Kiến trúc công cộng và các hoạt động cộng đồng

Một phần của tài liệu Làng bản cổ truyền của dân tộc tày ở huyện võ nhai thái nguyên (Trang 70)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2.4. Kiến trúc công cộng và các hoạt động cộng đồng

2.2.4.1. Kiến trúc công cộng: Trong các dạng nhà công cộng của người Tày ở Võ Nhai phổ biến nhất là đình bản và miếu thờ thổ công

Đình là nơi để thờ Thành hoàng, thờ những người có công lập và bảo vệ bản làng, thờ cả anh hùng dân tộc. Trong các bản Tày xưa ở Võ Nhai hầu như bản nào cũng có Đình. Có khi vài bản chung một đình. Những ngôi đình nổi tiếng chúng ta có thể kể đến ở vùng này là: Đình Mỏ Gà (bản Mỏ Gà- Xã Phú Thượng) được xây dựng trước năm 1938, được vua Khải Định ban sắc phong. Đình thờ ba vị thần là: Đức ông Tăng Đạo, Đức ông Hoàng minh Đại vương, và Đức vua Thần nông. Đình Cúc (bản Cúc – Xã Cúc Đường) thờ năm vị thành hoàng. Đình Thượng Nung ( xã Thượng Nung ); Đình Na Đồng (Đình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đầu – Xã Vũ Chấn) đều là những ngôi đình được cấp sắc phong. Trong đó đình Thượng Nung được coi là lớn và đẹp nhất. Điểm chung của những ngôi đình lớn ở khu vực 6 xã phía Bắc Võ Nhai là ngoài thờ Thần nông và các vị thành hoàng khác thì đề có thờ cả anh hùng dân tộc, thần Dương Tự Minh được rước từ đền Đuổm sang.

Qua điều tra chúng tôi thấy được những ngôi đình bản của người Tày ở đây chủ yếu được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, có ngôi được dựng sớm hơn nữa. Việc xây dựng đình là công việc chung của bản, mỗi nhà đều phải cử người tham gia đóng góp ngày công, tuỳ theo suất đình mà số lượng gỗ, vật liệu đóng góp để dựng đình có thể ít hay nhiều. Ngoài ra, họ cũng phải góp tiền để thuê thợ dựng đình. Thợ chính xây dựng hầu hết là người Kinh thuê từ dưới xuôi lên.

Việc xây dựng đình khá công phu và phải qua nhiều giai đoạn: chọn đất, chọn địa điểm dựng đình do thầy mo, thầy địa lý đảm nhiêm. Theo quan niệm truyền thống của đồng bào thì hướng đình tốt nhất là hướng Đông – Tây, có sông suối uốn mình là rất tốt, hay sông, suối núi trùng điệp bao quanh lại càng tốt hơn. Dựng đình phải tránh nơi có con suối chạy thẳng vào đình rồi đột ngột rẽ đi, tránh vách núi đứng thẳng ngay trước mặt đình. Nhìn chung, đình bản được dựng ở những nơi thoáng đãng, rộng rãi, thường là giữa cánh đồng, có cây cổ thụ và mặt bằng thuận lợi cho việc tổ chức vui chơi, lễ hội. Ví dụ như: Đình Na Đồng, còn gọi là Đình Đầu được dựng ở giữa cánh đồng 40 mẫu. Đình Cúc được dựng tại hung lũng bằng phẳng nay là cánh đồng trung tâm xã Cúc Đường. Đình Mỏ Gà cũng toạ lạc giữa một vùng đồng rộng. Ngày khởi công dựng đình được chọn rất cẩn thận và đều phải là những ngày tốt,

mỗi ngôi đình bản của người Tày thường phải dựng trong vòng vài tháng mới xong.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đình thường có kết cấu bốn mái và bị ảnh hưởng lớn bởi kỹ thuật dựng nhà sàn cùng với kỹ thuật dựng đình của người Việt. Các ngôi đình thường được lợp bằng gianh, lá cọ và cả ngói âm dương. Gỗ để dựng đình thường được chọn rất cẩn thận, chủ yếu là những loại gỗ quý trong vùng như: nghiến, lát, táu... Ví như đình lớn nhất vùng là đình Thượng Nung, nhân dân ở đây còn truyền lại rằng Đình có tới 60 cột to một người ôm không xuể, các cột đều bằng nghiến rất tốt. Cột là cột tròn được bào nhẵn, không chôn mà kê đá tảng. Nội thất của đình được trang hoàng lộng lẫy bằng sơn son thiếp vàng, những câu đối bằng chữ Hán, hình rồng chầu... Suốt hàng thế kỷ, đình này là nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng nổi tiếng và là niềm tự hào của cư dân trong vùng.

Về kết cấu mặt bằng, đình được lát bằng gỗ ván cách mặt đất 30-40 cm, chỉ trừ một nửa gian giữa vì đấy là đường tiến vào khi hành lễ. Sân đình ở hai bên dành cho những già bản và người có chức vị ngồi. Đây là những dấu vết đậm nét của ngôi nhà sàn truyền thống được đưa vào đình. Ở những ngôi đình lớn như đình Thượng Nung và đình Cúc thì chính giữa là cung đường có quy mô lớn, gian giữa là nơi làm lễ. Điện thờ có đủ các tượng thần. Tổng thể chiều dài của một ngôi đình có thể lên đến trên 20m.

Trong các bản Tày, đình là trung tâm của các hoạt động cộng đồng: thờ cúng, tín ngưỡng, vui chơi, hội họp, bàn bạc... Đình bản và những sinh hoạt tại đó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cố kế mối quan hệ tình làng nghĩa xóm giữa những người dân, những gia đình và dòng họ trong bản. Việc thờ cúng chung và sinh hoạt văn hoá cộng đồng là những nét cơ bản nhất trong tính chất của đình bản ở người Tày.

Đình bản cũng là ví dụ điển hình và là biểu trưng cho sự gần gũi văn hoá giữa người Kinh và người Tày ở nơi đây. Văn hoá của người Kinh đã ảnh hưởng khá mạnh ở vùng này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đình thì hầu hết bản nào cũng có, nhưng chùa thờ Phật thì lại vắng bóng ở khu vực này.

Ngoài đình bản thì ở vùng này bản nào cũng có miếu thờ thổ công chung, dù là bản lớn hay bản nhỏ, lâu đời hay mới thành lập. Miếu thờ thổ công đều do những người đầu tiên dựng bản lập nên.

Về quy mô, miếu không lớn bằng đình. Miếu thường được làm bằng gỗ hoặc tường trình, mái lợp gianh hoặc ngói máng. Miếu dựng bằng gỗ có hình dáng giống như những ngôi nhà sàn thu nhỏ. Phần sàn chính là bệ thờ. Miếu là nơi gắn liền với những nghi lễ tôn giáo- tín ngưỡng truyền thống của người Tày nơi đây cũng như dân tộc Tày ở các địa phương khác.

Miếu được coi là nơi linh thiêng thường đặt tại đầu bản, dưới những gốc cây cổ thụ, thường là cây đa (như miếu thổ công ở bản Cúc) xung quanh là rừng cấm, không ai dám tới chặt nên rậm rạp (miếu bản Na Đồng và nhiều bản khác ).

Nói chung về những kiến trúc công cộng thì người Tày gần giống với người Nùng và một số dân tộc khác cùng ngữ hệ. Đình bản thì phổ biến hơn người Nùng và chịu ảnh hưởng mạnh của văn hoá đình làng của người Kinh. Tuy nhiên tính đến thời điểm này, những ngôi đình bản Tày ở Võ Nhai hầu hết không còn tồn tại, chỉ còn vài ngôi với quy mô và vai trò khác trước nhiều như: đình Thượng Nung, đình Mỏ Gà. Miếu thổ công cũng còn rất ít ở vùng này. Người ta thờ thổ công tại những ban, miếu nhỏ được lập tại nhà là chủ yếu. Những kiến trúc quan trọng nhất với sinh hoạt văn hoá cộng đồng truyền thống của người Tày nơi đây đang đứng trước nguy cơ mất hẳn. Về vấn đề này chúng tôi xin được trình bày kỹ hơn tại phần những biến đổi của bản Tày từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy, đình bản và miếu thờ thổ công chung là hai công trình kiến trúc quan trọng nhất trong các làng bản Tày truyền thống. Chúng có mối quan hệ mật thiết với các hoạt động thờ cúng chung và lễ hội của cộng đồng.

2.2.4.2. Các hoạt động cộng đồng

Trong các bản người Tày ở Võ Nhai, những hoạt động cộng đồng đáng chú ý nhất là thờ cúng chung và lễ hội. Ở đây, chúng tôi chỉ xin đi sâu vào giới thiệu hai vấn đề này với những nét đặc trưng và điển hình cho những hoạt động cộng đồng của làng bản.

Thờ cúng và lễ hội (lễ và hội) ở vùng dân tộc Tày cũng như nhiều dân tộc khác luôn gắn liền với nhau. Lễ và hội bổ sung, hoà quyện với nhau càng làm cho những sinh hoạt cộng đồng có ý nghĩa tưng bừng hơn. Là cư dân nông nghiệp lúa nước từ bao đời, lễ hội của các làng bản người Tày ở Võ Nhai thể hiện rõ tín ngưỡng nông nghiệp. Nó gắn với nhịp điệu mùa màng ở nơi đây. Người ta thường tổ chức cúng thần và lễ hội vào những dịp “thong

thả dân gian nghỉ việc đồng”, những thời điểm “ xuân thu nhị kỳ”.

Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng với quy mô không thể to lớn hơn so với bất kỳ hình thức sinh hoạt văn hoá nào trong truyền thống. Lễ hội người Tày chắc chắn cũng như của nhiều dân tộc khác, có nguồn gốc từ sinh hoạt tín ngưỡng, đến một thời điểm văn hoá tương đối phát triển. Từ hạt nhân có ý nghĩa hội tụ lòng tin hư ảo, con người tiến lến biểu dương sức sống mãnh liệt của mình dưới hình thức cả cộng đồng. Phần “Hội” ngày càng phát triển phức tạp trên cơ sở gắn bó chặt chẽ với các nghi thức đặc thù được toàn thể cộng đồng chấp nhận. Khi hội gắn liền với lễ, yếu tố tín ngưỡng chỉ còn là một động lực. Con người giữa cộng đồng đến với lễ hội có một phần hấp dẫn theo cái động lực ấy để cùng bày tỏ những mơ ước, khát vọng con người trong niềm cộng cảm thiêng liêng: cầu khoẻ mạnh, sống lâu con đàn cháu đống (cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mình và cộng đồng mình), cầu cây trái bông to, quả mập hạt (ngũ cốc), cầu gia cầm gia súc sinh sôi...con người đến với lễ hội còn với động lực khác:sự cộng sinh, sự hoà hợp đem lại cho họ niềm sức mạnh,niềm hân hoan vui sướng. Trong tâm lý tràn đầy hứng khởi, con người hơn lúc nào hết có dịp để phô diễn khả năng, sức lực và vẻ đẹp của mìn. Chính vì lẽ đó, ở lễ hội người ta sống hết mình trong những hành động có tính quy ước của cả cộng đồng, đã trở thành truyền thống có tính dân tộc. Ở lễ hội, người ta có dịp “thăng hoa” một vẻ đẹp của cộng đồng dưới dạng kết tinh, mọi người đều cùng môt ý nghĩ: Mặc đẹp nhất; nói hay nhất; múa khéo nhất; ăn ngon nhất; vui chơi thoải mái nhất. Trong không khí trống chiêng động trời, mầu cờ sắc áo rực rỡ chan hoà không gian trở nên bao la, lòng người trở nên náo nức, người ta thi tài, thi khoẻ, chọn bạn trăm năm, cầu được ước thấy. Lễ hội ở miền xuôi đã vậy, ở miền núi càng như vậy. Giữa thảm xanh đại ngàn, người Tày ra khỏi nhà gặp suối, ra khỏi ngõ gặp rừng, họ tìm đến hội găp tính (tức đàn tính). Nói như vậy đủ biết lễ hội có ý nghĩa quan trọng như thế nào trong đời sống

tinh thần của đồng bào [18].

Lễ hội quan trọng nhất trong năm của người tày ở Võ Nhai là hội xuống đồng (theo tiếng Tày là “lồng tồng”) được tổ chức vào tháng giêng âm lịch hàng năm. Ngoài ra, không thấy tồn tại các lễ hội khác. Lễ hội được tổ chức tại khuôn viên khu vực đình bản. Ngày tổ chức hội trong khu vực của những bản khác nhau thường được bố trí lệch nhau vài ngày, ít khi trùng nhau. Đình Cúc tổ chức hội vào ngày 12 tháng giêng. Đình Mỏ Gà 18 tháng giêng, ... Người ta tổ chức như vậy cốt để mời đươc đông khách thâp phương, những người đồng tộc, đồng bào ở những khu vực lân cận tới dự hội của bản mình.

Trong các đình bản Tày ở Võ Nhai có chức danh được gọi là “Ông xôn’’ trông coi, cai quản đình. Ông được dân bản bầu ra với nhiệm kỳ 3 năm,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thường là luân phiên giữa các người già trong bản. Chuẩn bị lễ hội, ông xôn có trách nhiệm cùng với trưởng bản và những người cao tuổi trong bản lên kế hoạch. Ông cũng là người kiểm tra các mâm cỗ trong ngày hội do từng gia đình mang đến.

Cỗ trong lễ hội lồng tồng được chia ra làm 2 loại là cỗ chung và cỗ riêng. Cỗ chung, còn được gọi là cỗ “tam sinh” phải đủ 3 món thịt trâu, lợn, gà hoặc lơn, dê, vịt. Phần cỗ riêng là trách nhiệm đóng góp của mỗi gia đình. Theo luật tục của các bản thì cỗ riêng được quy định là một xuất đinh phải góp một mâm. Các món trong những mâm cỗ riêng của mỗi gia đình thường được quy định tối thiểu ít nhất thường có thịt gà, gạo nếp, một vài loại bánh và một chai rượu. Tuy được coi là trách nhiệm nhưng các gia đình thường coi đây là quyền lợi thiêng liêng của mình và rất vui vẻ chuẩn bị. Người ta cố gắng làm mâm cỗ nhà mình sao cho càng to, càng thịnh soạn càng tốt, nhằm được “mát mặt” với dân bản và tuyệt đối không muốn bị nhắc nhở, cảnh cáo sau khi ông xôn kiểm tra mâm cỗ nhà mình. Phần cỗ riêng của mỗi gia đình mang đến đóng góp này, sau khi chủ tế làm lễ xong được ngả ra ăn ngay tại đình, mọi người dù là dân bản hay khách thập phương đến đều được ăn cỗ bình đẳng và rất vui vẻ. Hội càng đông khách đến dự càng đông vui và được coi là thành công.

Ngoài làm cỗ, công tác chuẩn bị còn có các công việc như: làm mặt bằng để tổ chức các trò chơi, làm quả còn, vòng khuyên,... và rất nhiều công viêc khác như thu quỹ để trao giải trong các trò chơi. Những công việc này đều được phân công cụ thể cho các gia đình, thậm chí đến từng thành viên. Những hội lồng tồng truyền thống trong khu vực thường được tổ chức làm sao cho năm sau lớn hơn năm trước. Ý thức tự giác, tự trọng và tự tôn được người dân trong mỗi bản thể hiện rõ qua những lễ hội này. Dù đang bận rộn cộng việc đến đâu thì mọi người dân và gia đình trong bản cũng sẵn sàng gác lại với một tâm lý rất háo hức chuẩn bị và đón chờ ngày hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Công tác chuẩn bị đã xong và người ta thường tổ chức lễ hội trong 2 ngày. Nghi thức đầu tiên trong lễ hội là lễ tế thần nông. Người phụ trách việc tế lễ trong lễ hội thường là các thầy Tào. Mục đích là cầu cho mưa thuận gió hoà, việc đồng áng được thuận lợi, mùa màng trong năm được bội thu, mọi người được khoẻ mạnh sống lâu. Vì vậy, lễ hội tế thần và nghi thức rước thân nông được tổ chức rất long trọng và cẩn thận. Sau nghi lễ đó, có thể tuỳ theo bản sẽ có một lão nông có kinh nghiệm và thành quả làm ăn tốt được mời để hạ một đường cày tượng trưng có ý nghĩa khai vụ tại mảnh ruộng gần đình bản.

Phần lễ kết thúc, ông chủ tế sẽ tuyên bố mọi người được phá cỗ vui vẻ và chơi rất nhiều trò chơi trong dân gian. Các trò trong những ngày lễ hội lồng tồng của vùng này phổ biến gồm: thi đấu cờ người, kéo co, thi bắn, hát lượn, đấu vật,.... Trong đó quan trọng nhất và không bao giờ thiếu trong những dịp lễ hội này là trò chơi tung còn. Nó mang đậm tín ngưỡng phồn thực, đồng thời cũng hết sức vui vẻ nên thu hút rất nhiều thanh niên nam, nữ tham gia.

Họ quan niệm “pỏng còn” tức là cây mai uốn ngọn là cây vũ trụ, quả còn là

vật giao duyên, những hạt bông, hạt thóc trong quả còn đã trở thành vật thiêng sau một hành động giao phối âm, dương tượng trưng. Mỗi mâm cỗ có bầy 2 quả còn là đủ đôi. Quả còn là những hạt mầm sống trong đó đã được truyền hơi ấm của 2 người, giữa ngày xuân vạn vật sinh sôi nảy nở. Ý niệm và hành động lễ thức phồn thực ở trò chơi tung còn thật sâu sắc và tế nhị” [18, tr.240- 242].

Qua điền dã, chúng tôi thấy môt điều đặc biệt trong lễ hội lồng tồng của người Tày ở Võ Nhai là cùng với các trò chơi dân gian phong phú thì có thêm

Một phần của tài liệu Làng bản cổ truyền của dân tộc tày ở huyện võ nhai thái nguyên (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)