2.2.2.1. Thực trạng thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính
Qua thực hiện Luật 1998 các cơ quan hành chính nhà nước đã tích cực giải quyết được một lượng lớn đơn, thư khiếu nại đạt tỷ lệ cao. Nhìn chung, qua thực tế GQKN hành chính cĩ thể nhận thấy đa phần khiếu nại khơng đúng hoặc chỉ đúng một phần (Xem bảng 2.1). Tuy nhiên, theo chúng tơi, trong việc GQKN vẫn tồn tại một số vấn đề cần phải rút kinh nghiệm, đĩ là:
- Mặc dù các cơ qua hành chính nhà nước đã tích cực giải quyết nhưng số lượng đơn khiếu nại gửi đến các cơ quan hành chính nhà nước vẫn ngày càng gia tăng, tính chất, mức độ cuả khiếu nại cũng phức tạp và gay gắt hơn.
- Việc GQKN hành chính thường kéo dài, khơng đảm bảo thời hạn luật định, nhiều tầng nấc, khơng cĩ điểm dừng. Cĩ những vụ việc đã cĩ quyết định GQKN cĩ hiệu lực thi hành từ hơn 10 năm, nay đương sự vẫn tiếp tục khiếu nại và khiếu nại này vẫn được cơ quan hành chính nhà nước thụ lý, giải quyết.
- Việc áp dụng pháp luật giữa các cơ quan nhà nước và cuả cùng một người cĩ thẩm quyền trong cơ quan nhà nước trước, sau hoặc trong cùng một loại việc khơng nhất quán với nhau.
- Cĩ những trường hợp, người cĩ thẩm quyền đã ban hành nhiều quyết định GQKN cuối cùng hoặc quyết định cĩ hiệu lực thi hành đối với một vụ việc nhưng nội dung lại khác nhau.
- Cĩ nhiều quyết định GQKN được ban hành sai về thẩm quyền, thủ tục và hình thức văn bản.
- Cịn cĩ tình trạng đùn đẩy trách nhiệm GQKN giữa các cơ quan hành chính nhà nước hoặc tranh chấp về thẩm quyền GQKN giữa các cơ quan.
- Đơn khiếu nại tồn đọng ở các cơ quan hành chính cịn nhiều, nhiều đơn đã quá hạn nhưng chưa được giải quyết. Thời gian GQKN cuả các cơ quan hành chính cịn kéo dài quá thời hạn luật định. Việc theo dõi, cập nhập hồ sơ khiếu nại chưa khoa học nên chưa theo dõi và trả lời kịp thời được cho người khiếu nại về tiến độ giải quyết.
- Việc tổ chức thực hiện các quyết định GQKN đã cĩ hiệu lực pháp luật tuy cĩ chuyển biến nhưng vẫn cịn chậm hoặc chưa được thực hiện.
Xem xét tình hình thực tiễn GQKN cuả các cơ quan hành chính nhà nước, ta cĩ thể rút ra một số nguyên nhân cuả tình trạng trên như sau:
- Cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến việc khiếu nại và GQKN cịn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tế. Thậm chí cĩ một số vấn đề mới phát sinh nhưng chúng ta chưa kịp thời cĩ văn bản pháp luật điều chỉnh.
- Thẩm quyền giải quyết KKHC cuả Tịa án cịn nhiều hạn chế.
- Ở một số điạ phương các cấp chính quyền chưa thực sự quan tâm nhiều đến cơng tác GQKN, chưa coi đây là một nhiệm vụ quan trọng, chưa kịp thời giải quyết những thắc mắc cuả người dân để cho các thắc mắc này ứ đọng lại thành phức tạp.
- Nhiều nơi, cơ quan cĩ thẩm quyền chậm ra quyết định GQKN, chậm khơi phục quyền và lợi ích hợp pháp cuả người khiếu nại làm phát sinh các khiếu nại mới.
- Cịn nhiều trường hợp khơng thể tổ chức thực hiện quyết định GQKN đã cĩ hiệu lực pháp luật được vì phải chờ ý kiến hoặc chờ phối hợp cuả các bộ, ngành liên quan. - Về phía người khiếu nại, vẫn cịn tình trạng khơng chấp hành quyết định GQKN đã cĩ hiệu lực pháp luật, tiếp tục khiếu nại vượt cấp, khiếu nại đến nhiều nơi.
2.2.2.2. Thực trạng hoạt động giải quyết các vụ án hành chính
Số lượng các vụ án hành chính mà ngành Tịa án nhân dân thụ lý, giải quyết khơng nhiều. Nhìn chung, khi nhận được đơn khiếu kiện đúng thẩm quyền, ngành Tịa án đã tích cực giải quyết và giải quyết đạt tỷ lệ rất cao.Việc giải quyết các vụ án hành chính của Tịa án được thực hiện đúng các quy định của pháp luật về tố tụng. Nội dung các phán quyết bảo đảm được các quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự (xem các bảng
2.2. và 2.3). Tương tự như kết quả GQKN hành chính, trong tổng số các vụ án đã giải quyết, số án tuyên bác yêu cầu khởi kiện của các đương sự thường chiếm tỷ lệ cao. Nguyên nhân là do đa số các QĐHC, HVHC được thực hiện đúng các quy định của pháp luật ( thực tế cĩ nhiều văn bản pháp luật hiện hành chưa phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của cuộc sống nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, từ đĩ dẫn đến việc KKHC cĩ thể là khơng hợp lý nhưng lại hợp pháp, như : Quy định về giá bồi thường, hỗ trợ giải phĩng mặt bằng, thời điểm áp giá để tính tiền sử dụng đất… ). Một số trường hợp sai sĩt nhưng khơng cơ bản, khơng gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự như chậm giao biên bản, quyết định XPVPHC, QĐHC ghi thiếu mục quyền khiếu nại, khởi kiện của đương sự. Hoặc trong một số trường hợp nếu thấy QĐHC bị kiện chưa đúng pháp luật thì người ban hành thường ra quyết định huỷ bỏ trước khi Tịa án mở phiên Tịa. Trong trường hợp này nếu người khởi kiện vẫn yêu cầu Tịa án huỷ bỏ QĐHC đĩ thì Tịa án sẽ bác yêu cầu của đương sự.
Tuy nhiên, việc giải quyết các vụ án hành chính vẫn bộc lộ một số nhược điểm: - Trong một số trường hợp việc giải quyết chưa đúng thủ tục tố tụng, áp dụng pháp luật về nội dung chưa chính xác dẫn đến vụ án bị kháng cáo, kháng nghị, bản án bị cấp phúc thẩm huỷ, sưả gây ảnh hưởng đến niềm tin cuả các đương sự đối với Tịa án.
- Cịn trường hợp áp dụng pháp luật, đánh giá chứng cứ chưa thống nhất giữa các cấp Tịa án.
- Tịa án vẫn cịn thái độ dè dặt, ngại đụng chạm đến người bị kiện là các cơ quan hành chính nhà nước hoặc người cĩ thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Do đĩ, đã phát sinh tư tưởng ngại giải quyết các vụ án hành chính và coi mỗi vụ án hành chính là một gánh nặng khi thụ lý giải quyết.
- Do chưa cĩ các quy định cụ thể về mối quan hệ giữa các nguyên tắc Đảng lãnh đạo, tập trung dân chủ, cấp trên chỉ đạo cấp dưới, khi xét xử thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật nên nhiều cấp Tịa án cịn lúng túng khi kết hợp các
nguyên tắc này, đặc biệt là những trường hợp cĩ ý kiến khác nhau về cách giải quyết vụ án giữa thẩm phán được giao trách nhiệm giải quyết vụ án với lãnh đạo Tịa án[9,Tr1].
2.2.3. Các hạn chế cuả mơ hình tổ chức và hoạt động tài phán hành chính ở nước ta hiện nay
Mặc dù cơ chế và thực tế giải quyết khiếu kiện hành chính hiện nay ở nước ta cũng cĩ nhiều ưu điểm, cơ bản đã giải quyết được phần lớn các KKHC. Tuy nhiên cơ chế này vẫn cịn bộc lộ nhiều hạn chế.
2.2.3.1. Các hạn chế cuả cơ chế giải quyết các khiếu nại hành chính
Việc trao quyền GQKN hành chính cho các cơ quan hành chính nhà nước cĩ các hạn chế:
- Khơng bảo đảm tính cơng khai, minh bạch cuả hoạt động GQKN hành chính và quyền tranh tụng cuả các đương sự.
- Tạo ra tình trạng cơ quan nhà nước“vưà đá bĩng, vưà thổi cịi”, gây tâm lý nghi ngờ cuả người khiếu nại về sự khách quan, vơ tư và thực tế giải quyết cũng khĩ tránh khỏi sự thiếu khách quan vơ tư.
- Chúng ta đang đứng trước một yêu cầu khách quan cuả sự phát triển chung, đĩ là yêu cầu về tính chuyên mơn hố và yêu cầu phải cĩ một sự phân cơng lao động rõ ràng thì sự khơng phù hợp trong việc giao quyền TPHC cho chính các cơ quan hành chính nhà nước càng bộc lộ rõ như:
+ Việc GQKN cuả cơ quan hành chính khơng bảo đảm tính chuyên nghiệp nên hiệu quản khơng cao;
+ Cán bộ, cơng chức trong các cơ quan hành chính khơng được trang bị kiến thức cần thiết để giả GQKN, trong khi đĩ các khiếu nại thường rất đa dạng, phức tạp làm các cơ quan hành chính mất quá nhiều thời gian, cơng sức vào việc GQKN nên khơng đủ thời gian và điều kiện để thực hiện nhiệm vụ chính là quản lý, điều hành.
- Trình tự, thủ tục GQKN cuả cơ quan hành chính cịn phức tạp, thiếu dân chủ, cơng khai, minh bạch. Việc khiếu nại phải được tiến hành qua nhiều cấp, tại nhiều cơ quan.
Khiếu nại đã cĩ quyết định giải quyết cuối cùng vẫn được xem xét lại làm cho việc khiếu nại kéo dài khơng cĩ điểm dừng gây xáo trộn hoạt động quản lý điều hành, lãng phí thời gian, cơng sức, tiền bạc cuả Nhà nước cũng như cuả người khiếu nại.
- Thủ tục khiếu nại bị pha tạp giữa thủ tục hành chính và thủ tục tố tụng gây khĩ khăn cho việc thực hiện cuả cả người khiếu nại và người cĩ thẩm quyền GQKN, khơng cĩ sự tách bạnh giữa thủ tục khiếu nại QĐHC, HVHC với thủ tục địi bồi thường thiệt hại.
- Mặc dù pháp luật về khiếu nại quy định: Trường hợp khơng đồng ý với quyết định GQKN cuả người cĩ thẩm quyền, người khiếu nại cĩ quyền khởi kiện vụ án hành chính nếu pháp luật khơng quy định khác. Nhưng với quy định về thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính cuả Tịa án theo pháp luật hiện hành thì cĩ rất nhiều loại KKHC, người khiếu kiện khơng thể khởi kiện đến Tịa án vì pháp luật khơng trao quyền cho Tịa án giải quyết. Nĩi cách khác quyết định GQKN cuả cơ quan hành chính chính là quyết định giải quyết khiếu kiện cuối cùng (khơng được quyền khởi kiện tại Tồ án). Trong những trường hợp này quyền TPHC là quyền riêng cĩ cuả cơ quan hành chính. Như vậy, nhìn phiến diện quyền quyết định cuối cùng về tài phán hành chính tưởng như chỉ thuộc về cơ quan Tịa án nhưng thực chất chúng ta vẫn tồn tại song song hai hệ thống cơ quan nhà nước cùng cĩ chức năng giải quyết các KKHC. Việc tồn tại song song hai hệ thống cơ quan TPHC làm cho bộ máy nhà nước cồng kềnh, trùng lắp, lãng phí nhân, tài lực, trong nhiều trường hợp cịn tạo ra sự lẫn lộn, tranh chấp khơng cần thiết về thẩm quyền giải quyết giữa hai hệ thống cơ quan này.
2.2.3.2. Các hạn chế cuả mơ hình Tịa hành chính hiện hành
Việc pháp luật Việt Nam cho phép các cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối với các QĐHC, HVHC cuả cơ quan, cán bộ, cơng chức nhà nước ra trước Tồ án một bước phát triển đáng kể trong việc xây dựng nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghiã, là bằng chứng cụ thể cuả một xã hội dân chủ, với mục tiêu xây dựng một nền tư pháp vững mạnh, khơng ngừng bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp cuả cơng
dân. Mặc dù từ năm 1996 đến nay, nhà nước ta liên tục cĩ các điều chỉnh về pháp luật để hoạt động giải quyết các vụ án hành chính cuả Tồ án phát huy được vai trị cuả mình, nhưng mơ hình tổ chức giải quyết các KHHCcuả Tồ án hiện hành vẫn cịn bộc lộ nhiều hạn chế.
Một là, pháp luật về khiếu nại khơng hạn chế quyền khởi kiện cuả các đương sự đối với QĐHC, HVHC nhưng pháp luật về tố tụng vụ án hành chính lại hạn chế quyền khởi kiện này cuả các đương sự. Điều này thể hiện sự khơng thống nhất giữa các văn bản pháp luật khác nhau về cùng một vấn đề cĩ liên quan, thể hiện sự vi phạm nguyên tắc pháp chế trong lĩnh vực ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cuả Nhà nước. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả và hạn chế vai trị cuả Tịa án trong việc giải quyết KKHC.
Hai là, tổ chức hệ thống Tịa án hiện hành, trong đĩ cĩ Tịa hành chính, tương ứng với cấp hành chính đã bộc lộ nhiều điểm khơng phù hợp với thực tiễn, cụ thể:
+ Mặc dù cách tổ chức này đã tạo những điều kiện thuận lợi trong việc phối hợp cơng tác giữa cơ quan Tịa án với chính quyền điạ phương cùng cấp, nhưng khi phát sinh vụ án hành chính mà bị đơn là chính cơ quan nhà nước hoặc những người cĩ thẩm quyền thì mối quan hệ nêu trên lại trở thành một áp lực cĩ khả năng làm ảnh hưởng đến tính độc lập xét xử cuả Tịa án.
+ Ngịai ra, khách thể cuả quản lý nhà nước là các hoạt động cuả các cá nhân, cơ quan, tổ chức, do vậy số lượng và tính chất cuả các vụ kiện ra Tịa hành chính phụ thuộc rất nhiều vào số lượng cơ quan, tổ chức, dân số cũng như tính chất cuả quan hệ hành chính bị khiếu kiện. Ở Việt Nam chúng ta hiện nay dù cùng đều là một đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc cấp huyện nhưng giữa tỉnh và thành phố hoặc giữa huyện với thị xã, quận, thậm chí giữa các quận, các thành phố trong cả nước cũng cĩ sự chênh lệnh rất lớn về dân số, số lượng các cơ quan, tổ chức; tính chất, mức độ phức tạp cuả khách thể quản lý nhà nước cũng khác nhau nhưng tổ chức cấp Tịa án ở các đơn vị này như nhau. Hệ quả là cùng là Tịa án nhân dân cấp tỉnh hoặc cấp huyện nhưng cĩ Tịa án thì thụ lý, giải
quyết rất nhiều vụ án nhưng cĩ Tịa án thì rất ít. Nhiều Tịa án, nhất là Tịa án nhân dân cấp huyện các vùng nơng thơn, miền núi, từ ngày cĩ Tịa hành chính (1996) nhiều năm khơng hề thụ lý, giải quyết một vụ án hành chính nào[74-78].
Ba là, theo quy định cuả pháp luật hiện hành, ở các Tồ phúc thẩm Tịa án nhân dân tối cao và các Tịa án cấp huyện khơng tổ chức bộ phận chuyên trách để giải quyết các khiếu kiện hành chính nên khơng phát huy được tính chuyên nghiệp, chuyên sâu cuả nghề nghiệp và cơng việc cuả đội ngũ thẩm phán Tịa án. Đặc biệt với thẩm quyền cuả các Tồ phúc thẩm Tịa án nhân dân tối cao là giải quyết phúc thẩm các vụ án mà các Tịa chuyên trách cuả các Tịa án nhân dân cấp tỉnh đã xét xử thì mơ hình tổ chức các Tịa phúc thẩm Tịa án nhân dân tối cao như trên càng lộ rõ sự bất hợp lý cuả nĩ.
* * *
KKHC là một thực tại khách quan của mọi quốc gia, TPHC chính là cơ chế để giải quyết các khiếu kiện này. Tùy theo điều kiện chính trị, kinh tế và xã hội cụ thể, mỗi quốc gia cĩ thể cĩ hình thức tổ chức họat động TPHC khác nhau, cách thức của nước này cĩ thể khơng phù hợp với nước khác. Ở nước ta, việc giải quyết KKHCđược pháp luật trao cho các cơ quan hành chính. Đối với một số khiếu kiện, pháp luật cho phép người dân được quyền lựa chọn hoặc khiếu nại theo thủ tục hành chính hoặc khởi kiện tại Tịa án. Với cơ chế này, thời gian qua chúng ta đã giải quyết được một phần lớn các khiếu kiện phát sinh. Tuy nhiên, trong việc giải quyết khiếu kiện của các cơ quan hành chính cũng như của Tịa án vẫn cịn bộc lộ các hạn chế cần phải được tiếp tục nghiên cứu để đổi mới.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỊAN THIỆN MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH Ở
NƯỚC TA