Công tác kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động đào tạo tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy VN (Trang 47 - 50)

2. Kết quả hoạt động đào tạo của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam

3.4. Công tác kiểm tra, đánh giá

Sau khi kết thúc khóa học, đơn vị cử cán bộ đi đào tạo phải phối hợp với cơ sở đào tạo thực hiện việc đánh giá hiệu quả đào tạo theo hai bước sau đây:

Bước 1: Thực hiện phương pháp khảo sát (survey) tính điểm, lấy ý

kiến đánh giá của học viện, ý kiến đánh giá của giảng viên và của đơn vị tổ chức và quản lý lớp học sau khi khóa đào tạo kết thúc (về tính phù hợp thực

tế của khóa học đối với yêu cầu công việc; phương pháp giảng dạy, chất lượng giảng dạy của giảng viên, cơ sở vật chất phục vụ khóa học …)

Bước 2: Phỏng vấn, khảo sat bằng văn bản đối với trưởng đơn vị, cán

bộ quản lý, phụ trách trưc tiếp của cán bộ được cử đi đào tạo sau một thời gian làm việc nhất định kể từ khi kết thúc khóa học (từ 01 đến 03 tháng), về sự thay đổi trong năng suất lao động, hiệu quả công việc, ý thức làm việc, quan hệ với đồng nghiệp…

Đây là cơ sở quan trọng để đơn vị tổ chức đào tạo (cử người đi đào tạo) rút kinh nghiệm cho các khóa học tiếp theo về việc lựa chọn nội dung chương trình học, phương pháp giảng dạy, tính hiệu quả thiết thực của khóa học, bảo đảm việc tổ chức đào tạo trong Tập đoàn được tiến hành đúng quy định, đạt chất lượng cao, phục vụ tốt định hướng phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn.

Việc báo cáo, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện hiệu quả đào tạo của mỗi đơn vị phải được thực hiện tối thiểu một lần trong một năm kế hoạch. Báo cáo này do một số bộ phận đào tạo hoặc cán bộ chuyên trách đào tạo của đơn vị lập và phải trình Lãnh đạo đơn vị xem xét.

Các đơn vị báo cáo đánh giá hiệu quả đào tạo trong năm kế hoạch về Tập đoàn vào cuối tháng 11 của năm thực hiện. Báo cáo đánh giá cần nêu rõ tính hiệu quả của công tác đào tạo tại đơn vị dựa trên các bản khảo sát và phân tích đánh giá hiệu quả đào tạo, phần trăm thực hiện so với chỉ tiêu kế hoạch đã đăng ký và được phê duyệt (về số lượng cán bộ được cử đi đào tạo và kinh phí thực hiện); nêu rõ nguyên nhân của việc chưa hoàn thành kế hoạch (nếu có), phân tích và chỉ rõ những khó khăn, thuận lợi của công tác đào tạo tại đơn vị trong năm kế hoạch vừa qua cùng các biện pháp khắc phục khó khăn đó trong năm tiếp theo.

Trong những năm qua, Tập đoàn đã tổ chức hàng trăm đợt tập huấn, bồi dưỡng nâng cao cho các cán bộ công nhân viên chức trong Tập đoàn và hàng loạt các khóa đào tạo mới tại 12 cơ sở đào tạo hiện tại của Tập đoàn trên cả nước. Và những con số thống kê qua công tác đánh giá cũng đưa ra những dấu hiệu đáng mừng cho hoạt động đào tạo tại Tập đoàn.

Về hoạt động đào tạo nâng cao, tuy chưa mang tính chiều sâu cao và có tính lâu nhưng công tác đào tạo cũng khắc phục được hầu hết các yếu điểm của Cán bộ công nhân viên chức trong Tập đoàn:

• 95% Cán bộ công nhân viên chức biết sử dụng công nghệ mới, tiên tiến của Tập đoàn.

• Các cán bộ công nhân viên chức mới, dưới sự giúp đỡ của những người có kinh nghiệm lâu năm trong Tập đoàn thì cũng chỉ sau 3 tháng là thành thạo công việc của mình trong Tập đoàn.

Về đào tạo mới, mặc dù rất cố gắng nhưng số lượng lao động được đào tạo ra vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của Tập đoàn. Còn về chất lượng, các học viên sau khi được đào tạo xong vẫn chưa thích ứng ngay với thực tế làm việc tại Tập đoàn.

Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đào tạo tại

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động đào tạo tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy VN (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w