Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Khánh Vĩnh

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Hòa (Trang 54 - 55)

II. Lao động/Cơ sở theo thành

3.1.1.Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Khánh Vĩnh

2. Cây lâu năm

3.1.1.Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Khánh Vĩnh

Tại bản báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hôi của huyện Khánh Vĩnh đến năm 2020 có nêu rõ định hướng phát triển kinh tế - xã hội như sau:

− Phát triển kinh tế - xã hội huyện Khánh Vĩnh phải đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa, gắn với quan hệ kinh tế lien vùng và trọng điểm kinh tế khu vực Cam Ranh – Diên Khánh – Nha Trang – Văn Phong _ Đà Lạt (Lâm Đồng). Xây dựng Huyện thành tụ điểm kinh tế động lực phía Tây của tỉnh Khánh Hòa, với những bước đi thích hợp trong phát triển và đầu tư chung của tỉnh.

− Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH, hình thành rõ nét những sản phẩm mũi nhọn, những vùng kinh tế động lực của Huyện.

+ Hình thành cơ cấu kinh tế là Công nghiệp – Dịch vụ - Nông nghiệp với sự đa dạng về quy mô vừa và nhỏ, hướng vào những điều kiện tiên quyết tạo thế và lực cho phát triển (Kết cấu hạ tầng then chốt, lĩnh vực và sản phẩm chủ lực, công nghệ và nhân lực). CCKT tạo tăng trưởng nhanh, ổn định trong thời gian dài, bền vững, đem lại công bằng tiến bộ xã hội.

+ Đầu tư có trọng điểm vào một số lĩnh vực mà huyện Khánh Vĩnh cũng như tỉnh Khánh Hòa có lợi thế cạnh tranh mạnh như: Thủy điện, du lịch, dịch vụ, các sản phẩm nông – lâm nghiệp… hình thành 3 địa bàn kinh tế quan trọng của Huyện (Khu kinh tế vệ tinh của thị trấn Khánh Vĩnh) ở phía Bắc (thị tứ Khánh Bình), phía Nam (thị tứ Khánh Phú) và phía Tây (thị tứ Liên Sang) bên cạnh đó thị trấn Khánh Vĩnh là trung tâm hành chính, trung tâm tài chính, giáo dục – đào tạo, văn hóa - xã hội của Huyện.

− Chú trọng tới công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, giảm bớt sự chênh lẹch mức sống giữa các tầng lớp dân cư, giữa đô thị và nông thôn, nâng cao nhận thức về tinh thần, ý thức trong lao động, tiết kiệm trong đời sống sản xuất của nhân dân trong

+ Khánh Vĩnh là một huyện miền núi có hơn 70% dân số là đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống. Vì vậy, trong quá trình phát triển cần chú trọng đến vấn đề bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc người ở Khánh Vĩnh. Đẩy mạnh phát triển CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, hình thành các khu dân cư nông thôn văn minh, xây dựng kết cấu hạ tầng, chú trọng tới các chính sách xã hội tăng cường hợp tác phát triển các khu vực nghèo, các nhu cầu về hưởng thụ văn hóa – xã hội.

+ Hiện nay đa số đồng bào dân tộc thiểu số còn có tính ỷ lại, không tích cực trong lao động, chưa biết cách tính toán tiết kiệm trong lao động cũng như sản xuất và đời sống hang ngày nên tỷ lệ hộ đói nghèo còn khá cao. Vì vậy cần có chính sách vận động tuyên truyền, khuyến khích nhân dân hăng say lao động, có ý thức trong lao động và tiết kiệm trong cuộc sống, đây là vấn đề then chốt nhằm từng bước giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân trong Huyện thời gian tới.

− Nâng cao chất lượng và chú trọng tới đào tạo nguồn nhân lực, tăng nguồn lao động, thu hút them nhiều lao động có chất lượng, tạo việc làm mới cho người lao động. − Có chính sách thu hút đâu tư và phát triển kinh tế rõ rang thuận lợi.

− Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.

− Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố an ninh quốc phòng, an ninh chính trị, kinh tế cụ thể trên từng địa bàn đô thị, nông thôn và các khu vực khác trong Huyện.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Hòa (Trang 54 - 55)