- Với trường hợp 1 khi ta thay đổi chiều sâu ngàm của tường vào trong đất thì kết quả cho thấy các giá trị chuyển vị ngang tỉ lệ ngịch với chiều sâu của tường (Hình 3.13) tức là chiều sâu của tường càng lớn thì chuyển vị ngang của tường càng nhỏ và ngược lại. Lần lượt các giá trị chuyển vị ngang ứng với chiều sâu tường (Bảng 3.9) ta thấy với chiều sâu của tường < 14,5m thì giá trị chuyển vị ngang Ux đều lớn hơn 4,5cm.
- Với trường hợp 2 khi ta thay đổi chiều dày của tường thì kết quả cho thấy các giá trị chuyển vị ngang tỉ lệ ngịch với chiều dày của tường (Hình 3.17) tức là chiều dày của tường càng lớn thì chuyển vị ngang của tường càng nhỏ và ngược lại. Lần lượt các giá trị chuyển vị ngang ứng với chiều dày tường (Bảng 3.10) ta thấy với chiều dày của tường < 0,6m thì giá trị chuyển vị ngang Ux đều lớn hơn 4,5cm.
Ux (m) Znn (m)
- Với trường hợp 3 khi ta thay đổi vị trí mực nước ngầm thì kết quả cho thấy các giá trị chuyển vị ngang tỉ lệ thuận với chiều sâu của vị trí mực nước ngầm (Hình 3.21) tức là vị trí mực nước càng sâu thì chuyển vị ngang của tường càng lớn và ngược lại. Lần lượt các giá trị chuyển vị ngang ứng với chiều sâu của mực nước ngầm (Bảng 3.11) ta thấy với chiều sâu của mực nước ngầm > 2m thì giá trị chuyển vị ngang Ux đều lớn hơn 4,5cm.
Qua 3 trường hợp khảo sát và đánh giá như trên ta rút ra kết luận: Với điều kiện địa chất cụ thể của khu vực xây dựng công trình toà nhà Nam Hải Minh Tower tại thành phố Nam Định việc sử dụng tường trong đất để làm kết cấu tường bên tầng hầm, phục vụ cho quá trình thi công đảm bảo ổn định không gây sụt lún đất trên bề mặt làm ảnh hưởng các công trình lân cận thì các số liệu về tường phải đảm bảo như sau:
+ Tường sử dụng bê tông cốt thép có mác bê tông M300. + Chiều dày thân tường là 0,8m.
+ Chiều sâu của tường là 15m tính từ mặt đất tự nhiên xuống đến đáy tường và ngàm vào trong lớp đất sét (lớp số 5) là 5,5m.
+ Mực nước ngầm nằm ở vị trí dưới mặt đất tự nhiên < 2m.