Kết luận về thực trạng giáo dục cấp trung học cơ sở vùng Tây Bắc và những

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đảm bảo nguồn vốn đầu tư nhằm đạt được mục tiêu phổ cập THCS vào năm 2010 ở vùng Tây Bắc (Trang 56 - 60)

II. Thực trạng phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở vùng Tây Bắc trong thời gian qua.

2. Kết luận về thực trạng giáo dục cấp trung học cơ sở vùng Tây Bắc và những

những nguyên nhân.

2.1. Những kết quả đạt đợc:

Giáo dục cấp trung học cơ sở vùng Tây Bắc ngày càng đợc tăng cờng và trên đà phát triển. Giáo dục cấp trung học cơ sở của vùng đã có những bớc chuyển biến tích cực và đã đạt đợc những kết quả nhất định:

Một là, quy mô giáo dục cấp trung học cơ sở đợc tăng cờng.

Quy mô giáo dục cấp trung học cơ sở vùng Tây Bắc đợc mở rộng. Cơ sở vật chất cho giáo dục cấp trung học cơ sở đợc tăng cờng đầu t. Nhiều trờng học, lớp học, phòng học mới đợc xây dựng. Các trang thiết bị dạy học đợc mua sắm thêm, việc tu bổ trờng, lớp học đã đợc quan tâm để đáp ứng cho nhu cầu học tập ngày càng tăng của học sinh và ngời dân trong vùng.

Số lợng giáo viên và học sinh trung học cơ sở ngày càng tăng, tỷ lệ học sinh/ giáo viên có xu hớng giảm.

Hai là, chất lợng giáo dục cấp trung học cơ sở có phần đợc cải thiện : - Hiện nay vùng Tây Bắc đã tích cực đẩy mạnh phổ cập trung học cơ sở, tỷ lệ phổ cập trung học cơ sở ngày càng tăng trong tất cả các tỉnh trong vùng, đặc

biệt là tỉnh Hoà Bình, ớc tính đến năm 2003 hoàn thành xong phổ cập trung học cơ sở.

- Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi tăng nhanh. Điều này có nghĩa là việc học tập của học sinh trung học cơ sở ngày càng đợc nhà trờng, gia đình và xã hội quan tâm.

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp rất cao so với cả nớc.

- Trình độ hiểu biết, năng lực của học sinh đã đợc cải thiện và nâng cao hơn.

2.2. Những tồn tại và hạn chế cần khắc phục :

Mặc dù đã đạt đợc những kết quả rất đáng mừng trong phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở nhng nhìn chung giáo dục trung học cơ sở vùng Tây Bắc còn nhiều vấn đề tồn tại, bất cập cần phải khắc phục nh: thiếu thốn về cơ sở vật chất, yếu về chất lợng, hiệu quả giáo dục cha cao, trình độ phát triển còn thấp so với cả nớc và mất cân đối rất lớn giữa các tỉnh trong vùng. Cụ thể là:

Thứ nhất: Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học còn thiếu thốn nhiều. Vùng Tây Bắc còn thiếu nhiều trờng học, lớp học, đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho giảng dạy. Chất lợng phòng học thấp, còn nhiều phòng học tranh, nứa lá, phòng học tạm.

Thứ hai: Đội ngũ giáo viên thiếu về số lợng và nhìn chung thấp về chất l- ợng, cha đáp ứng đợc nhu cầu vừa tăng nhanh vừa phải đảm bảo nâng cao chất l- ợng. Cơ cấu giáo viên còn cha hợp lý. Vùng Tây Bắc có đặc thù là có nhiều dân tộc ít ngời sinh sống, chữ viết và ngôn ngữ không thống nhất, ngôn ngữ víêt không phát triển lắm, không phải tất cả các dân tộc ít ngời đều có chữ viết riêng của mình mà phải học chữ và học tiếng phổ thông để hòa nhập vào cộng đồng ngời Việt Nam. Để có thể nâng cao trình độ dân trí cho ngời dân tộc ít ngời thì ngời dạy chữ cho dân tộc ít ngời phải biết tiếng dân tộc, phải dạy theo hớng song

ngữ. Số lợng giáo viên dạy đợc song ngữ đặc biệt là giáo viên ngời dân tộc còn thiếu rất nhiều. Sự phân bố giáo viên cũng cha hợp lý. Vùng Tây Bắc thừa giáo viên ở thị xã, thị trấn thiếu nghiêm trọng giáo viên giảng dạy ở vùng sâu, vùng…

xa, vùng dân tộc ít ngời sinh sống. Do ở những nơi này điều kiện kinh tế – xã hội, cuộc sống khó khăn nên nhiều giáo viên không muốn đến công tác.

Thứ ba: Chất lợng giáo dục của vùng còn thấp so với mặt bằng chung của cả nớc.

- Tỷ lệ phổ cập trung học cơ sở rất thấp và có sự chênh lệch quá lớn giữa các tỉnh trong vùng. Trong khi Hoà Bình năm 2003 đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở thì Lai Châu mới đạt đợc hơn 10%.

- Tỷ lệ đi học đúng tuổi của học sinh trung học cơ sở thuộc loại thấp nhất và khoảng cách quá lớn so với mặt bằng chung của cả nớc.

- Tỷ lệ học sinh lu ban, bỏ học cao nhất cả nớc. Đối tợng học sinh đi học không đúng tuổi, học sinh lu ban, bỏ học chủ yếu là học sinh, trẻ em nghèo sống ở vùng dân tộc ít ngời, vùng sâu, vùng xa của Tây Bắc.

- Trình độ phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở giữa các tỉnh trong vùng và giữa thành thị, thị trấn, thị xã với vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít ngời ngay trong một tỉnh cũng có sự chênh lệch quá lớn. Tỉnh Hoà Bình có trình độ phát triển giáo dục cao hơn hẳn Lai Châu và Sơn La.

2.3. Nguyên nhân tồn tại và hạn chế:

2.3.1. Nguyên nhân chủ quan:

- Khả năng học tập của học sinh đặc biệt là học sinh nghèo các dân tộc thiểu số chịu nhiều bất lợi: nghèo, sức khoẻ yếu, thiếu môi trờng biết đọc, biết viết, những ngời xung quanh không nhiều ngời nói đợc tiếng Việt nên đã ảnh h- ởng xấu đến nhiều học sinh dân tộc ít ngời, học sinh nghèo học tập kém, không theo đợc chơng trình học, phải bỏ học hay lu ban, trợt tốt nghiệp.

- Trình độ dân trí thấp, đặc biệt là các dân tộc ít ngời. Cha mẹ của học sinh nghèo, học sinh dân tộc ít ngời thờng ít quan tâm và xem nhẹ việc học hành

cũng nh sự cần thiết phải đến lớp và học tiếp lên cao của con cái nên không có đ- ợc sự khuyến khích cần thiết khi chúng cần.

- Thu nhập thấp, điều kiện sống khó khăn, nghèo đói. Chi phí trực tiếp cho giáo dục khá cao so với thu nhập của các hộ nghèo. Theo kết quả điều tra mức sống dân c 2002, bình quân chi phí cho một học sinh trung học cơ sở là 455.000 đồng/ năm, khiến cho các gia đình không đủ tiền cho con đi học, đóng học phí…

và kết quả là rất nhiều học sinh phải bỏ học, không thể học lên cao nữa.

- Học phí cao, nhiều khoản phải đóng góp đã cản trở sự tiếp cận của học sinh nghèo với giáo dục.

- Chất lợng cung cấp dịch vụ giáo dục thấp: thiếu trờng lớp, sách vở, đồ dùng dạy và học, thiếu giáo viên, chất lợng giáo viên thấp đã ảnh hởng đến việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho học sinh. Chất lợng cung cấp dịch vụ giáo dục thấp nguyên nhân chủ yếu là do trình độ phát triển kinh tế – xã hội của vùng Tây Bắc còn thấp, đói nghèo trên diện rộng nên vùng không đầu t đợc nhiều cho phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở.

2.3.2. Nguyên nhân khách quan:

Địa hình chia cắt, phức tạp, giao thông kém phát triển ảnh hởng đến việc bố trí trờng học và đi lại của học sinh gặp nhiều khó khăn. Thời tiết khắc nghiệt, ma lớn vào mùa hè, rét lạnh vào mùa đông đã ảnh hởng xấu đến việc học tập của học sinh. Đi học xa và nhiều thiếu thốn gây ra tâm lý ngại đi học đối với học sinh.

Chơng III

Một số giải pháp đảm bảo nguồn vốn đầu t nhằm đạt đợc mục tiêu phổ cập trung học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đảm bảo nguồn vốn đầu tư nhằm đạt được mục tiêu phổ cập THCS vào năm 2010 ở vùng Tây Bắc (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w