Nguyên nhiên liệu đầu vào

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ của VIỆC áp DỤNG sản XUẤT SẠCH hơn tại CÔNG TY cổ PHẦN GIẤY HOÀNG văn THỤ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TRAN XUAN HINH (Trang 31 - 38)

Nguyên liệu

Với dây chuyền hiện tại của Công ty hiện nay, thì không có công đoạn sản xuất bột như các dây chuyền sản xuất giấy của đa số các cớ sở sản xuất giấy của Việt Nam hiện nay. Nguyên liệu chính của công ty cho quá trình sản

xuất giấy là giấy loại nhập khẩu gốm 2 loại là: giấy lề OOC (giấy tái chế đã qua sử dụng) và giấy lề NDLK (giấy tái chế chưa qua sử dụng), các loại giấy lề được công ty nhập ngoại chủ yếu từ Mỹ, Nhật, Indonesia, Châu Âu… Ngoài các nguyên liệu nhập khẩu, Công ty còn có các nguồn cung cấp giấy loại trong nước chủ yếu là của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thành Đô (Việt Trì – Phú Thọ), Công ty TNHH đầu tư xuất nhập khẩu Hà Thành (Từ Liêm – Hà Nội) và một số đơn vị khác ở các tỉnh lân cận. Bột giấy được mua từ Hòa Bình, Thanh Hóa và được vận chuyển băng xe tải của Công ty. Nguồn cung cấp nguyên liệu của Công ty tương đối dồ dào, ít phụ thuộc vào một thị trường nhất định.

Ảnh 4.1. Giấy loại nhập khẩu OCC Ảnh 4.2. Bột giấy nguyên thủy

(Nguồn: Trần Xuân Hinh, 2011)

Hóa chất và phụ liệu: gồm phèn, nhựa thông và phẩm mầu sử dụng

một lượng nhỏ trong sản xuất giấy và đạm sử dụng trong hệ thống xử lý nước là nhưng loại hóa chất không độc hại với môi trường khi có nồng độ thấp, hóa chất và phụ liệu được mua từc Tổng công ty Giấy Việt Nam.

- Phèn: Sử dụng phèn nhôm sun phát AL2(SO4).18H2O, lượng sử dụng 15 kg/tấn sản phẩm giấy, phèn được đưa vào để kết tủa nhựa thông trên xơ sợi

- Keo nhựa thông: Là dạng abetic (C19H29COOH), lượng sử dụng 3 kg/tấn sản phẩm giấy, là hợp chất có tác dụng chống thấm cho giấy, tăng độ bền và tăng đội liên kết xơ sợi.

- Phẩm mầu: Phẩm mầu hóa học, lượng sử dụng 0,5 kg/tấn sản phẩm

Nhiên liệu

Điện: Nhu cầu sử dụng điện của Công ty phục vụ chủ yếu cho quá trình

sản xuất và điện tháp sáng, nhà máy đã ký hợp đồng dài hạn với công ty điện lực Thái Nguyên. Công ty có một trạm biến áp 35 KV công suất 2.000 KVA gồm 2 máy biến áp 1.000 KVA và một máy nổ dự phòng công suất lớn (máy nổ chỉ sử dụng cho máy thống tạo khí của hệ thống xử lý nước thải). Hầu hết các máy mọc của công ty đểu sử dụng điện để vận hành ngoại trừ năng lượng cấp cho lò hơi. Nhu cầu sử dụng điện của công ty hiện nay vào khoảng 600 KWh/tấn sản phẩm, một phân nhỏ điện sử dụng cho tháp sáng của công ty.

Than: Than dùng để đốt lò hơi là than cám nguyên khai, trong những

năm gần đây công ty liên tục thay đổi nguồn cung cấp than cho công ty. Với mục đính sử dụng than chất lượng và hiệu quả nhất. Năm 2010 công ty sử dụng hai nguồn than chính là than Bá Sơn và than Khánh Hòa. Hiện nay công ty đang sử dụng than Khánh Hòa. Nhu cầu than tiêu thụ năm khoảng 23.580 tấn/năm, tương đương với chi phí khoảng 12.330 triệu/năm.

Xăng dầu: Nhu cầu sử dụng xăng dầu chủ yếu cho các phương tiện như

xe nâng, xe vận tải nguyên liệu, phục vụ đưa đón công nhân viên trong nhà máy. Nhu cầu xăng dầu một ngày của công ty là khoảng 200 lít.

Ảnh 4.3. Khu chứa than lò đốt Ảnh 4.4. Hồ lắng nước cấp

Nước: Công ty sử dụng hai nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt là nước cấp của thành phố và nước bơm từ sông Cầu. Với dây chuyền thiết kết 15.000 tấn/năm thì nhu cầu nước của công ty là 1.200.000 m3/năm. - Nước cấp: Một lượng nước cấp lớn phục vụ cho sinh hoạt của nhà máy

- Nước sông Cầu: Được sử dụng trong quá trình tạo hơi nước phục vụ nghiền, xeo và để rửa máy móc (rửa lưới nghiền thủy lực và lô xeo). Nước được bơm trực tiếp từ sông Cầu bởi hệ thống gồm 3 máy bơm, mỗi máy có công suất 200 m3/giờ. Tổng công suất bơm của trạm là 600 m3/giờ, nước được lưu tại 2 hồ lắng có sức chứa khoảng 10.000 m3 gổm ba ngăn để lắng tại đây có các biện pháp xử lý sơ bộ hàm lượng căn, độ đục và độ mầu đảm bảo yêu cầu sản xuất.

Hơi nước: Hơi nước phục vụ chính cho công đoạn sấy sau xeo của phân

xưởng giấy. Phân xưởng sản xuất giấy 15.000 tấn/năm cần khoảng 10 tấn hơi nước/giờ. Hiện nay công ty vẫn sử dụng 3 nồi hơi KZL-4-13/W của dây chuyền cũ mỗi nồi hơi có công suất sinh hơi 4 tấn/giờ, áp lực 8 – 12 kg/cm2.

Bảng 4.3. Nhu cầu vật tư chính sản xuất giấy bao gói xi măng F10 năm 2010

STT Hạng mục Đơn vị Định mức cho 1 tấn sản phẩm Năm 2010 sản xuất 9.800 tấn 1 Nguyên liệu Bột giấy Tấn 0,25 2.450 Giấy loại Tấn 1,0 9.800 2 Hóa chất và phụ liệu Phèn Tấn 0,03 294 Nhựa thông Tấn 0,01 98 Phẩm mầu Tấn 0,0005 4,9

3 Năng lượng, nhiên liệu

Điện Kwh 600 5.880.000

Than Tấn 1,6 15.680

Nước m3 80 784.000

Năm 2010, Công ty sản xuất 14.000 tấn sản phẩm, chủ yếu là giấy bao gói xi măng loại F10 (9.800 tấn) chiếm 95% lượng giấy bao gói xi măng sản xuất và chiếm 70% tổng sản lượng sản phẩm trong năm. Theo bảng 4.3 cho thấy, nguyên - nhiên liệu và hóa chất phụ liệu cũng như các nhu yếu khác ở

là loại giấy không đòi hỏi chất lượng giấy không quá cao lên tỷ lệ nguyên liệu là giấy loại chiếm 80% và nguyên liệu là bột nguyên thủy chiếm 20%. Trong các loại giấy mà công ty sản xuất thì lượng hóa chất phụ liệu cũng như lăng lượng cung cấp cho chúng tương đối giống nhau, chỉ thay đổi một lượng nhỏ hóa chất phụ liệu cho phù hợp với yêu cầu chất lượng sản phẩm, mà chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào tỷ lệ pha trộn nguyên liệu. Nếu như loại giấy bao gói xi măng F50 đòi hỏi lượng nguyên liệu đầu vào là bột nguyên thủy lên đến 60% thì giấy bao gói xi măng loại F33 đòi hỏi lượng bột giấy từ 20 - 30%.

4.1.3.2. Dòng thải

Nước thải sản xuất

Sản xuất giấy là ngành nghề đòi hỏi khối lượng nước tương đối lớn. Không chỉ tại công ty cổ phẩn giấy Hoàng Văn Thụ mà hầu hết các doanh nghiệp sản xuất giấy của Việt Nam thì ô nhiễm nước luôn là vấn đề môi trường đáng lo ngại hàng đầu. Chính vì vậy, năm 2009 công ty đã đưa vào hoạt động hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh.

Lượng nước sử dụng trong quá trình sản xuất chiếm 90% lượng nước sử dụng của công ty. Quá trình sản xuất giấy cũng là nơi sinh ra lượng nước thải lớn, nước thải được sinh ra từ các công đoạn sản xuất giấy của dây chuyền 15.000 tấn/năm tương ứng một năm là 1.200.000 m3. Hàm lượng chất thải chủ yếu là chất rắn lơ lửng xenlulo, lignin.

Các khâu phát sinh nước thải chính trong sản xuất giấy. - Nước thải từ công đoạn ép giấy;

- Nước thải từ công đoạn xeo giấy; - Nước thải vệ sinh công nghiệp;

- Nước thải do các sự cố trong quá trình sản xuất (bắn rơi, rò rỉ…); Định mức lượng nước sử dụng để sản xuất 1 tấn sản phẩm bằng công nghệ đang áp dụng hiện nay của công ty thì tiêu thụ khoảng 80 m3 nước. Với

công suất thực tế của Công ty năm 2010 là gần 14.000 tấn/năm, lượng nước tương ứng sử dụng là gần 4.000 m3/ngày.

Nước thải trong quá trình vệ sinh máy móc chủ yếu chưa dầu mỡ và các chất rắn kèm theo, lượng dầu mỡ và chất rắn này không xác định.

Nươc thải do sự cố trong quá trình vận hành: nước thải được phát sinh từ một số công đoạn sản xuất của phân xưởng không khép kín, hoặc trong đường chuyền từ các công đoạn bị rò rỉ gây ô nhiễm môi trường làm việc của công nhân. Nước thải này chủ yếu chưa bột giấy, hóa chất hình thành trong các công đoạn.

Chất thải rắn

Chất thải rắn của dây chuyền phát sinh chủ yếu từ các hoạt động sau: - Phát sinh từ phân xưởng giấy;

- Phát sinh từ phân xưởng cơ nhiệt;

Chất thải từ phân xưởng giấy: Chủ yếu là các loại bao bì và thùng chứa

hóa chất, ngoài ra còn bột giấy thu gom từ bể lăng, bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải,

Chất thải từ phân xưởng cơ điện: Chất thải chủ yếu ở phân xưởng cơ

điện là xỉ than, do hoạt động tiếp than và sả thải của lò đốt. Lượng xỉ than sinh ra trong một năm gần 1.000 tấn/năm.

Khí thải

Hiện nay, các nguồn khí thải của Công ty xuất hiện ở phân xưởng lò hơi, phân xưởng xeo và khí thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải, với thành phần và hàm lượng khác nhau. Khí thải phát sinh chủ yếu từ phân xưởng cơ điện, có nhiệt độ dòng thải cao khoảng 80oC thành phần các chất ô nhiễm chủ yếu là khói lò CO, CO2, SO2, NOx.

Bảng 4.4. Lượng khí thải tại phân xưởng cơ điện

STT Hạng mục Đơn vị Năm 2002 Năm 2010

1 Lượng than tiêu thụ Tấn/ngày 20,8 104

2 Lượng thải SO2 g/s 5,214 26,07

5 Lượng thải TSP g/s 10,33 51,65

(Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc giám sát định kỳ đợt IV năm 2002, 2010)

Nhìn vào bảng 4.4. ta thấy, khi công suất sản xuất giấy của Công ty tăng lên 4 lần thi lượng than tiêu thu trong ngày đã tăng lên 5 lần, cùng với đó là nồng độ các khí thải và hàm lượng chất thải rắn cũng tăng lên 5 lần. Trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2010, Công ty dùng than chủ yếu là than Khánh Hòa – Thái Nguyên lên hàm lượng và nồng độ các chất phát thải cao hơn. Ngoài ra, lượng than tiêu thụ lớn còn do thất thoát và sử dụng không hiệu quả.

Khí thái phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải chủ yếu là khí CO2, ammoniac (khí phát sinh từ công đoặn xử lý hiếu khí), CH4 và H2S (khí phát sinh từ công đoạn xử lý kỵ khí). Khí thải phát sinh từ công đoạn xử lý hiếu khí chủ yếu là khí CO2, NH3 sản phẩm của quá trình phân hủy hiếu khí. Do hệ thống xử lý nước thải phân bố khá rộng nên lượng khí thải sinh ra trong quá trình xử lý sẽ nhanh chóng phát tán vào môi trường không khí và lượng khí thải không nhiều do công suất trạm xử lý có quy mô nhỏ.

Bụi và tiếng ồn

Bụi và tiến ồn trong công ty phát sinh tại phân xưởng lò hơi, phân xưởng giấy, ngoài ra từ các hoạt động vận chuyển của các xe chở hàng nguyên vật liệu.

Tại phân xưởng lò hơi hàm lượng bụi xác định được khá lớn và hàm lượng bụi trung bình xác đinh được là 1,6523 mg/m3 nhưng nếu đem so sánh với hàn lượng cho phép trong khu vực sản xuất thì hàm lượng bụi xác đinh được vẫn đang ở mức thấp. Bụi phát sinh chủ yếu từ phân xưởng cơ điện, do không có nhà kho chứa than, do các hoạt động nạp than vào lò đốt, bụi thoát ra từ khói thải lò hơi và xả xỉ than. Công nhân thường xuyên tiếp xúc khói bụi than thì rất dễ bị mắc bệnh nghề nghiệp ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần.

Ảnh 4.5. Lò đốt Ảnh 4.6. Bụi tại xưởng cơ điện

(Nguồn: Trần Xuân Hinh, 2011)

Điều tra khảo sát thực tế cho thấy hệ thống lò đốt tạo hơi nước đã xuống cấp nghiêm trọng, lò đốt than liên tục bị hư hỏng và thường xuyên xửa chữa chắp vá nhiều, điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng tảo nhiệt của than và tại lò hơi cũng là nơi phát tán bụi, tiếng ồn do vận hành hệ thống lò hơi rất cao (Ảnh 4.5, 4.6).

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ của VIỆC áp DỤNG sản XUẤT SẠCH hơn tại CÔNG TY cổ PHẦN GIẤY HOÀNG văn THỤ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TRAN XUAN HINH (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w