7. Cấu trúc của đề tài
2.1.2. Không gian sinh tồn
“Làng bản trước hết đó là không gian sinh tồn được phân định và được các cộng đồng làng bản khác thừa nhận. Trong không gian sinh tồn đó có đất đai để lập bản làng với những ngôi nhà được cất dựng theo những quy cách riêng, có đất canh tác gồm ruộng nương hoặc nương rẫy, những khoảnh rừng dự phòng, rừng cấm, rừng đầu nguồn nơi con người có thể săn bắt, hái lượm…có đất đai để làm nghĩa địa, có bãi chăn thả gia súc, có dòng suối để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Vậy nói đến “không gian sinh tồn” của một cộng đồng dân cư là chúng ta xét đến vị trí địa lý, cảnh quan tổng thể, khung cảnh sản xuất, kết cấu hình thể, những hoạt động kinh tế của dân cư,… trong tổ chức dân cư đó. Không gian sinh tồn của người Tày nói chung và người Tày ở Võ Nhai nói riêng có những đặc trưng nhất định.
2.1.2.1. Vị trí địa lý và địa vực của bản Tày
Các nhà nghiên cứu khi nghiên cứu về nguồn gốc của dân tộc Tày ở Việt Nam đều thống nhất rằng tổ tiên của họ là cư dân bản địa. Họ là một bộ phận dân cư thuộc cộng đồng Bách Việt đông đảo. Cùng với các nhóm trong cộng đồng Bách Việt, người Tày từ rất sớm đã biết canh tác ruộng lúa nước. Đối với họ nguồn nước là sự sống còn. Gần nguồn nước là tiêu chí đầu tiên trong việc chọn đất dựng bản của người Tày.
Người Tày ở Võ Nhai thường tụ cư ở những vùng giáp ranh giữa rừng và ruộng, gần đó thường có những con suối hay sông nhỏ chảy qua. Nguồn nước từ sông, suối không những được dùng cho sinh hoạt, ăn uống, tắm giặt mà quan trọng hơn cả nó là yếu tố tiên quyết trong việc canh tác cây lúa nước. Theo tư liệu qua điền dã, chúng tôi thấy được, dọc những con suối ở Võ Nhai, đặc biệt là sông Nghinh Tường là san sát các bản của người Tày. Ví dụ dọc con suối có tên là suối Luông thuộc xã Vũ Chấn thì lần lượt là các bản: Na Mấy, Na Rang, Na Đồng, Na Cà.
Cũng như nhiều dân tộc thiểu số khác ở phía Bắc, làng bản của người Tày thường được toạ lạc trên những khu đất cao, tựa lưng vào núi, hướng xuống thung lũng hoặc nơi thoáng đãng, thấp hơn là những cánh đồng cạnh những con suối lớn, nhỏ. Khu vực cư trú của đồng bào thường không tách khỏi khu vực sản xuất. Nhà, ruộng, nương thường liền kề nhau. Điều này có khác so với các dân tộc có truyền thống đốt nương làm rẫy. Khu cư trú của họ thường cách xa nương rẫy nhằm tránh nguy cơ hoả hoạn khi đốt nương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Người Tày thuộc một trong những dân tộc đã sống định cư từ lâu đời. Các làng bản của họ thường cố định, chỉ chọn một lần. Ngoài yếu tố gần nguồn nước là tiêu chí đầu tiên để chọn đất dựng bản, đồng bào còn quan tâm đến nhiều yếu tố khác khi chọn nơi định cư. Địa hình dựng bản, dựng nhà cửa của họ thường là những thung lũng tương đối bằng phẳng nhưng vẫn đảm bảo sự cao ráo, thoáng đãng. Xung quanh hoặc không xa nơi cư trú phải có đất canh tác làm ruộng, làm nương. Người Tày là những cư dân sống ở vùng thấp. Chúng ta không thấy ở đâu những làng bản người Tày đặt treo leo trên những vùng rẻo cao. Điều này là một truyền thống khác biệt so với dân tộc H’Mông, Dao và một số dân tộc ít người khác. Cây lúa nước đã tồn tại gắn liền với quá trình phát triển của dân tộc Tày. Ngoài ra yếu tố phong thuỷ và tôn giáo cũng được đồng bào để ý tới trong việc chọn đất lập bản làng, dựng nhà.
Mỗi bản Tày cũng như nhiều dân tộc khác sống ở vùng núi thường có địa vực cư trú riêng bao gồm đất ở, đất canh tác, rừng rú, sông suối, bãi chăn thả gia súc…Ranh giới giữa các bản thường được xác định tương đối theo đường phân thuỷ, eo núi, sông suối hoặc đường xá. Từ đời này qua đời khác các thế hệ cư dân truyền cho nhau biết về cương vực của làng bản mình. Mọi người dân trong làng vì thế mà nhận rõ ranh giới phân định bản mình với các bản xung quanh. Trước kia, người Tày thường ít khi sống xen cư với các dân tộc khác, các bản thường ở những khu biệt lập cách xa nhau. Vì vậy ý thức về ranh giới của người dân trong bản được thể hiện rõ ràng. Đối với họ, đó là của chung, cùng có quyền lợi được ở, được canh tác, săn bắn và cùng có nghĩa vụ bảo vệ. Ý thức về một địa vực cư trú góp phần hình thành nên ý thức về dân tộc, về cộng đồng chung, một cộng đồng dân cư có tổ chức ổn định.
2.1.2.2. Quy mô của các làng bản Tày ở Võ Nhai
Người Tày đã có mặt ở Việt Bắc nói chung và ở Võ Nhai nói riêng hàng ngàn năm. Các tài liệu đã chững minh họ tham gia tích cực vào các sự kiện,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
biến cố lịch sử xảy ra trong lịch sử ở khu vực vùng này như: Cuộc kháng chiến chống Tống thế kỷ XI và Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nhà Minh thế ký XV. Người Tày nằm trong những những nhóm cư dân đầu tiên khai phá vùng đất này. Các bản Tày cũng ra đời sớm cùng với quá trình định cư của dân tộc này ở Võ Nhai. Tuy nhiên lúc đó quy mô mỗi bản là rất nhỏ, thường là dưới 10 nóc nhà, cá biệt chỉ có 02- 03 nhà một bản. Những bản trên 30 nhà đã được coi là lớn. Đến đầu thế kỷ thứ XX, quy mô các bản Tày vẫn chưa được cải thiện nhiều. Ví dụ: bản Trường Sơn (xã Cúc Đường) ngày nay nằm ở trung tâm xã, dân cư đông đúc nhưng vào những năm 1930 - 1940 (lúc đó có tên là bản Cúc), bản chỉ có 05 hộ Tày gốc. Theo lời kể của cụ Nông Tiến Hỷ - 87 tuổi thì họ Nông định cư đầu tiên ở đây, đến nay đã được khoảng trên dưới 10 đời. Cả một vùng thuộc xã Cúc Đường ngày nay trước năm 1945 chỉ có người Tày cư trú với 02 bản là bản Cúc và bản Nhò, mỗi bản chưa đến 10 nóc nhà. Xóm Mỏ Gà (trước có tên là Làng Hang), xã Phú Thựơng vào năm 1937 cũng chỉ có khoảng 07 – 08 nhà, Bản Na Đồng - xã Vũ Chấn ngày nay là bản đông nhất xã với hơn 80 hộ dân tộc Tày, nhưng trước năm 1945 bàn này cũng chỉ có 08 – 09 hộ dân.
Điều này không chỉ có ở Võ Nhai mà tại những địa phương có tỷ lệ rất cao dân tộc Tày sinh sống như Lạng Sơn, Cao Bằng theo số liệu thống kê còn giữ được “thì những bản nhỏ nhất chỉ có 02 hoặc 03 nhà, những bản trên 30 nhà đã được coi là những bản lớn. Tài liệu thống kê 16 xã của Châu Cao Lộc - Lạng Sơn vào năm 1938 cho thấy trong 117 thôn bản thì có 10 bản, tức 8,5% trên 30 nhà và 15 bản, tức 12,8% dưới 5 nhà. Cá biệt có điểm cư trú chỉ
có 01 nhà” [23, tr.152 - 153]. Ngoài ra các dân tộc ít người khác ở Việt Nam
trong những bản làng truyền thống của họ cũng thường chỉ có dưới 10 hộ gia đình. Quy mô lớn hay nhỏ của mỗi bản Tày thường do mức độ ít hay nhiều của ruộng đất canh tác quyết định. Những thung lũng lớn và tương đối bằng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phẳng cạnh sông suối thường có một hoặc vài bản đông đúc cùng định cư. Những bản tại đó, dân cư sống tập trung và quây quần hơn, bởi đó là những địa điểm tụ cư lý tưởng của người Tày. Những nơi có điều kiện khó khăn hơn về địa hình, diện tích đất canh tác ít, đất lại không màu mỡ thường quy mô của mỗi bản rất nhỏ, có vài gia đình. Những gia đình trong bản lại sống rải rác thành vài xóm. Có khi mỗi gia đình ở một quả đồi hay một khe núi riêng biệt.
Trong quá trình định cư và khai phá đất đai của người Tày ở nơi đây, xu hướng tách lập thành những bản mới liên tục diễn ra. Một hoặc hai gia đình, có khi cả một dòng họ với mong muốn tìm đến định cư ở những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn cho sinh sống, làm ăn, lâu dần những nơi đó trở thành bản mới với tên gọi riêng. Quá trình định cư, khai phá, dân số tăng cộng thêm những thành phần cư dân khác di cư đến làm cho những bản nhỏ này ngày càng có quy mô lớn dần. Điều này diễn ra liên tục trong quá trình phát triển của dân tộc Tày ở Võ Nhai nói riêng và dân tộc Tày trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói chung.
Đó là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến việc hình thành những bản mới. Ở người Tày hầu như không có hiện tượng cả bản cùng nhau chuyển hẳn đi một nơi định cư khác, bởi truyền thống định canh, định cư đã có từ rất lâu đời ở dân tộc có cuộc sống gắn liền với cây lúa nước này. Như đã ví dụ ở trên, xã Cúc Đường ngày nay có tất cả 05 xóm bản nhưng giai đoạn đầu thế kỷ XX chỉ có 02 bản Tày gốc là bản Cúc và bản Nhò. Những cư dân ở các bản mới hầu hết có nguồn gốc từ hai bản này cùng với số cư dân các dân tộc khác di cư đến.
Bản người Tày phổ biến được cấu thành từ những gia đình phụ quyền thuộc các dòng họ khác nhau “Cộng đồng bản là một xã nông thôn độc lập,
lấy đơn vị nhà làm nền tảng” [23, tr.152]. Là một xã nông thôn nên quan hệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhỏ cũng thường chỉ có 02 - 03 dòng họ trở lên, cũng có bản lớn trên dưới 10 họ. Trong bản thường có một hoặc vài dòng họ có số nhân khẩu đông hơn, có vị thế và tiếng nói có trọng lượng hơn so với các dòng họ khác. Những họ đó thường là những cư dân đầu tiên của bản, có công khai phá, lập bản làng. Thường thì những phần ruộng tốt thuộc về họ và đương nhiên, các chức vị quan trọng trong bản do người của họ giữ. Ví dụ: bản Na Đồng (Xã Vũ Chấn) theo thống kê có tới gần 10 họ khác nhau, có số hộ và nhân khẩu đông hơn cả, lần lượt là các họ Hoàng, Ma, Lý, Nguyễn. Họ Hoàng và họ Ma đã định cư ở bản này lâu đời nhất. Xóm Mỏ Gà (xã Phú Thượng) có họ Hoàng, họ Nông là những họ lớn đã định cư rất lâu đời ở đây. Một bộ phận người Tày trong đó có họ Lành đã di cư từ Lộc Bình, Bình Gia (tỉnh Lạng Sơn) đến đây do phải chạy Nhật vào những năm 40 - Thế kỷ XX. Dân tộc Nùng và Kinh chuyển đến đã làm cho dân số và số họ trong bản tăng lên đáng kể. Bản Trường Sơn (xã Cúc Đường) cũng có gần 10 họ. Họ Hoàng, Nông, Nguyễn, Lương định cư ở đây lâu nhất, có số hộ đông nhất.
Trong quá trình sưu tầm tư liệu điền dã, tuy không thể đến hết các bản Tày ở Võ Nhai do điều kiện, nhưng chúng tôi thấy rằng không thể tìm thấy ở Võ Nhai bản nào của người Tày chỉ có duy nhất một dòng họ. Điều này theo suy luận logíc là có thể có nơi như chúng tôi trình bày ở trên thì sự thành lập những bản mới bắt đầu 01 - 02 gia đình hoặc cả một dòng họ có nhu cầu tìm đất định cư và canh tác ở một nơi thuận lợi hơn chỗ cũ của họ. Những bản mới đó hoàn toàn có thể chỉ có một họ trong một thời gian nhất định. Điều này chúng ta thấy điển hình ở Bản Chu, xã Hùng Sơn, huyện Tràng Định, Lạng Sơn vốn chỉ có một dòng họ Nguyễn lên đây khai phá định cư [23,tr.157].
Những bản có nhiều dòng họ thường là bản lớn, có số nhân khẩu đông và đã được lập từ rất lâu. Ngược lại, những bản có một đến hai họ là những bản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhỏ hơn hoặc bản mới thành lập. Từ những năm giữa thế kỷ XX trở lại đây, trong mỗi bản Tày,số họ và số nhân khẩu tăng lên nhanh chóng. Người Tày trong lịch sử không có thói quen sống xen cư với các dân tộc khác, trừ với người Nùng do cùng nguồn gốc và có rất nhiều nét tương đồng, nhưng khi có các dân tộc khác di cư đến thì họ cũng rất hoà thuận với dân tộc này. Người Kinh từ dưới xuôi lên với hình thức làm con nuôi, lên theo chính sách khai hoang của Đảng; Người H’Mông, người Dao từ Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang xuống được người Tày nhượng đất đai và hoà vào cộng đồng Tày nơi đây. Văn hoá giữa các dân tộc có sự giao lưu, bổ trợ nhưng văn hoá Tày truyền thống vẫn được bảo lưu cơ bản trong các dòng họ Tày gốc và trong những bản mà người Tày đã định cư từ trước.
2.1.2.3. Kết cấu hình thể của làng bản
Vùng cư trú của người Tày ở Võ Nhai không có những cánh đồng lớn, những thung lũng cũng không rộng. Vì vậy các bàn Tày nơi đây thường phân bố rải rác. Mỗi bản cũng thường chia ra làm vài chòm xóm nhỏ, phân bố tương đối biệt lập nhưng đều hướng ra cánh đồng hoặc đường giao thông. Điều này rất khác so với làng Việt ở Đồng bằng Bắc bộ. Cổng làng là yếu tố rất đặc trưng ở làng Việt thì không có ở bản Tày và các dân tộc thiểu số khác. Điều kiện tự nhiên, địa hình ở đây khác xa so với đồng bằng.
Giữa các bản với nhau và giữa các xóm trong một bản được phân định bởi những yếu tố địa lý tự nhiên như: quả núi, con suối, cánh đồng...thậm chí những ranh giới đó chỉ tồn tại trong ý thức của dân bản. Các làng bản người Tày ở Võ Nhai không có luỹ tre xanh hay những hàng cây, những yếu tố nhân tạo bao bọc. Làng bản ở đây cũng không được bố trí theo tính chất phòng thủ như một số bản Tày vùng giáp biên của Cao Bằng, Lạng Sơn hay như các dân tộc vùng Thượng ở Tây Nguyên trong thời kỳ kháng chiến. Đây là những bản làng mở, người ta không rào giậu xung quanh bản làng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Như đã trình bày, các bản làng người Tày thường ở vùng thấp, gần nguồn nước và đường giao thông chính có thể chạy qua giữa các bản hoặc cạnh đó. Nếu đi dọc theo con đường từ La Hiên lên xã Nghinh Tường, chúng ta sẽ đi qua rất nhiều làng bản Tày và hai bên ven đường dọc thung lũng cũng vậy. Những bản này thường có lịch sử khá lâu đời.
Mỗi xóm trong bản thường có vài gia đình. Những xóm này được nối với nhau và nối với đường giao thông chính bằng những con đường đất, đường đá do đồng bào tự làm. Điều kiện giao thông từ xưa đến nay tại vùng này còn rất khó khăn.
Làng bản người Tày trong truyền thống thường dựa lưng vào núi, mặt hướng ra thung lũng, cánh đồng. Các ngôi nhà trong bản thường theo một hàng lối nhất định. Hướng nhà có điều chỉnh chút ít dựa vào tuổi của gia chủ. Đây là nguyên tắc truyền thống trong việc dựng nhà của người Tày. Người ta tránh những ngọn núi có hình thù quái dị đứng trước bản, những con sông, suối đâm thẳng vào bản.
Ở người Tày khu vực cư trú và canh tác không biệt lập với nhau mà tuỳ