Vai trò của làng bản

Một phần của tài liệu Làng bản cổ truyền của dân tộc tày ở huyện võ nhai thái nguyên (Trang 80 - 85)

7. Cấu trúc của đề tài

2.3.2 Vai trò của làng bản

"Làng bản không những là cộng đồng kinh tế tự cung tự cấp khép kín mà còn là một cộng đồng về văn hoá, mặt thể hiện rõ nhất là tín ngưỡng, lễ nghi liên quan đến ma bản và những lễ hội, sinh hoạt cộng đồng trong năm" [4, tr. 228] Làng bản của người Tày vẫn luôn là một tổ chức xã hội cơ sở. Trong thời kỳ phong kiến và thực dân, ở vùng Tày đã từng tồn tại những thiết chế hành chính trên bản như xã, tổng, châu hay huyện. Những thiết chế hành chính này thường phụ thuộc vào chính quyền trung ương mà luôn được thay đổi về mặt địa giới, khi nhập nơi này, khi tách nơi khác, nhưng hạt nhân cư trú cơ bản là bản thì vẫn tồn tại mãi. Sức sống dẻo dai của tổ chức làng bản của dân tộc Tày đã được chứng minh trong lịch sử.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mang bản chất là một tổ chức xã hội cơ sở, làng bản của dân tộc Tày là một cộng đồng xã hội tự quản, vận hành theo luật tục. Bộ máy điều hành của nó do dân bầu ra. Tính chất dân chủ ít nhiều đã tồn tại trong làng bản và những tổ chức xã hội trong đó. Tuy nhiên, đó mới chỉ là hình thức dân chủ sơ khai khi người ta bầu bán vẫn còn dựa nhiều vào tình cảm và sự nể trọng lẫn nhau. Nhưng, như đã giới thiệu, khi mà luật pháp của chính quyền trung ương còn chưa xác lập được địa vị ở đây thì bộ máy vận hành làng bản và luật tục có vai trò tối quan trọng đối với người dân trong bản và sự tồn tại, phát triển của mỗi làng bản. Trong hàng trăm năm, người dân Tày chỉ quen tuân thủ theo những luật tục riêng trong bản của họ với ý thức tự giác và với lòng tự trọng cao. Luật tục quy định và điều chỉnh mọi vấn đề, mọi mối quan hệ trong bản: Quy định về tài sản công cộng, những công việc chung của bản, quy định về các vấn đề khác như ma chay, cưới xin…Luật tục có thể nói như “luật

pháp riêng” của từng bản. Nó điều hành và điều chỉnh các mối quan hệ, cách

ứng xử của người dân theo những quy chuẩn riêng. Luật tục là tác nhân quan trọng tạo nên tính đặc trưng của mỗi làng bản.

Làng bản Tày với những luật tục của nó là một cỗ máy tổ chức và điều hành các công việc chung từ kinh tế cho đến các hoạt động văn hoá, tín ngưỡng như: Lễ hội, thờ cúng chung, xây đình, lập miếu, đắp phai đập, đào mương, săn bắn, đuổi thú dữ, chống trộm cướp,… Người ta nhìn vào luật tục, nhìn sang người láng giềng cùng bản, dưới sự điều hành của người đứng đầu hay của các già bản mà cùng nhau đoàn kết cố gắng hoàn thành tốt những công việc chung đó. Làng bản vì vậy mà có vai trò quan trọng trong việc củng cố sức mạnh cộng đồng, làm cho cộng đồng cư dân vượt qua những thách thức trong cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên và đấu tranh xã hội, chống ngoại xâm giúp cho dân tộc sống còn và phát triển. Mặt khác, làng bản là cộng đồng giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, chống lại mọi sự đồng hoá từ bên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngoài. Có thể nói, làng bản cổ truyền có tầm quan trọng đặc biệt và có vai trò lớn trong lịch sử phát triển của dân tộc Tày nói riêng và của Đại gia đình các dân tộc Việt Nam nói chung.

Tuy nhiên, không phải như vậy mà tổ chức làng bản cổ truyền của dân tộc Tày không mang trong mình nó những mặt tiêu cực, không phù hợp với xã hội hiện tại. Yếu tố tiêu cực ở đây chính là tính chất đóng kín của mỗi làng bản, đó là tính biệt lập địa phương của nó. Tính chất khép kín của các làng bản người Tày không mang tính chất đặc trưng như làng Việt truyền thống nhưng nó cũng rất đáng kể. Tính chất đóng kín và biệt lập ở đây thể hiện ở chỗ nó là cộng đồng của một nhóm cư dân nhỏ bé, có quan hệ chặt chẽ về huyết thống (theo dòng cha hoặc mẹ) và quan hệ láng giềng giữa những người đồng tộc. Làng bảng chỉ bớt khép kín hơn vào những dịp lễ hội khi mà người ta đến dự hội, giao lưu với các bản khác và nồng nhiệt đón chào những vị khách từ những vùng lân cận đến dự hội tại bản mình. Tính biệt lập cũng ít hơn ở những nơi trao đổi, buôn bản phát triển hơn. Ngày nay, theo đường lối đổi mới của Đảng ta cũng như xu thế hội nhập mạnh mẽ về kinh tế và văn hoá thì tính đóng kín biệt lập của làng bản cổ truyền phải vượt ra khỏi khuôn khổ truyền thống để hoà nhập vào cộng đồng lớn hơn, từ bản làng đến quốc gia và quốc tế, từ quan hệ huyết thống trong một tộc người đến quan hệ láng giềng với các dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Xét về mọi khía cạnh thì làng bản truyền thống của người Tày và vai trò của nó có những nét tương đồng đặc biệt với tổ chức làng bản của người Nùng anh em. Với tính chất là một tổ chức xã hội cơ sở, làng bản của người Tày cũng có nhiều nét giống với làng xã cổ truyền của người Việt. Nó cố kết tinh thần cộng đồng, bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của tộc người nhưng tính biệt lập của nó đã ít nhiều tạo nên sự trì trệ và cần được cải tạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua những biến động xã hội của các thời kỳ lịch sử thì vai trò của tổ chức làng bản, người Tày đã phải trải qua khá nhiều những thử thách. Thời kỳ mà hợp tác xã nông nghiệp được triển khai ở cấp độ cao ở vùng dân tộc Tày thì vai trò và chức năng của làng bản bị hạ xuống thấp nhất. Ban chủ nhiệm hợp tác xã đã tập trung vào tay họ những chức năng quan trọng của cộng đồng. Nguyên nhân sâu sa của việc này là do chúng ta chưa hiểu được đúng đắn và đầy đủ thực chất của bản sắc văn hoá các dân tộc, do chưa nhận thức và chưa giải quyết được tốt mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại. “Như vậy nguyên nhân của sự phá vỡ tổ chức bản làng là do chưa nhận thức được rằng ta hiện đại hoá là từ di sản truyền thống, không thấy rằng nền văn hoá xóm làng, văn hoá nông nghiệp không cản trở cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, không cần, và không được giải thể nó, mà phải cải

tạo nó để đi lên trong bước đường phát triển của đất nước" [4, tr.230]. Cũng

như ở nhiều vùng dân tộc khác thì từ năm 1986 khi Đảng ta quyết định đi theo đường lối đổi mới, hộ nông dân được làm chủ thể sản xuất thì phần nào thiết chế làng bản của người Tày đã được củng cố trở lại, đời sống trong bản làng đang được khởi sắc từng ngày.

Hiện nay vấn đề bảo vệ rừng và môi trường sống đang được đặt ra gay gắt hơn lúc nào hết, nhất là tại các xã phía Bắc huyện Võ Nhai - nơi có những cánh rừng đầu nguồn thì sở hữu công cộng của làng bản có ý nghĩa khẳng định chủ nhân sử dụng rừng, rẫy, sông suối của bản làng đó. Bản sẽ đứng ra quản lý, điều hoà và phân phối sao cho hợp lý, tránh tình trạng đất vô chủ. Bởi vậy, làng bản phải được coi như một người chủ sở hữu và sử dụng đất đai, rừng núi, góp phần hạn chế phá rừng, bảo vệ môi trường sống và phát triển tài nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khi thực hiện chủ trương giao đất khoanh rừng cho dân, địa phương nên lấy bản làng làm đơn vị giao đất. Sau đó, từng bản tự tổ chức giao đất cho dân bản thực hiện. Làm như vậy sẽ đạt được kết quả tốt hơn.

Đó là một vài ví dụ cho thấy tổ chức làng bản vẫn có vai trò và vị trí quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Muốn phát huy hơn nữa mặt tích cực này phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để tổ chức làng bản có thể làm tròn các chức năng đa dạng của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn CHƢƠNG 3

NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA LÀNG BẢN NGƢỜI TÀY Ở VÕ NHAI TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu Làng bản cổ truyền của dân tộc tày ở huyện võ nhai thái nguyên (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)