấn trong huyện. Nhưng họ tập trung với tỷ lệ cao nhất ở các xã sau: Nghinh Tường, Vũ Chấn, Cúc Đường, Sảng Mộc, Thần Sa, Thượng Nung (đều là các xã phía bắc) và xã Phú Thượng. Vì thế chúng tôi chủ yếu thực hiện điền dã ở tại những xã này nhằm làm nổi bật những nét văn hoá Tày đặc trưng còn được bảo tồn trong các làng bản nơi đây. Các tên làng bản Tày làm ví dụ minh hoạ cũng sẽ được lấy từ những khu vực này.

Theo Địa chí Thái Nguyên, phần về huyện Võ Nhai thì:

Xã Nghinh Tường gồm 11 xóm bản là : Na Hấu, Bản Nhàu, Thâm Thạo, Bản Trang, Bản Nưa, Bản Rãi, Nà Giàm, Na Lẹng, Bản Cái, Thượng Lương, Hạ Lương.

Xã Sảng Mộc gồm 10 xóm bản: Bản Chương, Nà Ca, Phú Cốc, Khuổi Mèo, Bản Chấu, Nà Lay, Khuổi Chạo, Tân Lập, Khuổi Uốn, Nghinh Tác.

Xã Vũ Chấn gồm 10 xóm bản: Na Mấy, Đồng Đình, Na Rang, Khe Rạc, Cao Sơn, Na Đồng, Khe Rịa, Na Cà, Khe Cái, Khèn Nọi.

Xã Thượng Nung gồm 7 xóm bản: Tân Thành, Trung Thành, Lục Thành, An Thành, Lũng Hoài, Lũng Cà, Lũng Luông.

Xã Thần Sa gồm 9 xóm bản: Trung Sơn, Kim Sơn, Hạ Sơn Tày, Hạ Sơn Dao, Xuyên Sơn, Ngọc Sơn 1, Ngọc Sơn 2, Tân Kim, Thượng Kim.

Xã Cúc Đường gồm 5 xóm bản: Tân Sơn, Trường Sơn, Lam Sơn, Bình Sơn, Mỏ Trì.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Xã Phú Thượng gồm 11 xóm bản: Mỏ Gà, Phượng Hoàng, Đồng Mó, Nà Pheo, Na Phài, Ba Nhất, Cao Biền [19, tr. 987].

Đây đều là tên gọi ngày nay của các xóm bản. Có những tên đã có từ rất lâu đời gắn với lịch sử định cư rất sớm của người Tày nơi đây, nhưng cũng có những tên mới xuất hiện cách nay vài chục năm, thậm chí vài năm. Những tên bản lâu đời thường là những bản độc người Tày cư trú hoặc đa số là người Tày. Những tên bản này xuất phát từ tiếng Tày, phần lớn mang những tiền tố như: Nà, Bản, Lũng.

Trong đó, tên gọi mang tiền tố “” ( na) xuất hiện nhiều nhất: Na Hấu Nà Giàn Nà Lẹng Nà Ca Nà Lay Na Mấy Na Rang Na Đồng Na Cà Nà Pheo Na Phài Na Kháo.

Theo tiếng Tày, “” có nghĩa là ruộng, đồng.

Điều này cho ta thấy, cuộc sống của đồng bào nơi đây gắn với đồng ruộng. Do có lịch sử định cư khá lâu đời và thường cư trú ở những vùng thấp, thung lũng khá bằng phẳng, gần nguồn nước nên người Tày đã biết canh tác lúa nước từ rất sớm. Đồng bào nơi đây ít làm nương rẫy do địa hình chủ yếu là núi đá vôi hiểm trở, nguồn lâm sản thì ngày càng cạn kiệt do rừng ngày

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

càng ít đi, nên nguồn sống chính của họ từ xưa đến nay vẫn là từ cây lúa nước. Vì vậy, truyền thống trọng nông từ xưa đã tồn tại trong cộng đồng Tày. Kinh nghiệm sản xuất của họ cũng khá cao do qúa trình đúc rút kinh nghiệm lâu dài. Từ truyền thống trọng nông nghiệp, đặc biệt là canh tác lúa nước như vậy mà những tên gọi của các bản Tày mang tiến tố “” đã ra đời một cách rất tự nhiên và với tần xuất lớn ở khu vực này.

Những tên gọi mang tiền tố “” thường là những tên gọi cổ xưa nhất còn được bảo lưu đến ngày nay. Trong những bản đó, kể cả các cụ cao niên nhất cũng không nhớ nổi rằng tên gọi của bản mình có từ đời nào, chỉ biết rằng nghe nó thật thân thuộc như vốn nó đã tồn tại. Những tên gọi đó thật đơn giản nhưng đầy ý nghĩa, gần gũi với đời sống sinh hoạt của đồng bào.

Xã Vũ Chấn có tất cả 10 bản thì có 5 bản Tày và 5 bản Dao phân bố gần như biệt lập. Trong 5 bản Tày đó thì có 4 bản có tên gọi mang tiền tố “” (na): Na Mấy, Na Rang, Na Đồng, Na Cà đều nằm dọc cánh đồng hẹp cành con suối có tên là suối Luông. Na Mấy có thể được đọc chệch của từ “nà vầy” - ruộng cháy. Theo người dân trong bản, nhất là các cụ cao niên nghe truyền lại thì họ cũng không biết tên gọi đó có từ bao giờ, “chỉ nghe loáng

thoáng” rằng đã lâu lắm rồi “ hình như” ở khu vực đó đã từng xảy ra hoả hoạn

làm cháy những ruộng lúa và những ngôi nhà sàn lợp lá. Hay như bản Na Rang, có thể được đọc chệch của từ “nà chang” trong tiếng Tày, sở dĩ có tên gọi đó là vì khu vực này được coi là “ruộng ở giữa”. Bản này ngày nay là trung tâm của xã Vũ Chấn.

Cũng với quy luật đặt tên đó, xã Nghinh Tường có bản Nà Hấu (ruộng tốt) vì bản này có nhiều chân ruộng tốt rất thuận lợi cho cây lúa nước phát triển,...

Nhìn rộng ra các khu vực cư trú lâu đời của người Tày ngoài huyện Võ Nhai, chúng ta cũng thấy rất nhiều những địa danh làng bản thậm chí xã, huyện có tên gọi mang tiền tố “”, như các bản: Nà Gà, Nà Đóng, Nà Pế, Nà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Luông, Nà Rạc, Nà Ngân, Nà Cốc, Nà Bon, Nà Háng, Nà Lăng,...(ở tỉnh Cao Bằng). Các huyện như: Nà Hang (Tuyên Quang); Na Rỳ (Bắc Kạn)... Tác giả Đàm Nam Điền trong luận văn cử nhân khoa học: Tên làng xã huyện Hoài

An, tỉnh Cao Bằng trước năm 1945 đã khảo sát và đưa ra con số thống kê như

sau: “tên gọi với tiền tố nà (ruộng) có số lượng nhiều nhất: 159/512, chiếm tỷ lệ 31,05%"[8].

Như vậy, tên gọi mang tiền tố “ ” gắn liền với ruộng đồng của dân tộc Tày đã ra đời từ rất sớm, có thể nói các địa danh này ra đời ngay từ lúc người Tày biết sống định canh, định cư và biết canh tác ruộng lúa nước. Những tên gọi tuy đơn giản, không mang tính khái quát và trừu tượng nhưng đầy ý nghĩa. Vì vậy, nó có sức sống dai dẳng và tồn tại đến tận ngày nay. Đó là một trong những nét đẹp đặc trưng của đồng bào Tày nơi đây nói riêng và trên phạm vi cả nước nơi có dân tộc này sinh sống nói chung. Điều đó cho thấy những người Tày tha thiết yêu những ruộng lúa, những cánh đồng và nghề nông truyền thống của họ. Họ yêu quý và trân trọng nơi họ cư trú, rộng ra là yêu quê hương, đất nước.

Cùng với tên các bản mang tiền tố “”, chúng ta thấy xuất hiện những bản có các tên gọi được đặt theo địa lý tự nhiên và phong cảnh sản xuất như khuổi, lũng...

Khuổi” theo tiếng Tày có nghĩa là suối, gắn liền với nguồn nước. Chúng

ta đã biết đồng bào Tày thường chọn địa điểm cư trú, sản xuất gần những nguồn nước, nhất như các khe, rãnh, suối, sông để vừa thuận tiện cho sinh hoạt vừa thuận lợi cho canh tác lúa nước. Từ đó, những tên gọi mang tiến tố

khuổi” cũng ra đời. Trải qua thời gian những tên gọi đó ăn sâu vào tiềm thức

của họ và được truyền từ thế hệ này qua thế qua thế hệ khác. Những nguồn nước đó theo thời gian có thể thay đổi nhưng những tên gọi đó thì vẫn còn mãi. Tác giả Nguyễn Văn Âu trong cuốn “Địa danh Việt Nam” đã nêu: “Các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

địa danh sông ngòi thường rất cổ và sông ngòi là những đối tượng địa lý gắn liền với cuộc sống hàng ngày của nhân dân trong quá trình sản xuất cũng như sinh hoạt, trong suốt thời gian lịch sử lâu dài của dân tộc, các địa danh này

cũng lại được bảo lưu khá bền vững, ít bị thay đổi do các biến động của xã

hội” [1, tr. 51].

Các bản Tày ở Võ Nhai cũng hầu hết được tập trung ở những nơi có nguồn nước, hầu hết là các dòng suối lớn, nhỏ. Con sông Nghinh Tường (một nhánh quan trọng của sông Cầu) chảy qua hầu hết các xã phía Bắc Huyện. Dọc hai bờ sông là những bản người Tày khá đông đúc.

Ở xã Sảng Mộc, chúng ta thấy có những tên bản như: Khuổi Mèo

Khuổi Chạo Khuổi Uốn

Điều này cho thấy, nguồn nước có ý nghĩa hết sức quan trọng với đời sống cũng như hoạt động sản xuất của đồng bào. Không chỉ riêng dân tộc Tày, ở Võ Nhai dân tộc Dao cũng có thói quen đặt tên khu vực cư trú của họ gắn liền với nguồn nước như: Khe Rạc, Khe Rịa, Khe Cái, Khèn Nọi (xã Vũ Chấn),...

Với tiền tố “lũng” – thung lũng, ta cũng thấy xuất hiện một số tên bản tại xã Thựơng Nung như: Lũng Hoài (thung lũng trâu).

Lũng Cà (thung lũng cỏ tranh). Lũng Luông (thung lũng lớn).

Với vùng núi đá vôi hiển trở như Võ Nhai, nơi định cư và canh tác của đồng bào Tày thường là ở những thung lũng khá bằng phẳng, xung quanh là những dãy núi. Ở những nơi đó, đồng bào thường làm nhà tựa lưng vào núi, hướng nhà xoay xuống dưới, thấp hơn thường là những ruộng bậc thang. Vì thế tên gọi mang tiền tố “ lũng” ra đời cũng dễ giải thích.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cùng với “”, “khuổi”, “ lũng” là tên gọi mang tiền tố “ bản”. Những tên gọi này thường phản ánh đặc trưng nơi cư trú của đồng bào Tày như: vị trí địa lý, địa hình, phong tục tập quán...

Bản Nhàu Bản Trang Bản Nưa Bản Rãi Bản Cái Bản Chương Bản Chấu

Cùng với những tên gọi mang các tiền tố đã nêu trên, những tên gọi mang tiền tố “bản” cũng đã có từ lâu đời, gắn bó với quá trình đấu tranh với thiên nhiên, định cư và phát triển của đồng bào.

Những tên gọi bản không phổ biến ta cũng thấy khá nhiều ở vùng dân tộc Tày Võ Nhai, điển hình và có từ lâu đời nhất là những tên bản như: Mỏ Gà (xã Phú Thượng), Bản Cúc, Bản Nhò (xã Cúc Đường)... Những tên gọi này theo các cụ cao niên ở địa phương thì có nguồn gốc khác nhau, đôi khi khá thú vị. Ví dụ: Bản Cúc là bản Tày gốc lâu đời nhất tại xã Cúc Đường gắn với tên đình Cúc nổi tiếng một thời gian dài. Sau này khi có sự di cư của người H’Mông, người Kinh đến đây cộng với sự gia tăng dân số đã dẫn đến sự chia tách và xác lập thêm những xóm bản mới, những tên cổ như Bản Cúc, Bản Nhò không còn nữa. Ở xã Phú Thượng có một địa danh nổi tiếng nữa là Mỏ Gà (suối Mỏ Gà, đình Mỏ Gà và xóm Mỏ Gà). Tên Mỏ Gà ra đời một cách khá hy hữu. Nhân dân nơi đây truyền nhau rằng từ xa xưa lắm rồi có một trận mưa rất lớn và một trận lũ lịch sử đã xảy ra. Tại một miệng hang của khe đá nơi nước lũ tuôn ra ào ào và có trôi ra theo rất nhiều lồng gà không biết nguồn gốc từ đâu. Địa danh Mỏ Gà xuất hiện từ đó và tồn tại đến tận ngày nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngày nay ở Võ Nhai, những xóm bản Tày còn mang rất nhiều tên mới, thường nhũng tên này có yếu tố Hán Việt.

Tân Sơn. Trường Sơn. Lam Sơn. Bình Sơn. Trung Sơn. Kim Sơn. Hạ Sơn. Xuyên Sơn. Ngọc Sơn. Phượng Hoàng. Tân Thành. Trung Thành. Lục Thành. An Thành ………

Đây đều là những tên gọi mới xuất hiện cách nay chỉ khoảng vài chục năm. Những bản Tày gốc do sự phát triển dân số, chia tách bản, sự di cư của các dân tộc khác mới đến thường không duy trì được những tên cũ. Trường hợp bản Cúc đã nêu trên là một ví dụ. Nhân dân nơi đây còn lưu truyền câu nói: “Nhất thôn, nhất xã, nhất đình môn”- một thôn, một xã, một đình. Những tên gọi ngày nay ở Cúc Đường có từ khi người H’Mông, người Dao và một số dân tộc khác di cư đến cộng với sự phát trển dân số nội tại đã buộc chính quyền địa phương phải chia tách, thành lập các bản mơi nhằm thuận lợi cho công tác quản lý hành chính. Có thể nói, những tên mới này mang tính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hiện đại” và trừu tượng hoá hơn nhưng thường nó vẫn xuất phát từ cách đặt

tên gắn liền với địa lý, điều kiện tự nhiên,… của xóm bản đó.

Trong quá trình điền dã thực đia, chúng tôi không thể có điều kiện đến và điều tra tất cả các địa danh có người Tày sinh sống ở Võ Nhai, thông tin cũng chưa được đầy đủ. Vì vậy, những tên xóm bản được lấy làm ví dụ ở trên, một vài trong số đó có thể là những bản của người Nùng, Dao, H’Mông. Nhưng dù sao, các xã phía Bắc huyện Võ Nhai cũng có đa số người Tày sinh sống. Nền văn hoá Tày bao trùm toàn bộ khu vực này.

Như vậy, qua việc tìm hiểu dù chỉ ở mức độ sơ lược những tên gọi của các bản người Tày, chúng ta cũng đã thấy ẩn trong đó những vấn đề rất đáng quan tâm và rất có ý nghĩa trong việc nghiên cứu tổng quát thiết chế của làng bản người Tày, kể cả trong quá khứ lẫn hiện tại. Tình yêu của cư dân Tày đối vơi khu vực cư trú của họ, rộng ra là với quê hương đất nước được thể hiện ngay trong cách đặt tên nhưng làng bản, dù đơn giản nhưng trong đó là cả sự gửi gắm và một niềm tin mãnh liệt. Phần lớn những tên gọi đã có từ rất lâu đời đó tồn tại dai dẳng và có tính bảo lưu rõ rệt. Chúng đã thân thiết và trở

Một phần của tài liệu Làng bản cổ truyền của dân tộc tày ở huyện võ nhai thái nguyên (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)