Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh cổ phần húa cỏc Doanh nghiệpNN của thành phố Hà Nội (Trang 34 - 39)

I. Tổng quan tình hình thực hiện cổ phần hóa DNNN trên cả nước tính đến năm

2.Đánh giá chung

2.1. Kết quả CPH

- Đối với lợi ích của xã hội: CPH đã làm cho tài sản của nhà nước ngày càng tăng lên. Từ thực tế vốn nhà nước khi giao cho DNNN còn thấp so với giá trị thực và bao gồm cả nợ khó đòi, sản phẩm, vật tư ứ đọng không có khả năng sử dụng và giá trị máy móc, thiết bị không còn sử dụng hoặc không thể sản xuât ra sản phẩm mà thị trường chấp nhận… nên phải đánh giá lại phần tài sản này và có quy định phân tích, xử lý trước khi cổ phần hóa. Khi tiến hành đánh giá lại, hầu hết các DN đều có giá trị thực cao hơn so với giá trị sổ sách, trung bình là tăng 10-50%. Chỉ tính riêng 30 doanh nghiệp đã CPH của thành phố Hà Nội cuối năm 1998 giá trị phần vốn nhà nước là 80,8 tỷ đồng; tăng thêm 1.5 tỷ đồng so với giá trị ghi trên sổ sách kế toán; thành phố HCM sau khi đánh giá lại 10 DN để CPH giá trị lên tới 80 tỷ đồng, tăng thêm 34 tỷ đồng. Như vậy. khi thực hiện CPH không những vốn nhà nước không mất đi, ngược lại còn

được bảo toàn và tăng thêm. Bên cạnh đó, vốn nhàn rỗi ngoài xã hội được huy động thêm vào DN, góp phần đổi mới công nghệ của từng DN CPH. Tuy nhiên, với quy mô vốn của các DNNN tiến hành CPH còn khá nhỏ thì số vốn nhà nước CPH cũng chiếm tỷ trọng không lớn. Tổng số vốn nhà nước tại các DNNN hiện nay chỉ chiếm khoảng 38%, chưa tác động đáng kể đến việc cơ cấu lại vốn của khu vực DNNN.

- Với bản thân các doanh nghiệp cổ phần hóa: Có thể nói các DNNN sau khi chuyển sang CTCP đều hoạt động có hiệu quả hơn trước xét tổng thể trên các mặt doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, tích lũy vốn. Báo cáo hoạt động của 40 DN đã CPH hơn 1 năm cho thấy hầu hết đều chuyển biến tích cực, toàn diện, kể cả những DN trước khi CPH bị thua lỗ. Doanh thu tăng bình quân gần 2 lần so với trước khi CPH. So với trước khi CPH, lợi nhuận tăng bình quân 2-3 lần, nộp ngân sách tăng bình quân 2-2.5 lần, vốn điều lệ (bao gồm tích lũy từ lợi nhuận, phát hành thêm cổ phiếu trong nước và một số công ty được huy động cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài) tăng gần 2.5 lần. Cổ tức đạt cao hơn lãi tiết kiệm, bình quân đạt 1-2%/tháng, có một số công ty đạt 2.5%/tháng. Bên cạnh đó cũng có những DN giảm về một mặt nào đó nhưng chưa có DN nào lỗ hoặc lâm vào tình trạng phá sản.Điều kiện phúc lợi tập thể được duy trì và vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng và công đoàn vẫn được coi trọng như khi còn là DNNN.

- Về phia người lao động : Hầu hết trong các DNNN được CPH, việc làm và thu nhập của người lao động đều được bảo đảm ổn định và có chiều hướng tăng lên. Số lượng lao động chẳng những không bị giảm mà còn tăng bình quân 20%. Thu nhập của người lao động tăng bình quân hàng năm 20% (chưa kể thu nhập từ cổ tức). Với cơ chế quản lý mới, là chủ nhân thực sự trong công ty cổ phần, người lao động đã nâng cao tính chủ động, ý thức kỉ luật, tinh thần tự giác, tiết kiệm trong lao động sản xuất, góp phần làm cho hiệu quả hoạt

động của DN ngày một nâng cao, mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân mình và cho công ty, cho Nhà nước, xã hội.

Như vậy, nhìn chung mặc dù môi trường kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn nhưng hầu hết DN CPH đều trụ vững và tiếp tục vươn lên khá đều. Đó là nhờ hình thức CPH phù hợp với yêu cầu đổi mới quản lý DN và có thể huy động rộng rãi các nguồn vốn cho yêu cầu phát triển DN, khắc phục tình trạng không có chủ sở hữu cụ thể và ỷ lại vào Nhà nước của DNNN.

Từ kết quả thực tế, có thể kết luận rằng: CPH nếu được thực hiện theo đúng đường lối của Đảng và Nhà nước sẽ là công cụ phát huy nội lực quan trọng, đem lại lợi ích thiết thực cho người lao động, nhà nước, xã hội, làm cho DNNN mạnh thêm và có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

2.2. Hạn chế

- Tốc độ cổ phần hóa diễn ra còn chậm, thời gian thực hiện CPH còn quá dài. Theo báo cáo kết quả khảo sát của Dự án hỗ trợ kỹ thuật giám sát chuyển đổi sở hữu DNNN tại 934 DN đã CPH cho thấy thời gian CPH một DNNN là 437 ngày là rất dài. Trong đó, chỉ riêng từ khi thành lập ban đổi mới DN đến khi xác định xong giá trị DN đã mất 270 ngày, trên 50% thời gian CPH một DN. Tại một số Bộ, tổng công ty và địa phương số DNNN CPH còn rất ít. Phần lớn các DNNN đã CPH có quy mô nhỏ.

- Về cơ chế chính sách về cổ phần hóa chưa đồng bộ, quy trình và thủ tục còn phức tạp. Một số quy định chưa đủ độ khuyến khích như: khống chế mua cổ phần lần đầu, quy định số cổ phần ưu đãi, chưa xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng để các DNNN có thể tiến hành CPH. Chậm cụ thể hóa thành mục tiêu và kế hoạch CPH hàng năm của từng ngành, từng địa phương.

- Chưa có môi trường thực sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. DNNN vẫn được ưu đãi hơn và một số cán bộ quản lý ở các ngành vẫn coi DN đã CPH là DN ngoài quốc doanh nên còn phân biệt đối xử. Mặt khác, do Luật

DNNN chưa quy định rõ vai trò quản lý nhà nước đối với DN đa sở hữu có vốn nhà nước góp nên mỗi nơi vận dụng theo nhận thức riêng.

- Ý nghĩa tạo động lực quản lý của CPH đã khá rõ ràng nhưng tác động huy động vốn để đổi mới cơ cấu DNNN còn hạn chế, chưa tạo nên sự chuyển biến đáng kể trong cơ cấu lại nguồn vốn nhà nước. Nếu tính tổng số vốn nhà nước tại các DNNN đã CPH là khoảng 33000 tỷ đồng, bằng 12% tổng số vốn nhà nước tại các DNNN (280000 tỷ đồng). Số vốn huy động ngoài xã hội mới chiếm 54% vốn điều lệ, còn là rất khiêm tốn. Có một thực tế là hơn 10 năm qua chúng ta chỉ tập trung CPH những DNNN quy mô vừa và nhỏ nên tuy số DN CPH nhiều nhưng vốn nhà nước lại ít. Do đó, dù việc CPH là hiệu quả song do tỷ trọng vốn nhà nước tham gia CPH còn quá nhỏ nên hạn chế đến việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của DN.

- CPH DNNN vẫn chưa thay đổi được phương thức quản lý cũ của DNNN. Điều này thường xảy ra ở những DN mà Nhà nước còn giữ cổ phần chi phối, Ban lãnh đạo của DN CP đều từ DNNN chuyển sang; đồng thời sự hiểu biết, nắm vững và áp dụng pháp luật CTCP, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cổ đông còn hạn chế. Việc đa dạng hóa sở hữu trong CPH còn hạn chế. Nhà nước còn chiếm tỷ trọng lớn trong vốn điều lệ ở nhiều DN không thuộc diện cần giữ cổ phần chi phối, phổ biến ở các tổng công ty nhà nước thuộc các ngành xây dựng, giao thông. Nhiều người lao động trong DN chưa đủ khả năng mua cổ phần với số lượng lớn ngoài cổ phần ưu đãi, trong khi đó, không ít người lao động bán lại cổ phần ngay sau khi mua. Đồng thời, việc thu hút cổ đông ngoài DN cũng không nhiều.

2.3. Nguyên nhân của hạn chế

- Về nhận thức: cổ phần hóa DNNN chưa được nhất quán trong các cấp, các ngành. Không ít nơi do dự, không muốn CPH những DN mà nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn vì sợ bị cho là chệch hướng. Thêm vào đó, có những người sợ mất quyền quản lý của mình đối với DN trực thuộc; người lãnh đạo

và người lao động trong DN đều sợ mất sự bao cấp, bảo hộ của nhà nước, sợ mất quyền lợi, mất việc làm.. khi CPH nên không muốn CPH, vì vậy đã ảnh hưởng tới tiến độ CPH những DN mà nhà nước không cần giữ 100% vốn. Nhiều cấp quản lý chưa nhận thức đúng về chủ trương CPH, còn coi đây như là một giải pháp sắp xếp, chỉ làm với những DN nhỏ, đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, đối tượng không phải là những DN có quy mô lớn hơn mà nhà nước không cần giữ 100% vốn, đang có lãi, phát triển tương đối vững chắc. Còn có nhận thức cho rằng CPH sẽ làm giảm số DNNN, làm ảnh hưởng đến vai trò của DNNN trong nền kinh tế. DNNN trong tổng công ty sau khi đã cổ phần rồi thì không còn là thành viên tổng công ty nữa, các tổng công ty sẽ không muốn CPH DN thành viên, vì càng CPH thì tổng công ty sẽ không tồn tại.

- Chưa quán triệt đầy đủ các nghị quyết của Đảng về công tác CPH, việc chỉ đạo của TW, Chính phủ chưa thường xuyên, thiếu kiên quyết dẫn đến các Bộ, ngành, địa phương nơi làm tốt nơi làm không tốt. Công tác tuyên truyền giáo dục từ trong Đảng, trong bộ máy nhà nước từ TW đến địa phương chưa được đẩy mạnh thường xuyên. Tư tưởng ỷ lại vào bao cấp của ngân sách chưa được phê phán và khắc phục triệt để.

- Những vấn đề về chính sách ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn tới sự thành công của CPH DNNN như định giá DN, công nợ, lao động dôi dư, việc làm nhưng lại chưa có biện pháp giải quyết triệt để và đồng bộ.

II. Thực trạng DNNN thực hiện cổ phần hóa DNNN của Hà Nội

1. Tình hình thực hiện công tác CPH doanh nghiệp Nhà nước của Hà Nội giai đoạn 1998-2007.

Có thể khẳng định thành tựu CPH là sự phản ánh kết quả thực hiện công tác đổi mới sắp xếp các DNNN theo tinh thần Nghị quyết TW 3, Nghị quyết TW 9

(khóa IX) và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ. UBND thành phố đã xây dựng phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới DNNN thuộc thành phố và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 86/2003/QĐ-TTg ngày 7/5/2003 và quyết định số 94/2005/QĐ-TTg ngày 5/5/2005. Theo các quyết định này, tổng số DN 100% vốn nhà nước tại thời điểm năm 2003 là 222 DN, và sẽ được sắp xếp như sau: CPH 117 DN, sáp nhập 38 DN, giao cho tập thể người lao động 2 DN, chuyển sang đơn vị sự nghiệp 1 DN, giải thể 4 DN, phá

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh cổ phần húa cỏc Doanh nghiệpNN của thành phố Hà Nội (Trang 34 - 39)