Những tồn tại, hạn chế trong quản lý Nhà nớc về đất đai ở Thái Bình.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai ở tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 40)

2.2.2.1. Những tồn tại, hạn chế

Qua 15 năm thực hiện chính sách, pháp luật đất đai của Đảng và Nhà nớc, đặc biệt từ năm 1993 đến nay công tác quản lý sử dụng đất đai của tỉnh Thái Bình đã đạt đợc những kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nớc đã thực hiện thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Từ khi có Luật đất đai năm 1993 các tổ chức và hộ gia đình, cá nhân đ- ợc giao đất ổn định lâu dài, đã khai thác tối đa tiềm năng của đất, phát huy quyền lợi, nghĩa vụ của ngời sử dụng đất và đề cao quyền sở hữu của Nhà nớc. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện quản lý Nhà nớc về đất đai còn bộc lộ những thiếu sót tồn tại chủ yếu sau:

- Việc ban hành và tổ chức thực hiện còn một số văn bản về quản lý sử dụng đất ban hành cha kịp thời, nội dung cha sát với thực tế và pháp luật, thiếu đồng bộ, tính khả thi không cao nhng chậm đợc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành thay thế.

Việc triển khai thực hiện một số văn bản còn chậm và hình thức, công tác tuyên truyền phổ biến hớng dẫn giáo dục pháp luật cho ngời dân cha thờng xuyên.

- Công tác đo đã lập bản đồ địa chính thực hiện trong một thời gian dài mới đạt trên 50% diện tích lại không chỉnh lý thờng xuyên nên tài liệu, số liệu không phù hợp với hiện trạng sử dụng đất cha đáp ứng đợc yêu cầu quản lý Nhà nớc.

Việc đánh giá phân hạng đất cha có quy định hớng dẫn cụ thể thống nhất của cơ quan Trung ơng nên cha triển khai thực hiện quản lý đồng bộ trong toàn tỉnh.

- Công tác lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất ở cấp huyện, đặc biệt là cấp xã còn chậm, cha tập trung, việc giao đất ở, đất chuyên dùng trớc năm 1997 cha đ- ợc quan tâm đúng mức nên ở cấp xã toàn tỉnh đã giao 425 ha đất không đúng thẩm quyền. Đất nông nghiệp giao theo Nghị định 64/CP cha chặt chẽ, thiếu kiểm tra, điều chỉnh, đã để các quỹ đất không đúng quy định; đất công ích để 12% vợt quá quy định 7%, thực hiện giao đất không thống nhất giữa các huyện, các xã gây thắc mắc, khiếu kiện trong nhân dân đến nay mới khắc phục đợc. Đất nông nghiệp giao rất manh mún (8-10 thửa/hộ) gây khó khăn cho quy vùng sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp nôngthôn

- Công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện chậm ở các loại đất: đất nông nghiệp, đất ở đô thị, đất ở nông thôn và đất các tổ chức đợc giao, đợc thuê. Hồ sơ địa chính không thống nhất còn 141 xã, thị trấn sử dụng tài liệu đo đạc theo Chỉ thị 299/TTg ngày 10-11-1980 của Chính phủ, 144 xã, phòng, thị trấn tuy đã có tài liệu địa chính nhng ở thời điểm lập hồ sơ địa chính khác nhau nên không thống nhất. Trong quá trình xử lý những thiết sót trong việc giao đất ở, đất nông nghiệp thực hiện dồn điền, đổi thửa hầu hết các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã phải cấp lại, hồ sơ địa chính phải chỉnh sửa.

- Công tác thanh tra việc chấp hành phấp luật đất đai cha chủ động thờng xuyên, việc xử lý của các cấp, các ngành cha kiên quyết kịp thời đã hạn chế hiệu quả của hoạt động thanh tra.

Việc giải quyết tranh chấp, đơn th khiếu tố về đất đai ở cấp huyện và đặc biệt là cấp xã cha kịp thời, chất lợng cha cao dẫn đến đơn th vợt cấp nhiều cha đợc khắc phục.

- Việc chấp hành pháp luật đất đai ở một số địa phơng, đơn vị và một bộ phận cán bộ, Đảng viên nhân dân cha nghiêm dẫn đến vi phạm chế độ quản lý và sử dụng đất, đặc biệt trong việc giao đất, cho thuê đất và lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích đợc giao đã góp phần làm mất ổn định nông thôn thời gian quan, đến nay mới cơ bản khắc phục đợc

2.2.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.

* Về khách quan:

Trong những năm qua, đất nớc ta đang trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, các chủ trơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nớc đang đợc xây dựng và hoàn thiện theo cơ chế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa, do vậy những chủ trơng chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nớc trong các lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hổi trong đó có lĩnh vực quản lý đất đai cha đợc hoàn chỉnh, đòi hỏi chúng ta vừa làm, vừa nghiên cứu tổng kết rút kinh nghiệm.

Đất đai là tài sản vô giá của quốc gia, là vấn đề lịch sử, phức tạp và hết sức nhạy cảm, trong khi đó luật đất đai ban hành năm 1997 đã đợc sửa đổi, bổ sung nhiều lần nhng vẫn còn nhiều quy định chung, nhiều vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn nhng thiếu các quy phạm để điều chỉnh, một số quy định không còn phù hợp, mâu thuẫn với thực tế cha đợc thay thế dẫn đến những vớng mắc, lúng túng khó thực hiện. Việc ban hành các ban hành các văn bản hớng dẫn thực hiện luật nhiều về số lợng nhng không kịp thời, cha gắn với thực tế trong nớc, quốc tế và cơ chế thị trờng hiện nay, một số lĩnh vực còn để hở, cha có văn bản hớng dẫn thực hiện, một số văn bản ban hành nội dung chồng chéo, không đồng bộ, mẫu thuẫn

với nhau, một số văn bản không còn phù hợp với thực tiễn nhng chậm đợc bổ sung, thay đổi đã tác động hạn chế nhiều đến công tác quản lý Nhà nớc về đất đai của các địa phơng.

* Về chủ quan

- Trong từng thời điểm thực hiện các chính sách pháp luật về đất đai, một số cấp uỷ Đảng, chính quyền (đặc biệt là cơ sở) và các ngành còn xem nhẹ, cha nhận thức đầy đủ, ý nghĩa, tầm quan trọng về việc thực hiện chính sách pháp luật đất đai của Đảng và Nhà nớc, cha thực sự quan tâm chỉ đạo, còn buông lỏng quản lý, cha thờng xuyên kiểm tra, giám sát việc phân công, phân cấp giữa các cấp, các ngành cha rành mạch, thiếu sự phối hợp chặt chẽ dẫn dến vi phạm chế độ quản lý và sử dụng đất đai, là một trong những nguyên nhân làm mất ổn định tình hình nông thôn trong tỉnh những năm 1997-1999.

- Việc ban hành một số văn bản pháp quy của tỉnh cụ thể hoá các văn bản pháp luật đất đai (các cơ chế chính sách về tài chính, về giao đất, thuê đất, bồi thờng khi thu hồi đất) còn chậm, cha chặt chẽ, một số văn bản nội dung không còn phù hợp với thực tế nhng cha đợc sửa đổi bổ sunghoặc thay thế, gây khó khăn cho việc thực hiện ở cơ sở.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật về đất đai mới chỉ tập trung thực hiện theo từng đợt, từng thời điểm khi có văn bản mới ban hành, cha thực hiện thờng xuyên, ý thức chấp hành pháp luật của một số ngành, địa ph- ơng, đơn vị và một bộ phận nhân dân cha cao dẫn đến những vi phạm pháp luật đất đai còn phát sinh nhiều ở cơ sở.

- Công tác thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật về đất đai cha đợc các cấp, các ngành chức năng quan tâm đúng mức nên cha kiểm tra uốn nắn kịp thời, một số vi phạm đã phát hiện khi xử lý thiếu kiên quyết cha dứt điểm.

- Công tác quản lý Nhà nớc về đất đai là nội dung quan trọng của chính quyền các cấp, trong đó có một số nội dung của công tác nh: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đo đạc địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... đòi hỏi

phải tập trung nhân lực, kinh phí nhng trong những năm qua kinh phí đầu t còn hạn chế.

- Hệ thống tổ chức bộ máy ngành địa chính tuy đợc củng cố tăng cờng về số lợng nhng cha ổn định, chất lợng cha đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đợc giao. Đặc biệt cán bộ địa chính cấp xã phải kiêm nhiệm nhiều việc, một bộ phận không nhỏ trình độ, năng lực còn hạn chế lại liên tục thay đổi làm hạn chế đến công tác tham mu giúp việc cấp uỷ chính quyền trong triển khai thực thi các chính sách pháp luật về đất đai của Đảng và Nhà nớc ở cơ sở.

Chơng III

Phơng hớng và giải pháp nhằm tăng cờng việc quản lý Nhà nớc về đất đai ở tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai ở tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w