0
Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Thực trạng CPH DNNN trên cả nước

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CỔ PHẦN HÚA CỎC DOANH NGHIỆPNN CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 28 -34 )

I. Tổng quan tình hình thực hiện cổ phần hóa DNNN trên cả nước tính đến năm

1. Thực trạng CPH DNNN trên cả nước

Cổ phần hóa DNNN đã được triển khai từng bước, thận trọng theo đúng Nghị quyết của Đảng và quy định của Nhà nước. Căn cứ vào chủ trương thực hiện CPH (theo các giai đoạn), bài viết phân tich, đánh giá thực trạng CPH DNNN theo các giai đoạn sau:

1.1.Tình hình thực hiện cổ phần hóa giai đoạn 1992-1996

Giai đoạn 06/1992- 04/1996 được coi là giai đoạn thí điểm CAPH DNNN. Cơ sở pháp lý để thực hiện CPH là quyết định 200/CT và chỉ thị số 84-TTg (04/03/1993) với nội dung :

- Xác định rõ sự khác biệt giữa CPH và tư nhân hóa - Mục tiêu là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Những DN được chọn để thí điểm CPH là những DN có quy mô vừa và nhỏ, từ 500-1000 triệu đồng, những DN này là những DN chuyển sang hạch toán kinh tế thật sự, đang kinh doanh có lãi hoặc kinh doanh không có lãi tại thời điểm hiện tại nhưng có triển vọng tốt trong tương lai, tự nguyện đăng kí thí điểm chuyển sang CTCP.

- Hình thức: bán cổ phần cho người lao động trong DN, các tổ chức kinh tế xã hội trong nước và cả các cá nhân nước ngoài.

Trong giai đoạn này, Chính phủ đã xây dựng và phê duyệt Đề án đổi mới và phát triển DN, chọn 7 DNNN làm thí điểm. Tuy nhiên, do trong quá trình thực hiện còn có nhiều vướng mắc nên 7 DN được chọn đã xin rút. Kết quả là có 5 DNNN thực hiện CPH trong giai đoạn này là Công ty |Đại lý liên hiệp vận chuyển (Tổng công ty hàng hải- Bộ giao thông vận tải), Công ty Cơ điện lạnh

(Sở công nghiệp thành phố HCM), Nhà máy Giày Hiệp An (Bộ công nghiệp), Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc (Bộ Nông nghiệp), Công ty xuất nhập khẩu Long An (tỉnh Long An). Đây hầu hết là những DN mới thành lập, quy mô nhỏ, chủ yếu sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong những lĩnh vực không quan trọng. Như vậy, giai đoạn này quá trình CPH được thực hiện rất chậm, vì cơ chế vận hành của CTCP và CPH vẫn còn là một vấn đề rất mới.

1.2. Tình hình thực hiện cổ phần hóa giai đoạn 1996-2002

- Giai đoạn này được coi là giai đoạn mở rộng thí điểm CPH (5/1996 đến 6/1998) : Để đáp ứng nhu cầu bức xúc về vốn của các DNNN và đẩy mạnh cổ phần hóa, Nghị định số 28/CP được ban hành ngày 7/5/1996. Nghị định đã quy định cụ thể, rõ ràng, đầy đủ hơn về việc chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần. Lần đầu tiên các vấn đề mục đích, yêu cầu, đối tượng, phương thức tiến hành CPH, thủ tục chuyển đổi, chế độ với người lao động được thể hiện một cách đầy đủ, có hệ thống. Tính đến tháng 1/1997 có 3 bộ, 1 tổng công ty, 8 tỉnh thành phố thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa. Kết quả là hơn 200 DN ở các tỉnh thành phố, tổng công ty 91 đăng kí thực hiện cổ phần hóa, chiếm 31% số lượng DNNN. Tính đến tháng 6/1998 có 25 DNNN chuyển thành công ty cổ phần, trong đó, có 3 bộ, 1 tổng công ty, 11 tỉnh thành phố có DN CPH. Ngành công nghiệp và xây dựng có số DN CPH nhiều nhất là 12DN, ngành giao thông vận tải có 3 DN, ngành nông lâm thủy sản có 3 DN, ngành dịch vụ có 7 DN. Xét về quy mô, DNNN CPH đã có quy mô lớn hơn giai đoạn trước rất nhiều, có 1 DN có vốn 120 tỷ, 5 DN có vốn trên 10 tỷ.

- Giai đoạn thực hiện cổ phần hóa theo tinh thần Nghị định 44/CP từ 1998-2002. Nghị định 44 đã khắc phục và thay đổi một cách cơ bản cơ chế, chính sách CPH hiện hành theo hướng mở rộng ưu đãi, đơn giản hóa thủ tục, đảm bảo chính sách xã hội với người lao động.

Biểu 1.1 : Số lượng DNNN tiến hành đổi mới sắp xếp đến ngày 31/12/1999 Tổng sổ Đến 31/12/1998 Năm 1999 370 120 250 Trong đó phân theo hình thức Cổ phần hóa 365 116 249 Hình thức khác 5 4 1 Nguồn: Tổng cục thống kê

Căn cứ vào số liệu thống kê ở bảng trên có thể thấy : Kết quả CPH năm 1999 so với năm 1998 có bước chuyển biến đáng kể. Thể hiện ở :

- Số lượng DN CPH năm 1999 là 249 DN, tăng thêm 133 DN, gấp hơn 2 lần so với giai đoạn trước năm 1998.

- So với tổng số các DNNN đã tiến hành đổi mới sắp xếp đến 31/12/1999 thì tổng số DNNN CPH của riêng năm 1999 chiếm gần 67.3%, trước năm 1998 chiếm 31.35%.

- Các hình thức sắp xếp đổi mới khác chiếm một tỷ lệ vô cùng nhỏ, chỉ bằng 1.35% trên tổng số các DN trong cả giai đoạn.

Có thể nói sự ra đời của Nghị định 44/CP đã khiến công tác CPH đạt được thành tích vượt bậc so với cả một giai đoạn trước đó. Như vậy, xét về tốc độ tiến hành CPH, giai đoạn 1999 đã thực hiện khá tốt, tuy nhiên xét trong cả tiến trình thì tốc độ CPH còn chậm và nhỏ bé so với số lượng lớn các DNNN giai đoạn đó. Nguyên nhân chính của sự tăng nhanh số lượng các DN là các cơ chế chính sách được ban hành tại Nghị định 44/1999/NĐ-CP đã thể hiện đúng tinh thần của thông báo số 63/TB-TW ngày 4/9/1997 của Bộ chính trị và được phần lớn người lao động trong DN CPH đồng tình. Việc hướng dẫn, chỉ đạo của các Bộ, các ngành lần này cũng cụ thể, kịp thời hơn về qui trình, mẫu biểu, điều lệ mẫu, phương pháp tính toán đã giúp cho các DN chuẩn bị CPH đỡ lúng túng và rút ngắn được thời gian so với trước.

Nếu xét theo cơ quan chủ quản và vốn điều lệ thì kết quả CPH có những thay đổi không giống nhau :

Biểu 1.2 : Tình hình cổ phần hóa đến ngày 31/12/1999

Tỏng số Đến 31/12/1998 Năm 1999

370 120 250

Trong đó: phân theo cơ quan chủ quản

Bộ ngành 68 19 49

Tổng công ty 28 7 21

Tỉnh, thành phố 274 94 180

Phân theo vốn điều lệ

Trên 10 tỷ đồng 43 19 24

Dưới 10 tỷ đồng 327 101 226

Nguồn: Tổng cục thống kê

Như vậy, cụ thể trong số 370 DN tiến hành CPH thì số DN trực thuộc địa phương chiếm tỷ lệ lớn nhất 71% trên tổng số DNNN, năm 1999 là 180 DN, tăng so với năm 1998 là 86 DN (91.4%), tiêu biểu là thành phố Hà Nội, thành phố HCM, Nam Định, Thanh Hóa, Bình Định, Lâm Đồng. Số DN trực thuộc Bộ, ngành chiếm 19%, năm 1999 tăng so với giai đoạn trước năm 1998 là 30 DN (157.9%), điển hình là các Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Số DN trực thuộc các tổng công ty 91 chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là gần 10%. Tuy nhiên, tính theo cơ cấu vốn thì số DNNN có vốn điều lệ cao trên 10 tỷ đồng tiến hành CPH chỉ 11.62% trong khi DNNN nhỏ chiếm 88.38%, gần bằng 8 lần số DNNN lớn tiến hành CPH. Số lượng DN CPH có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng trong năm 1999 tăng 125 DN so với giai đoạn trước năm 1998, tức là gấp 2.23 lần. Thực tế là các DNNN lớn gặp nhiều phức tạp trong định giá tài sản hơn nhiều lần so với các DN nhỏ hơn, hơn nữa, tâm lý chung của các DNNN lớn là ngại phải thay đổi, do cơ cấu lao động cũng như quản lý quá cồng kềnh. Đây cũng là một trong những điểm đáng chú ý trong công tác

CPH tại Việt Nam và cần được khắc phục ở những giai đoạn sau này bằng các chính sách ưu đãi hơn cho các DNNN tiến hành CPH.

Tiếp đến là kết quả CPH giai đoạn 2000-2002 :

Biểu 1.3. Kết quả CPH giai đoạn 2000-2002

Năm Số lượng DNNN cổ phần hóa Tổng số DN sắp xếp

2000 212 250

2001 205 394

2002 164 427

Nguồn : Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DN

Với các số liệu trong giai đoạn 2000-2002 trên, tốc độ CPH không đều qua các năm, năm 2001 giảm so với năm 2000 là 7 DN (1.03%), năm 2002 có sự chững lại và sụt giảm số lượng so với tốc độ chung, giảm 41 DN, tức là 20% so với năm 2001. Như vậy, tiến trình CPH giai đoạn này của cả nước chậm lại so với thời gian trước đây khá nhiều. Tuy nhiên, tốc độ sắp xếp, đổi mới của các DNNN vẫn tăng, năm 2001 tăng 144 DN (57%), năm 2002 tăng so với năm 2001 là 33 DN (8.3%), như vậy trung bình tăng 30% /năm. Tuy nhiên tốc độ tăng lại không đều. Điều này kết hợp với sự sụt giảm số lượng DN tiến hành CPH trong giai đoạn này chứng tỏ có sự vướng mắc lớn trong quá trình thực hiện. Nguyên nhân chính của việc sụt giảm này là do đã xuất hiện những bất cập của Nghị định 44/CP, thể hiện ở một số điểm như nghị định có quy định phân loại DN để sắp xếp, CPH, tuy nhiên sự phân định này chỉ mang tính chất định hướng, chung chung nên đã làm các bộ, ngành, địa phương lúng túng trong việc lụa chọn các DN đưa vào diện CPH. Sự sụt giảm tốc độ này đã thúc đẩy cho sự ra đời của Nghị định mới, thay thế cho nghị định trước và đẩy nhanh hơn tiến độ CPH DNNN theo tinh thần của Nghị quyết TW3 khóa IX, ngày 19/6/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2002/NĐ-CP, xác định rõ hơn mục tiêu CPH, mỏ rộng đối tượng có quyền mua cổ phần lần đầu, xóa bỏ khống chế bán cổ phần ưu đãi cho nagười lao động, khuyến khích bán cổ phần ra bên ngoài, chính sách ưu đãi về thuế cho các DNCPH, phân cấp

mạnh cho các Bộ, ngành, UBND tỉnh thành phố trong việc quyết định giá trị DN, phê duyệt các phương án cổ phần… Tất cả những tiến bộ trên đã tạo tiền đề cho sự tăng nhanh về số lượng các DN hoàn thành CPH giai đoạn sau năm 2002.

1.3. Tình hình thực hiện cổ phần hóa giai đoạn 2002 đến nay

Với sự ra đời của Nghị định 64/2002/NĐ-CP, tình hình thực hiện CPH đã có nhiều bước tiến đáng kể. Cụ thể như sau :

Biểu 1.4 : Tổng kết tình hình thực hiện cổ phần hóa từ năm 2003 đến nay

Năm Số lượng DNNN cổ phần hóa Tổng số DN sắp xếp

2003 532 945 2004 753 998 2005 693 933 2006 407 612 2007 82 Tổng cộng 2358 3488

Nguồn : Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DN

Năm 2003, số lượng các DNNN tiến hành CPH là 532 DN, gấp 5 lần so với năm 2002 là 164 DN, con số này chứng tỏ sự đúng đắn trong những thay đổi của Nghị định 64/2002/NĐ-CP đối với nguyện vọng của các DN và người lao động trong DN CPH. Nhìn chung, tổng số DN tiến hành sắp xếp đổi mới trong các năm 2003, 2004, 2005 tăng khá nhanh và nhiều so với giai đoạn 2000-2002 trước đó, nếu so với năm 2002 thì tốc độ tăng số lượng DN tiến hành sắp xếp đổi mới là 121%, năm 2004 là 133%, năm 2005 là 118%. Riêng với CPH, cho đến năm 2005, trung bình mỗi năm tốc độ tăng số lượng các DN CPH là 11% /năm. Trong các năm, CPH luôn là hình thức sắp xếp đổi mới được các DNNN lựa chọn nhiều nhất so với các hình thức khác, cụ thể năm 2003 là 56.3%, năm 2004 là 75.45%, năm 2005 là 74.3%. Năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định 187/2004/NĐ-CP trong đó bổ sung đối tượng CPH là các công ty nhà nước có quy mô lớn, kể cả các tổng công ty nhà nước, đổi mới phương thức xác định giá trị DN, đổi mới phương thức bán cổ phần lần đầu,

quy định nhà đầu tư chiến lược. Giai đoạn 2005-2006 là giai đoạn thực hiện theo tinh thần của Nghị định 187/2004/NĐ-CP, số lượng các DN CPH tăng lên đáng kể, tuy nhiên, năm 2006, số lượng DN CPH chỉ bằng 30% năm 2005 nhưng lại có tổng số vốn nhà nước tại các đơn vị CPH trên 12 tỷ đồng, chiếm tới 64% so với tổng số vốn nhà nước CPH năm 2005, nâng tổng số vốn nhà nước của các DN CPH từ trước đến năm 2006 lên tới 20% giá trị vốn đần tư tại các DNNN. Nguyên nhân là do quy mô vốn của DN CPH lớn hơn nhiều so với trước đây, có tới 130 đơn vị, chiếm 44.2% tổng số đơn vị CPH có vốn trên 10 tỷ đồng. Hiện nay đã có khoảng 20% số vốn Nhà nước được CPH, trong các CTCP, trung bình nhà nước nắm giữ khoảng 46% cổ phần, người lao động nắm giữ gần 30% và số còn lại thuộc sở hữu của các cổ đông khác. Như vậy, nhìn chnng, công tác CPH của nước ta đã đạt khá nhiều thành tựu, góp phần đổi mới cơ cấu các DNNN, thúc đẩy khả năng cạnh tranh của các DN trong thời kì mở cửa.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CỔ PHẦN HÚA CỎC DOANH NGHIỆPNN CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 28 -34 )

×