Nội dung đào tạo

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động đào tạo tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy VN (Trang 30)

2. Kết quả hoạt động đào tạo của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam

2.1. Nội dung đào tạo

Mục đích cơ bản của đào tạo và phát triển là nhìn nhận trước được sự thay đổi của tổ chức và đáp ứng tiên phong đối với sự thay đổi đó. Các thay đổi bao gồm:

• Thay đổi về cơ cầu tổ chức do sáp nhập, mua thêm công ty, phát triển nhanh, giảm biên chế …

• Thay đổi về công nghệ và nhu cầu công nhân có kỹ năng cao hơn.

• Thay đổi về trình độ học vấn của viên chức ( được đào tạo cao hơn hoặc đào tạo để khắc phục khả năng chưa đáp ứng được công việc).

• Thay đổi trong nguồn nhân lực, tạo ra lực lượng lao động đa dạng, gồm các nhóm người lao động khác nhau.

• Áp lực cạnh tranh đòi hỏi công tác đào tạo kiến thức, kỹ năng linh hoạt và đúng thời điểm, đúng nhu cầu.

• Chú trọng xây dựng một tổ chức học tập thường xuyên và quản lý thực hiện công tác nhân sự.

Bám vào những mục đích cơ bản của hoạt động đào tạo như ở trên, thì trong những năm vừa qua Tập đoàn đã tổ chức rất nhiều hoạt động đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của Tập đoàn hiện nay như:

• Bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý trên văn phòng Tập đoàn và của các đơn vị thành viên.

• Liên tục mở ra các lớp huấn luyện, nâng cao tay nghề cho các lao động kỹ thuật trong Tập đoàn.

• Trong những năm vừa qua, Văn phòng Tập đoàn cùng các đơn vị thành viên đã liên tục nhập các dây chuyền sản xuất mới, tiên tiến của các nước có nền Công nghiệp Tàu thủy phát triển về. Vì thế, các lớp bồi dưỡng, đào tạo, hướng dẫn sử dụng công nghệ mới cũng được mở ra rất nhiều. Hầu hết, các lớp này đều do các chuyên gia của nước ngoài về giảng dạy.

• Mặt khác, các trường cao đẳng, học viện của thuộc Vinashin hàng năng vẫn không ngừng tuyển sinh các khóa đào tạo mới nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực cho Tập đoàn. Và trong năm qua, Tập đoàn đã cố gắng tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho các Cán bộ, Công nhân viên chức trong toàn Tập đoàn với số lượng cụ thể như sau:

Hình 2.2.1.1. Bảng thống kê số lượng đào tạo nâng cao CB-CNV theo các ngành trong Tập đoàn năm 2007.

Đơn vị tính: Người.

STT Đội ngũ cán bộ kỹ thuật, chuyên môn

Số

lượng STT

Đội ngũ công nhân kỹ thuật

Số lượng

1 Ks. Vỏ tàu 70 1 Lắp ráp 455

2 Ks. Máy tàu 60 2 Hàn vỏ tàu 520

3 Ks. Cơ khí 45 3 Phóng dạng 30

4 Ks. Điện + điện tử 50 4 Hỏa công 55

5 Ks. Tin học 15 5 Gia công cơ khí vỏ tàu 146

6 Ks. Xây dựng 40 6 Hàn trang bị 60

7 Ks. Động lực 5 7 Thợ máy tàu 265

8 Ks. Nhiệt luyện 5 8 Thợ ống 170

9 Ks. Hóa 3 9 Thợ hàn ống 60

10 Ks. Hàn 10 10 Thợ điện tàu 175

11 Ks. Máy sử dụng 23 11 Thợ gia công cơ khí 40 12 Ks. Điều khiển tàu 21 12 Thợ sơn, trang trí 177

13 Ks. Điện tàu thủy 20 13 Thợ mộc tàu 85

14 Ks. T.kế máy tàu 10 14 Thợ triển đà, ụ 90

15 Ks. Kinh tế cơ khí 10 15 Thợ dàn giáo 60

16 Ks. Điện XN 15 16 Thợ lái cẩu 56

17 Ks. Luyện kim 5 17 Thợ cơ điện 60

18 Ks. Máy sử dụng 10 18 Thợ vận hành 45

19 Ks. Máy xếp dỡ 15 19 Thủ kho 24

20 Ks. Ô tô, máy kéo 12 20 Thợ s.dụng máy tàu 46

21 Ks. Cơ học 5 21 Thủy thủ 48

23 Ks. Điện tự động 8 23 Thợ cần trục chân đê 35

24 Ks. Thiết bị hàn 5 24 Thợ lái xe nâng 52

25 Ks. Bảo hộ L.động 5 25 Thợ cắt hơi 53

26 Ks. K.tế vận tải biển 25 26 Thợ hàn điện 75

27 Ks. KT V.tải ô tô 6 27 Thợ đúc 45

28 Ks. Cảng biển 5 28 Thợ rèn 35

29 Ks. Đ.chất C.trình 3 29 Thợ nguội sửa chữa 75

30 Ks. Câu đường 4 30 Thợ điện XN 55

31 Ks. K.thác máy tàu 6 31 Thợ phun cát 42

32 Kiến trúc sư 5 32 Thợ gia công cát gọt 36

33 Ks. C.trình biển 5 33 Thợ van tàu 15

34 Ks. Vật tư 8 34 Thuyền trưởng, phó 26

35 Cử nhân kinh tế 21 35 Thợ vô tuyến điện 25

36 Cử nhân kinh tế biển 10 36 Thợ lặn 15

Tổng 520 Tổng 3.421

Ngoài ra, tại các trường trung cấp nghề của Vinashin trong năm 2007 vừa qua cũng đã đào tạo và cung cấp cho toàn Tập đoàn một số lượng công nhân không nhỏ:

Bảng 2.2.1.2. Bảng thống kê số lượng CB-CNV được đào tạo mới tại các cơ sở đào tạo của Tập đoàn năm 2007.

Đơn vị tính:Người.

STT Tên trường

Số lượng đào tạo Hệ Trung

cấp nghề

Hệ Sơ cấp

nghề Tổng số

1 Trường Kỹ thuật và nghiệp vụ CNTT I 1.750 400 2.150 2 Trường Trung cấp nghề CNTT Bạch Đằng 1.600 400 2.000 3 Trường Trung cấp nghề CNTT Phà Rừng 900 350 1.250 4 Trường Trung cấp nghề CNTT IV (Nam Định) 500 250 750

5 Trường Trung cấp nghề CNTT VII

6 Trường Trung cấp nghề CNTT III (Đà Nẵng) 900 350 1.250 7 Trường Trung cấp nghề CNTT Đà Nẵng (NM. Đóng tàu Đà Nẵng) 700 250 950 8 Trường Trung cấp nghề CNTT V (Bình Định) 250 250 500

9 Trường Trung cấp nghề CNTT Huế

(TP. Huế) 700 250 950

10 Trường Trung cấp nghề CNTT II (TP.

Hồ Chí Minh) 700 250 950

11 Trường Trung cấp nghề CNTT VI (Sài

Gòn) 700 250 950

12 Trường Trung cấp nghề CNTT (Hậu

Giang) 700 250 950

TỔNG 2.2. Hình thức đào tạo

a. Đào tạo mới

Hiện nay, với vị thế là một nước có nền công nghiệp đóng tàu đứng thứ 4 Châu Á, đứng thứ 10 thế giới về số lượng tàu đóng mới và tàu có trọng tải lớn; hàng năm nhu cầu bổ sung nhân lực cho toàn ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam là vào khoảng 12.000 – 13.000. Nhưng các trường đại học, học viện, cao đẳng của Tập đoàn cũng như của Nhà nước chỉ đáp ứng được từ 5.500 – 6.000 lao động mới ra trường. Trong đó đội ngũ kỹ sư cần bổ sung mỗi năm khoảng 1.700 đến 2.500 người. Thế nhưng, các cơ sở đào tạo mới chỉ cung cấp được khoảng 600 đến 700 kỹ sư và khoảng 2.000 đến 3.000 công nhân. Nhiều đơn vị tìm mọi cách để thu hút nguồn nhân lực như: đăng tin quảng cáo để tìm nguồn nhân lực ở khắp nơi, nhưng vẫn không sao tuyển đủ số nhân lực cần thiết.

Chẳng hạn, Công ty Đóng tàu Hạ Long, năm 2007 cần tuyển 150 đến 200 kỹ sư ngành vỏ tàu và máy tàu thuỷ, song chỉ tuyển được 30 kỹ sư. Có

đơn vị đóng tàu ở miền Trung, nhà máy xây dựng xong nhưng đến nay vẫn không thể nào thu hút đủ số lượng nguồn nhân lực. Không chỉ thiếu hụt nhân lực mà chất lượng lao động cũng đang là điều đáng phải bàn.

Chính vì vậy, hoạt động đào tạo mới rất cần được chú trọng và tập trung xây dựng , phát triển. Hiện nay, trên thực tế Vinashin có tổng cộng 12 trường trung cấp nghề, kỹ thuật và nghiệp vụ được bố trí rải rác trên khắp 3 miền của đất nước; song số lượng đào tạo mới hàng năm của những trường này còn rất hạn chế, chỉ vào khoảng 11.000 – 15.000 học viên 1 năm.

b. Đào tạo nâng cao

Đạo tạo nâng cao là việc đào tạo, bồi dưỡng thêm cho các cán bộ công nhân viên thuộc Tập đoàn về kiến thức chuyên môn. Lý do, công nghệ đóng tàu của ta càng ngày càng tiên tiến và hiện đại; và để các cán bộ công nhân viên trong Tập đoàn bắt kịp với xu thế chung của ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam nói riêng và ngành công nghiệp tàu thủy thế giới nói chung thì việc tổ chức các khóa đào tạo cho các cán bộ công nhân viên trong Tập đoàn là điều tất yếu và cần phải làm thường xuyên, lâu dài.

Trong một vài năm trở lại đây, thì hình thức đào tạo nâng cao được chia thành các loại:

• Dài hạn: Từ 12 tháng trở lên, bao gồm:

♦ Chính quy tập trung.

♦ Không tập trung (đào tạo tại chức, đào tạo từ xa).

• Ngắn hạn: Dưới 12 tháng, bao gồm:

♦ Đào tạo theo đề án, dự án, hợp đồng mua thiết bị, vật tư, công nghệ.

♦ Đào tạo kèm cặp, tu nghiệp sinh, nghiên cứu, khảo sát và học tập kinh nghiệm ngoài nước.

Các hoạt động đào tạo ngắn hạn thường tập trung đào tạo tại chính các đơn vị có nhu cầu. Các đơn vị này, khi tiến hành mua một thiết bị kỹ thuật mới, tiên tiến đều thuê chuyên gia trong nước hoặc ngoài nước về tận đơn vị của mình để hướng dẫn, kèm cặp Cán bộ - Công nhân viên chức trong Tập đoàn sử dụng những thiết bị mới.

Về hình thức đào tạo dài hạn, hệ chính quy tập trung, thì các đơn vị thường lập báo cáo về nhu cầu đào tạo lao động của đơn vị mình gửi lên Tập đoàn. Tập đoàn sẽ xem xét và ký duyệt cho các đơn vị cử người đi học tại một số trường đại học trên cả nước như: Đại học Hàng Hải, Đại học Thủy Lợi, Đại học Kiến trúc, Đại học Công nghiệp…

2.3. Kinh phí cho hoạt động đào tạo

Kinh phí đào tạo của Tập đoàn được lấy từ quỹ đào tạo tập trung của Tập đoàn, quỹ đào tạo của các Đơn vị thành viên, quỹ nghiên cứu khoa học theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn, từ dịch vụ thu được từ hợp đồng nghiên cứu khoa học đào tạo, các hợp đồng mua vật tư thiết bị, tài trợ của các tổ chức của Chính phủ trong và ngoài nước.

Bảng 2.2.3.1. Bảng tổng hợp chi phí cho hoạt động đào tạo trong toàn Tập đoàn năm 2007

Đơn vị tính:Tỷ đồng.

STT Danh mục Chi phí Số lượng Tổng

Đào tạo mới: (trường) 492

1 - Chi phí đào tạo 15 12 180

2 - Trang thiết bị 20 12 240

xuyên/năm

4 - Chi phí khác 1 12 12

Đào tạo nâng cao: (lớp) 40

1 - Chi phí đào tạo 32 32

2 - Trang thiết bị 5 5

3 - Chi phí khác 3 3

Tổng 532

Nhìn vào bảng số liệu trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động đào tạo trong Tập đoàn. Tập đoàn đã nhận thấy rõ vai trò của hoạt động đào tạo khi đã giành một số lượng lớn chi phí cho hoạt động đào tạo mới, nhằm làm tăng cả về số lượng lẫn chất lượng nguồn nhân công mới phục vụ nhu cầu của Tập đoàn trong thời kỳ hội nhập.

Ngoài ra, Tập đoàn cũng rất quan tâm, chú trọng đến đội ngũ cán bộ công nhân viên chức đang công tác tại Tập đoàn khi đã giành một phần không nhỏ cho hoạt động đào tạo nâng cao tại Tập đoàn. Khi Việt Nam gia nhập WTO, cùng với định hướng phát triển ngành Công nghiệp Tàu thủy trở thành một trong những nước có ngành Công nghiệp Tàu thủy đứng đầu trên Thế giới thì đòi hỏi về chất lượng cán bộ công nhân viên chức trong Tập đoàn càng phải cao. Và để đáp ứng nhu cầu đó, thì công tác đào tạo cũng được tổ chức hết sức hợp lý. Tập đoàn đã xác định ra những điểm yếu của mình để tổ chức các lớp đào tạo nâng cao, nhằm khắc phục những điểm yếu đó.

2.4. Kết quả đào tạo

Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam sau hơn 10 năm phát triển, đến nay đã có hơn 70.000 cán bộ công nhân viên. Những năm gần đây, tốc độ phát triển của Tập đoàn tăng rất nhanh, từ 30 đến 50%/ năm. Nhưng

những kết quả về đào tạo lại không thể sánh kịp với những con số về tốc độ phát triển đó.

Hiện nay, đào tạo mới chỉ đáp ứng được từ 40 – 60% nhu cầu thực của cả Tập đoàn. Nhưng tất cả những học viên khi ra trường lại đều rất bỡ ngỡ với công việc mà họ đã được đào tạo rất bài bản ở trường. Nguyên nhân là do trong khi được đào tạo, các học viên thường nghiêng về lý thuyết nhiều hơn thực hành. Để xảy ra tình trạng này là do:

• Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị không đáp ứng được nhu cầu giảng dạy của cả giảng viên lẫn học viên.

• Thứ hai, là do trình độ của giảng viên còn hạn chế chưa đáp ứng được với nhu cầu của thời đại.

• Cung cách giảng dạy của chúng ta còn nhiều bất cập, chưa tạo cho hinh viên một môi trường làm việc khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Điều đó tạo cho học viên một sức ý khi bắt đầu tiếp xúc với công việc.

Về đào tạo nâng cao, công tác đào tạo vẫn còn mang tính tự phát, chữa cháy, yếu cái gì đào tạo cái đó, không có chiều sâu, mang tính lâu dài.

3. Quản trị hoạt động đào tạo tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam

3.1. Xác định nhu cầu đào tạo

Trọng tâm của việc đào tạo là phải thu hẹp khoảng cách giữa thực thi công việc mong muốn và thực thi công việc hiện tại. Vì vậy, việc xác định nhu cầu đào tạo đã từ lâu được coi là công việc rất quan trọng đối với Tập đoàn.

Ban Tổ chức Cán bộ - Lao động tư vấn và giúp việc Lãnh đạo Tập đoàn về chiến lược đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chiến lược quản lý và

phát triển nguồn nhân lực của toàn Tập đoàn; đề xuất, chủ trì tổ chức, thẩm định, chỉ đạo xây dựng và thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các đề án phát triển thuộc lĩnh vực đào tạo nhân lực trong Tập đoàn, đồng thời tư vấn, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị.

Ban Tổ chức Cán bộ - Lao động Tập đoàn phối hợp với các Ban chức năng, các Đơn vị để khảo sát nhu cầu đào tạo, liên hệ và lựa chọn các tổ chức, cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp; báo cáo Tập đoàn xem xét nội dung, thời gian, số lượng học viên tham gia và chi phí cần thiết trước khi tiến hành các khóa đào tạo, bảo đảm đáp ứng chiến lược, mục tiêu đào tạo chung của Tập đoàn và tiết kiệm chi phí đào tạo.

Với những nhiệm vụ sản xuất kinh doanh từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015 và những năm tiếp theo, căn cứ thực trạng tình hình lực lượng lao động, năng suất, chất lượng lao động, trình độ công nghệ hiện đại, từ nay đến năm 2015 Tập đoàn cần đào tạo bổ sung nguồn nhân lực như sau:

Bảng 2.3.2.1. Bảng dự kiến bổ sung nguồn nhân lực 2008 – 2025

Đơn vị tính: Người.

Năm

Nhu cầu bổ sung nguồn nhân lực

Kỹ sư nhânCử Trung cấpC.đẳng, Công nhân kỹ thuật Lao động khác Tổng số

2008 1.850 700 430 11.250 313 14.543 2009 2.300 750 500 11.650 400 15.200 2010 3.000 800 500 12.000 500 16.800 2015 22.000 11.000 8.500 78.000 3.700 123.200 2020 21.000 10.000 7.000 98.000 3.800 139.800 2025 31.500 14.700 10.500 147.000 6.300 210.000

Nhìn vào bảng dự kiến bổ sung nguồn nhân lực trong các năm tiếp theo, ta có thể nhận thấy nhu cầu về nguồn nhân lực trong Tập đoàn trong những năm tiếp theo là vô cùng lớn. Với nhu cầu về số lượng nguồn nhân lực như vậy, thì có thể khẳng định rằng, công tác đào tạo Tập đoàn cả về đào tạo mới lẫn đào tạo nâng cao cần phải nỗ lực hơn rất nhiều mới có thể đáp ứng được nhu cầu bổ sung nguồn nhân lực cho Tập đoàn.

3.2. Xây dựng kế hoạch đào tạoa. Đào tạo trong nước a. Đào tạo trong nước

Kế hoạch đào tạo của Tập đoàn (bao gồm kế hoạch ngắn hạn và dài hạn) được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá kết quả và hiệu quả đào tạo, tổng hợp nhu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên của cơ quan Tập đoàn và các Đơn vị thành viên và nguồn kinh phí dành cho công tác đào

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động đào tạo tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy VN (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w