Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả áp dụng sản xuất sạch hơn tại công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ - Thái Nguyên”, tôi đã đưa ra được một số kết luận sau:
- Hiệu quả sử dụng nguyên liệu:
Nguyên liệu: Việc thay đổi nguyên liệu là giấy loại đã mang lại hiệu quả sử dụng đáng kể so với nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất là tre, nứa. Hiệu suất chuyển đổi nguyên liệu đầu vào là giấy loại đến giấy thành phẩm đạt 85.12%. tận dụng được 3,0816 tấn bột giấy có trong nước thải tiết kiệm được 6,08% so với nguyên liệu định mức.
Nước: Sử dụng tuần hoàn nước (80% sau xeo) và tận thu được lượng bột giấy thất thoát. Ngoài ra, lượng nước sử dụng trong một ngày là 1.624 m3 giảm 2.376 m3 so với định mức là 4.000 m3, tiết kiệm được 59,4%.
- Hiệu quả sử dụng năng lượng:
Việc sử dụng than của Công ty dẫn đến 2 tác động trái ngược. Công ty đang sử dụng than Khánh Hòa – Thái Nguyên. Đây là than trong tỉnh hiệu quả trước mắt là kinh tế khi có chi phí vận chuyển rẻ hơn và giá thành thấp, nhưng hiệu quả về mặt môi trường thì không cao, đây là loại than lưu lượng Bụi (TSP) thải cao 10,33 g/s, tỷ lệ lưu huỳnh trong than cao thể hiện ở lưu lượng SO2 thải là 5,214 g/s.
- Hiệu quả về môi trường: hiệu quả môi trường thể hiện rõ nhất là môi trường nước thải khi áp dụng sản xuất sạch hơn vào sản xuất lưu lượng nước thải giảm chỉ có 1.624 m3/ngày, nước thải sau khi đưa ra môi trường đại tiêu chuẩn Việt Nam. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt xuống cấp ảnh hưởng tới khả năng xử lý, hệ thống xử lý nước chảy tràn chưa được hoàn thiện.
+ Các biện pháp và hình thức xử lý chất thải rắn tại Công ty chỉ mang hình thức thu gom. Hiện tại, Công ty chưa có biện pháp xử lý chất thải rắn hiệu quả còn phụ thuôc vào khả năng thu gom và xử lý của Công ty Môi trường Đô thị Thái Nguyên.
- Để xuất về thay thế nguồn nhiên liệu, hệ thống xử lý tận thu bụi than và nhiệt thừa tại phân xưởng cơ điện, nhằm tận thu lượng bụi than và tận dụng lượng nhiệt cao có trong khí thải quay vòng sản xuất.
5.2. Tồn tại
Trong quá trình thực hiện đề tài, do thời gian, kinh phí nghiên cứu, kinh nghiệm và kiến thức nên đề tài còn một số tồn tại sau:
- Xác định dòng vào dòng ra trong quá trình sản xuất và đánh giá cân bằng vật chất còn khó khăn và không xác định được sai số. Nhất là các dòng năng lượng như điện, sự rò rỉ trong sản xuất, quá trình bảo ôn máy, hiệu suất tỏa nhiệt của than chưa được tính đến, các số liệu thu thập và tìm hiểu thực tế chỉ dừng lại ở những dòng hữu hình.
- Quy trình sản xuất khép kín, nhiều số liệu thu thập sử dụng trong bài còn kế thừa dẫn đến khả năng nhập thức thực tiễn không cao còn mang tính khách quan.
- Đề tài chỉ dừng lại đánh giá hiệu quả sử dụng nguyên liệu, năng lượng, chưa đánh giá được hiệu quả kinh tế mang lại khi áp dụng sản xuất sạch hơn.