II. Phương hướng cổ phần hóa DNNN giai đoạn 2008-
2. Phương hướng cổ phần hóa DNNN thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội từ nay đến năm
phố Hà Nội từ nay đến năm 2010
Ngày 25/4/2007 Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 479/QĐ-TTg phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới DNNN thuộc thành phố HN. Theo quyết định này, lộ trình CPH từ năm 2008 đến 2010 như sau:
Biểu 3.1. Kế hoạch cổ phần hóa của thành phố Hà Nội giai đoạn 2008-2010
TT Tên DN Số lao động Vốn nhà nước (triệu Thời điểm
(người) đồng) CPH 1. CT khai thác điểm đỗ xe HN 644 50466 2008 2 CT mẹ (tổng công ty du lịch HN) 850 353942 2008 3 CT quản lý bến xe HN 342 34348 2008 4 CT sản xuất-NXK tổng hợp HN 2500 130429 2008 5 CT TM và ĐT PT HN 150 8550 2008 6 CT TNHH NN 1TV khảo sát đo đạc HN 250 4930 2008 7 CT TNHH NN 1TV 18/4 370 25650 2008 8 CT TNHH 1TV chiếu sáng và TB ĐT 528 42000 2008
9 CT TNHH 1 TV cung ứng năng lượng và TMQT 128 70000 2008 10 CT TNHH 1 TV dệt 19/5 710 33561 2008 11 CT TNHH 1 TV dệt Minh Khai 800 34974 2008 12 CT TNHH 1 TV Địa chính HN 360 7784 2008 13 CT TNHH 1 TV Điện cơ thống nhất 782 37387 2008 14 CT TNHH 1 TV Giầy thượng đình 1813 57712 2008
15 CT TNHH 1 TV giầy Thụy Khuê 1076 30240 2008
16 CT TNHH 1 TV mai động 650 18542 2008
17 CT TNHH 1 TV Sách HN 344 35000 2008
18 CT TNHH 1 TV Thống nhất 550 78973 2008
19 CT XNK và xây dựng nông lâm nghiệp 260 13400 2008
20 TCT vận tải HN 798 603395 2008
21 CT mẹ- TCT kinh doanh nước sạch 1983 449388 2009
22 CT SXKDĐT dịch vụ Việt Hà 385 295423 2009
23 CT TNHH 1 TV giống gia súc 248 61000 2009
24 CT TNHH 1 TV bao bì 27/7 707 31567 2009
25 CT TNHH 1 TV cơ điện công trình 173 59000 2009
26 CT TNHH 1 TV công trình giao thông 450 21776 2009 27 CT TNHH 1 TV Đầu tư và phát triển
nông thôn 792 31031 2009 28 CT TNHH 1 TV Hồ tây 118 26000 2009 29 CT TNHH 1 TV nghe nhìn HN 78 9306 2009 30 TCT thương mại HN (CT mẹ) 1827 195925 2009 Tổng
Nguồn: Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DN thành phố
Như vậy, sau khi hoàn thành kế hoạch CPH vào cuối năm 2009, thành phố chỉ còn giữ lại 12 DN 100% vốn nhà nước hoạt động theo mô hình CT TNHH 1 TV đối với các DN công ích hoặc quản lý nhiều nhà cửa, đất đai với
diện tích lớn và nhạy cảm.
Ngoài ra, thành phố còn kiến nghị đề xuất hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý trong tổ chức và hoạt động của DN nhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng các nguồn lực của DN. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các DN thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố. Tiếp tục rà soát, dánh giá hiệu quả hoạt động của các CTCP có vốn nhà nước tham gia, thực hiện bán đấu giá cổ phần nhà nước tại các CTCP mà nhà nước không cần tiếp tục nắm giữ vốn, đặc biệt là các CTCP nhà nước chi phối vốn.
III. Các biện pháp chủ yếu đẩy mạnh CPH DNNN của thành phố Hà Nội
1. Các giải pháp về tài chính
* Ý nghĩa của giải pháp tài chính đối với vấn đề CPH: Một trong những khó khăn lớn làm chậm tiến trình CPH như đã phân tích ở trên chính là vấn đề giải quyết tài chính của DN trước CP, để hoàn thiện hồ sơ, phương án kinh doanh cũng như định giá DN để tiến hành CPH. Vì vậy, có thể nói, giải pháp tài chính là giải pháp quan trọng nhất trong các giải pháp nhằm thúc đẩy CPH DNNN. Vấn đề tài chính luôn là vấn đề phức tạp nhất trong các DN, nhất là các DNNN, hoạt động theo cơ chế cũ, nay phải chuyển sang hạch toán kế toán theo phương pháp mới để có bản kê khai tài chính minh bạch nhằm thực hiện chuyển đổi thành CTCP thành công. Đã có rất nhiều các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về vấn đề xử lý tài chính của các DN. Song mỗi một địa phương, một DN,mỗi một ngành nghề khác nhau lại có những nhận thức, thói quen làm việc khác nhau nên xử lý tài chính quả là một vấn đề vô cùng phức tạp. Nhưng nếu thực hiện tốt giải pháp này, phù hợp với xu thế mới thì chắc chắn tốc độ CPH sẽ đạt nhanh hơn nữa, và những rắc rối gây ra trong vấn đề định giá DN sẽ không còn nghiêm trọng như hiện nay.
1.1. Đẩy nhanh tốc độ xử lý các khoản nợ trong DNNN của thành phố Hà Nội
Cho đến nay không có báo cáo chính thức cũng như không có số liệu chính xác dư nợ vốn vay của các DNNN tại các NHTM. Tuy nhiên, bản thân chính từng ngân hàng có được số liệu khá đầy đủ về công nợ vốn vay của từng DN, song số liệu đó không được công bố. Hiện nay, các NHTM đều có sự chỉ đạo trong toàn hệ thống chi nhánh toàn quốc, có chiến lược lựa chọn khách hàng để cho vay vốn. Thông qua chiến lược đó có thể phân chia các DNNN hiện nay về thực trạng nợ quá hạn với các ngân hàng thương mại theo một số nhóm chủ yếu như :
Với các TCT: Đây là nhóm DN có số nợ xấu khá lớn. Số nợ vốn vay này tập trung chủ yếu ở các ngân hàng như Ngân hàng công thương, ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam.. Số nợ ước tính hiện nay lên đến 12300 tỷ đồng, chủ yếu là nợ xấu, đã được các ngân hàng thương mại xử lý dự phòng rủi ro.
Với các DN xuất nhập khẩu thương mại, dịch vụ công trình giao thông xây dựng, chế biến nông sản, may mặc, cung ứng vật tư nông nghiệp, in ấn.. cũng có số nợ lên đến 2500-3000 tỷ đồng.
Việc thu nợ quá hạn tại các DNNN của NHTM gặp rất nhiều khó khăn, nhiều khoản nợ rơi vào tình trạng khê đọng. Đây là lực cản khá lớn cho quá trình CPH, vì tài chính và định giá công ty khó có thể chính xác và nhanh chóng nếu có quá nhiều khoản nợ đọng như vậy. Như vậy, xử lý nợ xấu là một trong những vấn đề quan trọng đặt ra trong quá trình CPH hiện nay. Một số hướng giải quyết cụ thể đối với các khoản nợ như sau:
- Nếu là các khoản nợ khó đòi do nguyên nhân khách quan, như DN phá sản, giải thể, thua lỗ không có khả năng trả nợ và các khoản nợ khác đã quá hạn từ 3 năm trở lên thì được hạch toán vào kết quả kinh doanh (nếu DN hoạt động có lãi) hoặc giảm giá trị DN (nếu DN hoạt động không có lãi).
- Nếu là các khoản nợ khó đòi do nguyên nhân chủ quan đã quy được trách nhiệm cá nhân hoặc tập thể thì phải xử lý nghiêm theo quy định
của pháp luật hiện hành, phần tổn thất còn lại được xử lý như các khoản nợ do nguyên nhân khách quan nêu trên. Ngoài ra DN được quyền bán nợ cho các tổ chức mua bán nợ. Các khoản nợ được xử lý nói trên giao cho công ty mua bán nợ theo dõi và thu hồi cho nhà nước.
- Nếu là các khoản nợ ngân sách mà DN đã đầu tư vào tài sản cố định thì được coi như phần vốn nhà nước để lại DN để chuyển đổi sở hữu, nếu DN do thua lỗ không có khả năng trả nợ thì cho xóa nợ.
Với các DN vay nợ ngân hàng quốc doanh thì:
- Nếu các DNNN gặp khó khăn trong thanh toán, không cân đối được nguồn để thanh toán các khoản nợ thì được khoanh các khoản nợ quá hạn có đến thời điểm quyết định chuyển đổi sở hữu trong thời gian từ 3 đến 5 năm .
- Nếu các DNNN bị thua lỗ, mất khả năng thanh toán thì cho phép xóa nợ lãi vay ngân hàng, nếu vẫn còn bị lỗ thì tiếp tục xem xét xử lý nợ gốc tương ứng với phần lỗ của DN sau khi xử lý nợ ngân sách. Phần nợ gốc quá hạn còn lại, DN phối hợp với ngân hàng chủ nợ và các tổ chức mua bán nợ thuộc ngân hàng để xử lý theo hướng bán nợ (trước khi CPH).
Các khoản tổn thất của Ngân hàng thương mại quốc doanh do khoanh nợ hoặc xóa nợ cho DNNN trước khi thực hiện chuyển đổi sở hữu được hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh, quỹ bù đắp rủi ro của ngân hàng, giảm trừ vào nợ vay của ngân hàng nhà nước hoặc được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần khi các NHTM không đủ nguồn để bù đắp.
- Với các DN vay nợ nước ngoài mà có bảo lãnh của các Bộ, ngành, UBND thì cơ quan bảo lãnh chủ trì đàm phán với các chủ nợ để giảm số nợ đến mức thấp nhất và bố trí ngân sách để trả nợ, DN có trách nhiệm hoàn trả ngân sách.
- Với các DNNN nợ bảo hiểm xã hội của người lao động đang làm việc cho DN thì DN có trách nhiệm thanh toán dứt điểm trước khi chuyển đổi sở hữu, trường hợp DN không có khả năng thanh toán thì được dùng tiền thu từ chuyển đổi sở hữu chi trả, nếu còn thiếu sẽ do quỹ sắp xếp và CPH DNNN chi trả.
1.2. Hoàn thiện việc xác định giá trị DN khi tiến hành CPH 1.2.1. Hoàn thiện phương pháp định giá DN
Vướng mắc lớn nhất trong quá trình CPH là việc xác định giá trị DN, cả theo phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu. Mấu chốt của vấn đề chính là việc xác định giá trị đất đai và các lợi thế vế thương hiệu…
Vì vậy, hoàn thiện việc xác định giá trị DN đang là vấn đề cấp bách. Theo thông tư hướng dẫn xác định giá trị DN khi chuyển DNNN sang CTCP có quy định hai phương pháp xác định giá trị DN là xác định theo giá trị tài sản và xác định theo dòng tiền chiết khấu.
* Theo phương pháp tài sản thì giá trị thực tế của DN CPH là toàn bộ tài sản hiện có của DN tại thời điểm CPH có tính đến khả năng sinh lời của DN mà người mua, người bán cổ phần đều chấp nhận được. Giá trị thực tế vốn Nhà nước tại DN là giá trị thực tế của DN sau khi đã trừ đi các khoản nợ phải trả, số dư quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và số dư nguồn kinh phí sự nghiệp. Phương pháp này về cơ bản phù hợp với nguyên tắc thị trường nhưng còn mang nặng tính hình thức. Dù đã thay đổi một số quy định mang tính kĩ thuật qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung quy định pháp lý về CPH, nhưng bản chất vẫn là đánh giá trên sổ sách. Do đó, để hoàn thiện hơn phương pháp này cần quan tâm đến các nội dung sau :
- Thứ nhất : định giá tài sản hữu hình cần tham khảo giá thị trường của tài sản tương tự hoặc cùng loại và có phát hành thành tài liệu chính thức. Bên cạnh đó cần xem xét đến sự hao mòn vô hình của tài sản hữu hình. Bổ sung hướng dẫn về xác định giá trị tài sản vô hình trong trường hợp trên thực tế tài sản cố định
đã hết khấu hao thu hồi nhưng trong thực tế DN vẫn tiếp tục sử dụng có hiệu quả, mang lại thu nhập cho DN, đặc biệt với những DN có tỷ trọng giá trị tài sản lớn.
- Thứ hai : định giá tài sản vô hình phải dựa vào chi phí và khả năng sinh lời. Đối với tài sản vô hình xác định được chi phí thì xác định chi phí dựa vào chi phí để tạo lợi thế và khả năng sinh lời. Đối với tài sản vô hình không xác định được chi phí thì việc định giá phải dựa vào khả năng sinh lời. Trong đó, có một loại tài sản vô hình là lợi thế của loại hình DN không dựa dẫm vào bao cấp về vốn và tài chính của Nhà nước, mà tự chủ về tài chính, tự huy động vốn và kinh doanh có lãi, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh luôn ở mức cao. Hiện nay nên điều chỉnh lại quy định về căn cứ xác định lợi thế của DN, thay vì lấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước chuyển sang dùng lợi nhuận trên vốn kinh doanh để xác định lợi thế DN.
* Định giá theo phương pháp dòng tiền chiết khấu cũng có những hạn chế nhất định. Phương pháp này tuy vẫn dựa trên nền tảng xác định giá trị vốn nhà nước nhưng tiềm ẩn hai mối lo ngại đối với các nhà đầu tư: Một là giá trị vốn nhà nước dựa trên khả năng sinh lời trong tương lai, trong khi rất khó xác định khả năng này trong điều kiện Việt Nam, đặc biệt đối với DN CPH từ DNNN. Hai là, khi tính giá trị thực tế của DN lại bao hàm luôn cả các khoản nợ, số dư quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có). Vì vậy, giải pháp cho việc định giá theo phương pháp này là phải tiến hành xác định rõ các khoản nợ, dự đoán và phân tích tình hình kinh tế, tài chính của đất nước trong tương lai sẽ có ảnh hưởng thế nào đến khả năng kinh doanh và cạnh tranh của DN, để xác định được một cách gần chính xác khả năng sinh lời của DN. Từ đó sẽ xác định được giá trị của DN thuận lợi hơn và ít rủi ro hơn.
1.2.2. Hoàn thiện cơ chế định giá DN CPH.
Cơ chế định giá DN hiện nay còn mang nặng tính chủ quan của Hội đồng thẩm định, vì vậy kết quả định giá thiếu khách quan, chưa phản ánh đúng giá
trị thật. Phương pháp phổ biến trước đây là phương pháp đấu thầu. Phương pháp này áp dụng cho DN nhỏ, yêu cầu về phía DN phải chuẩn bị đầy đủ thông tin về DN minh, tiếp thị rộng rãi để thu hút các nhà đầu tư dự thầu. DN còn phải đặt ra và sắp xếp các tiêu chí đánh giá đấu thầu công khai và rõ ràng. Đối với các nhà đầu tư tham gia đấu thầu phải có trình độ quản lý; có thực lực tài chính; có phương án hoạt động kinh doanh khả thi nhằm khôi phục, phát triển DN trong tương lai. Cơ chế định giá này phụ thuộc nhiều vào nhận định chủ quan của Hội đồng xét duyệt. Vì vậy, hướng khắc phục hiện nay là chuyển từ cơ chế định giá DN thông qua đấu thầu sang niêm yết cổ phần thông qua thị trường chứng khoán để tăng cường hình thức định giá theo cơ chế thị trường, sát với giá thị trường và giá trị thực tế của DN. Phương pháp này áp dụng được cho cả các DN khó định giá, bằng hình thức phát hành cổ phiếu bán ra thị trường và nhờ vào giá trị của cổ phiếu được chấp nhận mua bán giao dịch trên thị trường để định giá DN. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi yêu cầu cao hơn đối với DN so với phương pháp trên, đó là : DN phải cung cấp thông tin công khai về tình trạng tài chính như công nợ, tình trạng tài sản để người tham gia mua bán có thể đánh giá đúng tài sản và khả năng sinh lời của DN; DN cũng cần phải có tính chuyên môn hóa cao trong việc bán cổ phần. Mặt khác, hình thức niêm yết cổ phần cũng có một số hạn chế, cụ thể là không thu hút được các nhà đầu tư chiến lược, có khả năng quản lý và tiềm lực tài chính lớn trong khi số cổ phần bán ra bị phân tán.
1.2.3. Đổi mới công tác tổ chức định giá DN CPH
Cần có cơ chế và thiết lập hệ thống kiểm tra, giám sát định giá DN, kiểm tra các đơn vị tham gia thực hiện định giá DN như qui trình hoạt động, chất lượng dịch vụ, nhân sự chứ không khoán trắng như hiện nay. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra giám sát là cơ quan qui định trong pháp lệnh thẩm định giá đã ban hành. Cơ quan này có nhiệm vụ thực hiện một số điều kiện tiền đề cho việc tổ chức định giá DN cho CPH, cụ thể là quy chuẩn hóa các báo cáo của
các tổ chức định giá theo mẫu quy định chung, nâng cao năng lực và chất