II. Lao động/Cơ sở theo thành
2.3.1. Đánh giá tình hình sử dụng lao động và giải quyết việc làm
Vấn đề sử dụng lao động tại huyện Khánh Vĩnh trong giai đoạn 2006 – 2010, lực lượng lao động trên địa bàn huyện tăng nhanh hơn mức tăng dân số (15,55%/12,69%), số người phụ thuộc do lao động nuôi dưỡng giảm dần. Giải quyết việc làm cho lao động đạt kết quả tích cực thông qua chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi, thu nhập của người lao động cũng tăng đáng kể. Tỉ lệ thất nghiệp toàn phần không đáng kể chiếm chưa đầy 1% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động. Trình độ của người lao động cũng được nâng cao hơn nhằm phục vụ yêu cầu ngày càng cao của nền khoa học kỹ thuật hiện đại ngày nay, đặc biệt là đối với lực lượng lao động quản lý khu vực Nhà nước. Lao động trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh có những ưu điểm chung của lao động của cả nước đó là đức tính cần cù, sáng tạo, chịu thương chịu khó trong sản xuất nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần.
Nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về giáo dục – đào tạo nói chung về dạy nghề nói riêng đã có những bước chuyển biến tích cực. Tỉ lệ học sinh đến lớp được tăng lên nhanh, hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học, tạo tiền đề thuận lợi cho công tác đào tạo nghề. Người lao động ngày càng tăng và người lao động cũng quan tâm hơn đến vấn đề học nghề nâng cao trình độ lao động, kết quả cho thấy số lao động được tuyển mới học nghề ngày càng tăng. Dạy nghề đã và đang từng bước chuyển đổi theo hướng cầu lao động ngày càng cao, tiếp cận với các Doanh nghiệp và thị trường lao động, gắn với các chương trình giải quyết việc làm, giảm nghèo. Quy mô dạy nghề tăng nhanh, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề và thúc đẩy quá trình chuyện dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế các điều kiện đảm bảo
chất lượng dạy nghề đã được cải thiện phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế hiện nay cũng như về lâu dài.
Bên cạnh những mặt đạt được thì số người lao động trong độ tuổi lao động chiếm xấp xỉ trên một nửa dân số, thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ của cả nước và trong toàn tỉnh Khánh Hòa, dẫn tới lao động phải nuôi dưỡng đến gần 2 lần, làm cho đời sống chậm được nâng cao, khả năng tích lũy thấp.