Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động đào tạo tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy VN (Trang 60 - 65)

Công nghiệp tàu thủy là ngành Công nghiệp mới phát triển còn gặp rất nhiều khó khăn. Sau khi đã được Đảng và Nhà nước xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế biển để đào tạo nhân lực phục vụ yêu cầu cấp bách bổ sung lực lượng lao động cho các đơn vị đóng tàu hiện nay. Và để thực hiện tốt điều đó thì Đảng và Nhà nước ta cần:

Các bộ cần liên kết chung tay giải quyết vấn đề nguồn nhân lực cho Tập đoàn:

Như ở trên đã nói, việc phát triển ngành Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam là mục tiêu hết sức quan trọng của đất nước. Nếu ngành Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam phát triển sẽ tạo đà cho hàng loạt các ngành khác phát triển theo. Vì vậy, công cuộc phát triển ngành Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam không thể là nhiệm vụ của riêng Tập đoàn mà còn phải có sự phối hợp của các Bộ, ngành liên quan như:

• Bộ Giao thông Vận tải,

• Bộ Công Thương,

• Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội…

Các bộ này cần nhanh chóng thành lập một ban chỉ đạo nguồn nhân lực cho toàn ngành công nghiệp Tàu thủy nói chung và Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam nói riêng. Ban chỉ đạo này sẽ phối hợp với Tập đoàn giải quyết bài toán nguồn nhân lực cho Tập đoàn. Bắt đầu từ việc dự báo nhu cầu sử dung lao động của Tập đoàn trong những năm tới. Qua đó, Ban chỉ đạo này sẽ phối hợp với các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước có các ngành đào tạo liên quan để tìm ra giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho Tập đoàn ( từ tuyển sinh, đào tạo, phát triển…).

Chính sách hợp tác, mở rộng quan hệ ngoại giao của Nhà nước với các nước có nền Công nghiệp Tàu thủy phát triển:

Hiện nay, để cho Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam dễ dàng hơn trong việc tiếp cận những doanh nghiệp, Tập đoàn hoạt động lâu năm trong lĩnh vực Công nghiệp Tàu thủy tại các quốc gia phát triển. Nhà nước Việt Nam cần có những chính sách hợp tác rõ ràng và thu hút nhiều hơn nữa đối với các doanh nghiệp, Tập đoàn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực Công nghiệp Tàu thủy. Có như vậy, chúng ta mới tiếp cận được với những nền công nghiệp phát triển, công tác đào tạo của chúng ta cũng có thể tham khảo, học hỏi từ các nước này nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm phù hợp cho công tác đào tạo của Tập đoàn.

Để thực hiện được chính sách này, Đảng và Nhà nước cùng các bộ ngành có liên quan cần tổ chức các buổi đi thăm, ngoại giao tới các nước có nền Công nghiệp Tàu thủy phát triển trên Thế giới. Qua đó, tìm ra những cơ hội hợp tác với nước bạn về mọi mặt; kể cả việc đề nghị với nước bạn cho

bên mình được cử các cán bộ, sinh viên sang nước bạn học tập, nghiên cứu. Để từ đó rút ra được những kinh nghiệm về phục vụ ngành Công nghiệp Tàu thủy của nước nhà.

Ngoài ra, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam đề nghị các Bộ, các Cơ quan chức năng của Nhà nước quan tâm, giúp đỡ Tập đoàn những vấn đề cụ thể sau:

Tạo điều kiện để Tập đoàn xây dựng: Đại học Vinashin tại Hà Nội và các Trường đại học kỹ thuật chuyên ngành thuộc Đại học Vinashin tại các khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam; các Trường Cao đẳng nghề tại các khu vực trên; đồng thời tạo điều kiện để Tập đoàn mở rộng và nâng cấp một số trường Trung cấp nghề hiện có để trở thành các trường trọng điểm trong khu vực, đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề cung cấp cho các đơn vị thành viên.

Cấp kinh phí thường xuyên cho học sinh học nghề của các trường nghề thuộc Tập đoàn theo chỉ tiêu số lượng học sinh từng năm đã được đăng ký với các Cơ quan chức năng của Nhà nước.

Hàng năm Nhà nước giành một số chỉ tiêu để sinh viên khối Công nghiệp tàu thủy sang học tập, nghiên cứu tại các trường đại học của một số nước có nền công nghiệp tàu thủy phát triển trên thế giới.

Có chính sách thu hút, khuyến khích và mở rộng học sinh, sinh viên vào các khoa Công nghiệp Tàu thủy ở một số trường Đại học trong cả nước nhằm đào tạo được nhiều sinh viên cung cấp kịp thời cho ngành Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam.

Hỗ trợ kinh phí chi thường xuyên cho các trường đào tạo trong thời gian đầu thành lập.

Nhà nước giành một số chỉ tiêu (có học bổng) để một số cán bộ kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ của Vinashin có điều kiện đi học cao học ở nước ngoài.

Kết luận:

Việt Nam đã gia nhập WTO được gần 2 năm, kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi lớn, và để cạnh tranh được với hàng hóa nước ngoài thì chúng ta cần phải cố gắng nhiều hơn nữa. Ngành Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam nói chung và tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam nói riêng càng cần cố gắng nhiều hơn nữa để thể hiện vai trò trọng yếu, đi đầu của mình trong thời kỳ hội nhập.

Và để đạt được điều đó, Tập đoàn cần chú trọng nhiều hơn nữa đến những nguồn lực chính của mình, tập trung khai thác và phát triển những nguồn lực là lợi thế của chính mình. Trong đó, công tác đào tạo càng cần phải chú ý nhiều hơn nữa.

Chuyên đề trên đây là kết quả của cả khóa thực tập 15 tuần vừa qua của em tại Văn phòng Tập đoàn. Nó một phần nào đó phản ánh đúng thực trạng của công tác đào tạo của Tập đoàn trong thời điểm hiện nay. Nhưng do còn hạn chế về nhiều mặt nên chuyên đề của em không tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong thầy giáo TS. Trần Việt Lâm – người trực tiếp hướng dẫn thực tập cho em; cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh – khoa em đang theo học thông cảm, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành đợt thực tập cuối khóa này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chủ biên: GS.TS Nguyễn Thành Độ và TS. Nguyễn Ngọc Huyền - Giáo trình “ Quản trị kinh doanh” – Nhà xuất bản Lao động & Xã hội – năm 2004

2. Chủ biên: TS Nguyễn Mạnh Quân – Sách lập nghiệp ( quyển 1 - Khởi sự kinh doanh) - Nhà xuất bản Xây dựng – năm 2004

3. Các số liệu từ cơ sở thực tập: Văn phòng Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam

4. Ấn phẩm: “Vinashin – 10 năm 1 chặng đường”.

5. www.vinashin .com.vn/ - Trang web của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động đào tạo tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy VN (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w