Mơ hình tài phán hành chính thuộc Chính phủ

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình tổ chức giải quyết khiếu kiện hành chính ở nước ta hiện nay (Trang 78 - 80)

Để khắc phục một phần nào các hạn chế cuả cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính hiện hành, thực hiện sự chỉ đạo cuả Thủ tướng Chính phủ, vưà qua Thanh tra Chính phủ đã cĩ đề án đề nghị thành lập hệ thống TPHC thuộc Chính phủ tại Việt Nam[14].

Theo đề án này, một hệ thống cơ quan TPHC thuộc Chính phủ được tổ chức thành 3 cấp: TPHC trung ương- TPHC vùng- TPHC khu vực sẽ thay thế các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trong việc giải quyết các KKHC.

Cơ quan TPHC trung ương đứng đầu là Thủ tướng Chính phủ, cĩ thẩm quyền:

- Giải quyết các khiếu kiện đối với QĐHC, HVHC cuả bộ trường, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND cấp tỉnh.

- Tư vấn cho Chính phủ về những vấn đề trong quản lý, chỉ đạo, điều hành, khắc phục sơ hở, thiếu sĩt trong cơng tác quản lý, gĩp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.

- Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ xét xử cho cơ quan TPHC cấp dưới.

Cơ quan TPHC vùng được thành lập ở 3 miền Bắc, Trung, Nam cĩ thẩm quyền giải quyết khiếu kiện đối với QĐHC, HVHC cuả giám đốc sở hoặc tương đương thuộc các tỉnh trong khu vực (TPHC miền Bắc cịn cĩ thẩm quyền giải quyết khiếu kiện đối với QĐHC, HVHC cuả Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ). Tư vấn cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh khắc phục những sơ hở, thiếu sĩt trong hoạt động quản lý, điều hành đã được phát hiện qua hoạt động xét xử.

Cơ quan TPHC khu vực (từ 3 đến 5 huyện thành lập một cơ quan tài phán) cĩ thẩm quyền giải quyết khiếu kiện đối với QĐHC, HVHC cuả chủ tịch UBND cấp huyện,

trưởng phịng thuộc UBND cấp huyện, chủ tịch UBND cấp xã. Tư vấn cho các sở, ngành, UBND cấp huyện khắc phục những sơ hở, thiếu sĩt trong hoạt động quản lý, điều hành đã được phát hiện qua hoạt động xét xử.

Để việc giải quyết KKHC được nhanh chĩng, chính xác, kịp thời phù hợp với tính chất, đặc điểm, nội dung cuả từng loại khiếu kiện, trong cơ quan TPHC sẽ cĩ những bộ phận chuyên biệt để giải quyết những khiếu kiện về thuế, sở hữu trí tuệ, đất đai…

Trường hợp khơng đồng ý với phán quyết cuả cơ quan TPHC, các đương sự cĩ quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án để xem xét theo thủ tục giám đốc.

Việc nghiên cứu, đề xuất mơ hình TPHC như trên cuả Thanh tra Chính phủ thể hiện được sự cố gắng cuả cơ quan này trong việc tìm tịi, để đổi mới, hịan thiện mơ hình giải quyết KKHC. Mơ hình tổ chức này phù hợp với vai trị, nhiệm vụ và quyền hạn cuả Chính phủ là tổ chức và lãnh đạo cơng tác giải quyết khiếu nại hành chính được Hiến pháp quy định, tạo ra được một cơ chế tài phán gắn liền với cơng tác quản lý, điều hành cuả Chính phủ cho phép duy trì và tăng cường kỷ cương hành chính, bảo đảm tính thống nhất, thơng suốt cuả hệ thống hành chính nhà nước. Do nằm trong hệ thống hành chính nên mơ hình TPHC này khơng chỉ cĩ quyền phán xét về tính hợp pháp cuả QĐHC, HVHC mà cịn cĩ điều kiện xem xét cả tính hợp lý cuả các QĐHC, HVHC bị khiếu kiện. Do nằm trong hệ thống hành chính nhà nước, TPHC sẽ cĩ mối quan hệ mật thiết với các cơ quan hành chính nhà nước đặc biệt là với Thủ tướng Chính phủ và quyền lực cuả Thủ tướng Chính phủ là điều kiện thuận lợi bảo đảm cho việc thực hiện các phán quyết cuả TPHC. Là một bộ phận cuả hệ thống hành chính nên ngồi việc xét xử các KKHC, TPHC cịn cĩ thể tham mưu, tư vấn cho thủ trưởng các cơ quan hành chính những vấn đề trong quản lý, chỉ đạo, điều hành, khắc phục sơ hở, thiếu sĩt trong cơng tác quản lý, gĩp phần nêng cao hiệu lực quản lý nhà nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, theo chúng tơi việc tổ chức mơ hình TPHC như trên vẫn cịn bộc lộ nhiều hạn chế:

Một là việc thành lập thêm hệ thống các cơ quan TPHC làm bộ máy hành chính nhà nước thêm cồng kềnh.

Hai là cơ quan TPHC được thành lập nhưng lại khơng thay thế việc GQKN cuả người cĩ thẩm quyền GQKN lần đầu, cũng khơng thay thế việc giải quyết vụ án hành chính cuả Tịa án mà là thêm một khâu mới trong quy trình giải quyết KKHC. Điều này làm quy trình giải quyết KKHC thêm phức tạp và do đĩ thời gian giải quyết khiếu kiện bị kéo dài thêm.

Ba là tại đề án ban sọan thảo chưa nêu ra được trường hợp quyết định giải quyết của TPHC bị Tịa án hủy bỏ thì KKHC được tiếp tục giải quyết ra sao? Theo chúng tơi chỉ cĩ thể cĩ hai cách giải quyết hoặc là đưa về TPHC giải quyết lại hoặc là người khiếu kiện cĩ quyền khởi kiện yêu cầu Tịa án trực tiếp giải quyết lại khiếu kiện ( Tương tự như quy định việc giải quyết lại tranh chấp kinh doanh thương mại sau khi cĩ Bản án của Tịa án hủy bỏ quyết định trọng tài -Khỏan 6 Điều 53 Pháp lệnh Trọng tài thương mại ngày 25/02/2003) và cho dù chọn cách nào trong hai cách nêu trên thì vụ việc cũng bị kéo dài, tốn rất nhiều thời gian, chi phí của nhà nước và các bên đương sự.

Bốn là quyền hành pháp và quyền tư pháp cuả Thủ tướng Chính phủ dễ bị lẫn lộn hoặc bị lạm dụng. Đặc biệt dưới quyền lực cao nhất thuộc về Thủ tướng Chính phủ, nguyên tắc độc lập xét xử cuả TPHC khĩ cĩ khả năng thực hiện.

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình tổ chức giải quyết khiếu kiện hành chính ở nước ta hiện nay (Trang 78 - 80)