Đánh giá sự làm việc của tường bên tầng hầm trong giai đoạn khai thác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế tính toán kết cấu tường biên tầng hầm nhà cao tầng tại thành phố Nam Định thi công theo phương pháp tường trong đất (Trang 91 - 95)

thác sử dụng:

Khảo sát các trường hợp của giai đoạn thi công tầng hầm, đã xác định nội lực lớn nhất (mômen và chuyển vị) trong tường. Do vậy trong quá trình khai thác sử dụng công trình chỉ cần khảo sát sức chịu tải của dải 1m tường với các kết quả tính toán như sau:

- Kết quả tính toán sức chịu tải của dải 1m tường bên tầng hầm (phụ lục 7) ta có Qa = 61Tấn

- Kết quả tính toán bằng phần mềm Etab9.7, phản lực chân tường tầng hầm của dải tường rộng 1m (phụ lục 8) ta có Fzmax = 39,14Tấn.

Đối chiếu 2 kết quả trên ta rút ra kết luận: Như vậy tường trong đất với các số liệu đã tính toán thiết kế ở phần 3.1, phục vụ quá trình thi công, công trình toà nhà Nam Hải Minh Tower tại thành phố Nam Định. Ngoài việc tường đảm bảo ổn định cho quá trình thi công phần ngầm công trình, thì trong quá trình khai thác sử dụng công trình tường đảm bảo ổn định đủ khả năng chịu lực do một phần tải trọng công trình truyền trực tiếp xuống.

Kết luận và kiến nghị * Kết luận:

Luận văn tập trung nghiên cứu các phương pháp tính toán tường trong đất và đi sâu vào tính toán, nghiên cứu khảo sát sự làm việc của tường bên tầng hầm nhà cao tầng tại thành phố Nam Định trong các giai đoạn thi công và giai đoạn khai thác sử dụng. Kết quả nghiên cứu đưa ra các kết luận:

- Nêu được tổng quan về sự phát triển của tường trong đất, các phương pháp tính toán tường trong đất.

- Tiến hành tính toán bằng ví dụ cụ thể theo phương pháp giải tích và phương pháp số (phần mềm Plaxis) so sánh kết quả, đánh giá.

- Tính toán kết cấu của tường bên tầng hầm trong điều kiện địa chất tại thành phố Nam Định bằng phần mềm Plaxis. Tiến hành khảo sát sự làm việc của tường bên tầng hầm với các trường hợp khác nhau và đưa ra các kết luận chung về các chỉ tiêu kỹ thuật của tường trong đất, nhằm đảm bảo tường ổn định trong giai đoạn thi công tầng nhà cao tầng với điều kiện địa chất của công trình tại thành phố Nam Định.

- Nghiên cứu khảo sát sự làm việc của tường trong giai đoạn khai thác sử dụng công trình.

- Các kết quả khảo sát và tính toán và các kết luận nhận xét có thể sử dụng làm cơ sở khoa học cho các nhà quản lí đầu tư, trong xây dựng và quản lí dự án các công trình có liên quan tới tường trong đất tại thành phố Nam Định.

* Kiến nghị:

- Cần phải tiến hành khảo sát sự làm việc của tường trong giai đoạn thi công và khai thác sử dụng với những trường hợp khác, để đưa ra thêm những kết luận nhằm hoàn chỉnh cho việc tính toán tường bên tầng hầm nhà cao tầng tại thành phố Nam Định.

- Cần hoàn thiện các phương pháp tính toán riêng, xây dựng hoàn chỉnh quy trình tính toán có xét đến các điều kiện cụ thể về địa chất, thuỷ văn tại thành phố Nam Định.

- Tường trong đất là kết cấu nằm sâu trong đất vì vậy việc thi công rất phức tạp. Các phương pháp thi công hiện tại chủ yếu vẫn theo công nghệ của nước ngoài, vì vậy cần phải nghiên cứu bổ sung hoàn thiện thêm phần lý thuyết tính toán cho phù hợp với điều kiện thi công tại Việt Nam.

tài liệu tham khảo Tiếng Việt

1. TCVN 2737:1995,Tải trọng và tác động –Tiêu chuẩn thiết kế.

2. TCVN 2005:1998,Móng cọc –Tiêu chuẩn thiết kế.

3. Võ Như Cầu (2005), Tính kết cấu theo phương pháp phần tử hữu hạn, Nxb Xây dựng.

4. Đỗ Văn Đệ (2009), Phần mềm Plaxis ứng dụng vào tính toán các công

trình thuỷ công.Nxb Xây dựng.

5. Đỗ Đình Đức (2002) Thi công hố đào cho tầng hầm nhà cao tầng trong đô

thị Việt Nam,Luận án Tiến sĩ kỹ thuật, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Quảng, Đỗ Đình Đức, Nghiên cứu biến dạng của đất đào hố móng sâu.

7. Lê Anh Hoàng (2004),Nền và Móng, Nxb Xây dựng.

8. Nguyễn Bá Kế (2002), Thiết kế và thi công hố móng sâu, Nxb Xây dựng, Hà Nội.

9. Nguyễn Bá Kế (2001),Hướng dẫn thiết kế và thi công kết cấu chống giữ hố đào. Nguyên tắc chung báo cáo đề tài cấp nhà nước RN01.

10. Nguyễn Đức Nguôn (2008), Địa kỹ thuật trong xây dựng công trình ngầm

dân dụng và công nghiệp, Nxb Xây dựng.

11. Phan Trường Phiệt (2001), áp lực đất và tường chắn đất, Nxb Xây dựng, Hà Nội.

12. Nguyễn Thế Phùng (1998), Công nghệ thi công công trình ngầm bằng

phương pháp tường trong đất, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.

13. Nguyễn Văn Quảng (2003), Chỉ dẫn thiết kế và thi công cọc barét tường

trong đất và neo trong đất, Nxb Xây dựng.

14. Nguyễn Văn Quảng (2006), Nền móng và tầng hầm nhà cao tầng, Nxb Xây dựng.

15. Nguyễn Dư Tiến, Trần Đức Cường (2006), Các giải pháp thiết kế và thi

công tầng hầm nhà cao tầng,Tạp chí Tư vấn Thiết kế.

16. Nguyễn Thái, Vũ Công Ngữ (2003), Móng cọc phân tích và thiết kế, Nxb khoa học & kỹ thuật Hà Nội.

17. Lê Văn Thưởng, Đinh Xuân Bảng (1981),Cơ sở thiết kế công trình ngầm, Nxb Khoa học Kỹ thuật.

18. Đỗ Như Tráng (1997),Giáo trình công trình ngầm, Nxb Kỹ thuật Quân sự. 19. Đỗ Như Tráng (2002), Cơ học đá và tương tác hệ kết cấu vỏ hầm –Môi

trường đất đỏ. Nxb QĐND

20. Đỗ Như Tráng (1998), Phương pháp PTHH trong các bài toán cơ học đá

T1 & T2; HVKTQS - TT sau đại học.

21. Đỗ Như Tráng (2001), Giáo trình công trình ngầm phần III - Thi công

công trình ngầm, Nxb. QĐND.

22. Đỗ Như Tráng (1997), áp lực đất đá và tính toán kết cấu công trình ngầm,

HVKTQS - TT sau đại học.

23. Đỗ Như Tráng, Nguyễn Bá Kế, Nguyễn Tiến Cường (2006). Các phương

pháp đào kín trong thi công các công trình ngầm đô thị, Tập bài giảng chuyên

đề Viện Điạ Kỹ thuật.

24. Nguyễn Uyên,Cơ học đất và nền móng công trình,Nxb Xây Dựng. 25. Trần Văn Việt,Cẩm nang dùng cho kỹ sư địa kỹ thuật, Nxb Xây Dựng. 26. Luận văn có sử dụng một số bản vẽ trong tập hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công của công trình toà nhà Nam Hải Minh Tower.

27. Luận văn tham khảo và sử dụng số liệu về địa chất do công ty cổ phần tư vấn xây dựng Nam Định lập.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế tính toán kết cấu tường biên tầng hầm nhà cao tầng tại thành phố Nam Định thi công theo phương pháp tường trong đất (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)