II. Phương hướng cổ phần hóa DNNN giai đoạn 2008-
4. Một số giải pháp khác
4.1. Về xử lý giá trị quyền sử dụng đất khi CPH
- Về xử lý giá trị quyền sử dụng đất khi CPH. Việc tháo gỡ vướng mắc cần được đặt trong bối cảnh của toàn bộ hệ thống pháp luật hiện hành, đồng thời phải phù hợp với thực tiễn của thành phố, bảo đảm sự bình đẳng về chính sách, quyền lợi giữa các DN của thành phố với các DN TW đóng trên địa bàn khi thực hiện CPH, đặc biệt trong điều kiện các tỉnh thành phố chưa thể công bố khung giá đât theo sát giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường tại cùng thời điểm. Các phương án xử lý điều này như sau:
Bước 1 : Rà soát quỹ đất, nhà từng DN CPH đang quản lý sử dụng, giao CTCP quản lý sử dụng quỹ đất phù hợp quy mô phương án sản xuất kinh doanh sau CPH. Đối với quỹ đất còn lại thì thu hồi để sử dụng vào mục đích có hiệu quả hơn. Khi xây dựng và thẩm định phương án CPH đối với DNNN TW, các Bộ, ngành, tổng công ty phải phối hợp với UBND thành phố nơi DN có đất đai, nhà xưởng phối hợp rà soát và xử lý quỹ nhà đất theo đúng quy định hiện hành.
Bước 2 : Do DN CPH chỉ được tiếp tục quản lý sử dụng số lượng địa điểm đất đai phù hợp phương án sản xuất kinh doanh, vì thế đối với những diện tích đất đai CTCP tiếp tục quản lý sử dụng, giá trị quyền sử dụng đất khi CPH được xử lý như sau:
• Tôn trọng quyền lựa chọn hình thức sử dụng đất của DN CPH (thuê đất hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất).
• Do khung giá đất tại thành phố công bố chưa sát giá trị quyền sử dụng đất chuyển nhượng trên thực tế nên có thể đề nghị Chính phủ xem xét khi CPH các DNNN chỉ được lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, không được lựa chọn hình thức thuê đất. Sử dụng giá đất do thành phố công bố hàng năm làm giá tính giá trị quyền sử dụng đất giao cho DN khi CPH.
* Nếu DN sử dụng hình thức thuê đât, trường hợp này sẽ không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị DN CPH, DN CPH được tiếp tục kí hợp đồng thuê đất và trả tiền thuê hàng năm cho thành phố theo mức giá cho thuê hiện hành của thành phố ứng với từng mục đích sử dụng đất. Sau khi CPH nếu DN thay đổi mục đich sử dụng đât thì phải được UBND thành phố cho phép và phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính có liên quan theo quy định hiện hành.
* Nếu DN lựa chọn phương thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, trường hợp này sẽ tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị DN CPH, song đề nghị Bộ tài chính báo cáo chính phủ cho phép lấy giá đất do thành phố công bố hàng năm làm giá tính giá trị quyền sử dụng đất giao.
4.2. Về xử lý lao động dôi dư khi CPH
- Đa phần các DN nằm trong kế hoạch CPH giai đoạn 2008-2010 đều đã thực hiện chuyển đổi (chuyển sang công ty TNHH 1 TV, chuyển sang công ty mẹ- công ty con) và đã thực hiện giải quyết lao động dôi dư một lần. Quá trình CPH các DN này trong thời gian tới dự kiến vẫn xuất hiện một lực lượng lao động dôi dư lớn khoảng 2500 người và số lao động này sẽ không được xử lý theo quy định tại Nghị định 110/2007/NĐ-CP, vì vậy, công tác chỉ đạo CPH của thành hố sẽ gặp khó khăn. UBND Thành phố Hà Nội đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép xử lý số lao động dôi dư này theo quy định tại Nghị định số 110/2007/NĐ-CP với kinh phí dự kiến khoảng 60 tỷ đồng hoặc cho phép Thành phố sử dụng một phần tiền thu từ bán đấu giá các địa điểm DN sử dụng không hiệu quả và thu hồi được khi CPH DN để giải quyết chính sách cho số lao động này.
- DN chịu trách nhiệm hoàn toàn về tuyển dụng lao động và thực hiện các chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật. Khi thực hiện CPH DN cần hết sức chú ý phương án đầu tư và phát triển sản xuất- kinh doanh để có thể thu hút tối đa người lao động có việc làm ở DN. Trong trường hợp cần đào tạo lại mà DN thiếu kinh phí thì Nhà nước bổ sung thêm. Ngoài việc hỗ trợ cho
người lao động bằng tiền cần đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia. Nguồn tiền để giải quyết chính cho lao động dôi dư và không có việc làm thì ngoài phần lấy từ Qũy hỗ trợ sắp xếp và CPH DNNN còn được cung cấp thêm từ ngân sách và các nguồn tài chính có thể khác. Cùng với chính sách hỗ trợ cho nguời lao động trong thời gian đào tao lại, tìm việc phải có chính sách để họ tự tạo việc làm mới. Vì vậy, cần có sự phối hợp giữa sử dụng quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm và quỹ hỗ trợ và sắp xếp CPH DNNN.
4.3. Công khai hóa thông tin tài chính cho mọi đối tượng
Công khai hóa thông tin tài chính cho mọi đối tượng được hiểu là cung cấp các bản báo cáo tài chính, các báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường chứng khoán, trên các phương tiện thông tin. Việc làm này có ý nghĩa quan trọng là làm tăng long tin, tăng tính minh bạch và tình hình tài chính của DN đối với các nhà đầu tư, các cổ đông. Yêu cầu này đòi hỏi DN phải thông báo kịp thời, bảo đảm tính chính xác những thông tin quan trọng về tình hình tài chính để các nhà đầu tư xem xét, đánh giá giá trị công ty, bảo đảm tính công bằng trong mua bán. Điều này góp phần bảo vệ nhà đầu tư, hình thành nên giá cổ phần của DN.