Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh:

Một phần của tài liệu các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam sang các nước ASEAN (Trang 25 - 32)

4. Kinh nghiệm của một số địa phương trong việc thu hút đầu tư vào các KCN.

4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh:

Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất nước, với diện tích hơn 800 km2, mật độ dân số và mật độ các điểm dân cư rất cao, giáp thủ đô Hà Nội và có hệ thống đường giao thông Quốc gia liên hệ với các trung tâm kinh tế vùng đồng bằng Bắc bộ và cả nước thuận lợi. Tỉnh Bắc Ninh chủ trương xây dựng các KCN không những có chức năng hoàn hảo, tạo môi trường sạch nhất, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư tốt nhất, mà còn phải tạo ra một không gian sống lân cận để đảm bảo cho KCN phát triển an toàn, bởi vì những vấn đề ngoài “hàng rào KCN” như: nhà ở, dịch vụ, tổ chức đời sống xã hội, an ninh trật tự.. đang có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các KCN. Quan điểm đó được thể hiện trong các Nghị quyết 04/NQ/TU ngày 25/05/1998, Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 04/05/2001 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh; Nghị quyết 12-NQ/TU ngày 03/02/2000 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh. Trong việc xây dựng và phát triển các KCN, Bắc Ninh luôn bình tĩnh hướng đến bền vững; vừa tích lũy nhân tố tạo hình ảnh và diện mạo KCN hiện đại, vừa tạo nền móng vững chắc để phát triển kinh tế đi đôi với chăm lo thực hiện chính sách xã hội, đồng thời thiết lập nhân tố đột phá đẩy nhanh tăng trưởng và phát triển, góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội.

Trong năm 2002, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập KCN Quế Võ, đây là quần thể KCN-đô thị-chung cư- khu vực vui chơi giải trí với diện tích đất gần 700 ha trong đó diện tích đất cho KCN là 311,6 ha; trên 200 ha dành cho xây dựng khu đô thị, khu dân cư, khu thương mại, chung cư và nhà ở cho người lao động có thu nhập thấp; trên 100 ha dành cho khu vực công viên, hồ nước và khu dịch vụ vui chơi, giải trí. Với mô hình phát triển KCN này đáp ứng được yêu cầu phát triển KCN gắn kết chặt chẽ với khu dân cư và khu vực dịch vụ phục vụ KCN, nhằm đáp ứng các điều kiện sống, làm việc tốt hơn cho người lao động.

Đến tháng 03/2006, Bắc Ninh đã có 4 KCN với diện tích là 1956 ha được Chính phủ quyết định thành lập, đó là KCN Tiên Sơn, KCN Quế Võ, KCN Yên Phong và KCN Đại Đồng. Thu hút được 173 dự án đầu tư vào các KCN với tổng vốn đăng ký là 769,68 triệu USD, thuê 509 ha đất.

4.3.Kinh nghiệm của Khu công nghiệp Đại An (Hải Dương):

Khu công nghiệp Đại An - tỉnh Hải Dương được thành lập ngày 24/3/2003. KCN có vị trí giao thông hết sức lý tưởng, trong vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc (Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh), dọc theo tuyến đường cao tốc số 5, nối liền thủ đô Hà Nội với cảng Hải Phòng, nằm tại km 51 Quốc lộ 5 thành phố Hải Dương- tỉnh Hải Dương.

KCN Đại An do Công ty cổ phần KCN Đại An làm chủ đầu tư có tổng diện tích 664 ha với tổng vốn đầu tư khoảng 1300 tỷ đồng. Trong đó diện tích khu I là 193,22 ha (174,22 ha đất khu công nghiệp và 19 ha đất khu dân cư phục vụ công nghiệp).

Sau 5 năm triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Đại An, đến nay đã cho 31 dự án thuê 95% diện tích khu I, diện tích đất khu II mới được thực hiện xong công tác đền bù GPMB là 210 ha và đang thực hiện các công trình hạ tầng kỹ thuật. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN được đầu tư xây dựng đồng bộ, và hiện đại: hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống chiếu sáng, trung tâm kho vận, an ninh, môi trường và cây xanh...

Được xây dựng theo tiêu chuẩn của một KCN sạch, không gây ô nhiễm môi trường, vì vậy ngoài nhiệm vụ trọng tâm là thu hút thật nhiều nguồn vốn FDI, KCN Đại An luôn hướng tới sự cân bằng giữa thu hút đầu tư và bảo vệ môi trường bền vững, hiện trong KCN đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải công suất 2000 m3/ngày đêm để phục vụ cho khu I. Thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệ môi trường theo qui định, hằng quí bộ phận quản lý môi trường của Công ty kết hợp với cán bộ trong Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh, Ban quản lý các KCN tỉnh Hải Dương đi

kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong KCN, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời nếu có những vi phạm; báo cáo đầy đủ theo định kỳ về công tác bảo vệ môi trường của Công ty cũng như của các doanh nghiệp trong KCN. Do làm tốt công tác bảo vệ môi trường trong KCN nên Công ty đã được Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương và Bộ Tài Nguyên và Môi trường đánh giá cao.

Ngoài lợi thế về vị trí đầu tư và lợi thế về thương mại ( gần chợ và khu dân cư) cùng với cơ sở hạ tầng đồng bộ hoàn chỉnh với các dịch vụ hoàn hảo, KCN Đại An còn hấp dẫn các nhà đầu tư bởi nơi đây có nguồn nhân lực dồi dào có thể đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Các doanh nghiệp khi đầu tư vào KCN Đại An sẽ được hưởng tất cả các chính sách ưu đãi của Nhà nước và đặc biệt là của UBND tỉnh Hải Dương và của chủ đầu tư KCN Đại An. Với phương châm hoạt động “thành công của nhà đầu tư vào KCN Đại An chính là sự thành công của của KCN Đại An”, tập thể CBCNV Công ty cổ phần Đại An với trình độ nghiệp vụ chuyên môn vững vàng và tinh thần làm việc nhiệt tình, tâm huyết luôn sẵn sàng hỗ trợ nhanh chóng, toàn diện và hiệu quả nhất cho các nhà đầu tư vào KCN, tạo mọi điều kiện giúp nhà đầu tư giải quyết nhanh chóng các thủ tục pháp lý với chi phí hợp lý nhất: tư vấn thành lập doanh nghiệp và các thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư; dịch vụ tư vấn thiết kế và thi công xây dựng; dịch vụ vận chuyển hàng hóa; dịch vụ kho tàng chứa trữ hàng hóa; dịch vụ bảo hiểm, thủ tục hải quan xuất nhập khẩu; dịch vụ tuyển dụng công nhân; dịch vụ lưu trú cho chuyên gia; dịch vụ nhà ở cho công nhân...

Được đánh giá là một trong các KCN hàng đầu của tỉnh Hải Dương và nằm trong “ top ten” các KCN của cả nước, 5 năm qua toàn thể CBCNV Công ty cổ phần KCN Đại An rất vinh dự và tự hào khi được đón tiếp nhiều đoàn khách cao cấp của Đảng và Chính phủ đến thăm và làm việc tại KCN Đại An.

4.4.Những kết luận rút ra từ kinh nghiệm của các địa phương.

Về chủ trương phát triển KCN : các cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước đã tạo ra khí thế sôi động trong lao động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thu hút sự quan tâm đầu tư và kinh doanh của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. quy chế KCN do chính phủ ban hành cùng với các luật hiện hành đã tạo môi trường pháp lý tương đối rõ rang và thông thoáng cho các doanh nghiệp hoạt động và bảo đảm công tác quản lý của Nhà nước. Đó là cơ sở quan trọng để Nghệ An phát triển các KCN nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước theo quy hoạch. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã sớm nhận thức lợi

thế so sánh về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của Nghệ An so với các địa phương khác nên đã chọn KCN là trọng điểm xây dựng phát triển kinh tế của địa phương.

Về lựa chọn vị trí quy hoạch phát triển KCN : bài học thành công của các địa phương là đã chọn vị trí đúng trong quy hoạch xây dựng KCN. Xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, thực chất là kinh doanh bất động sản, đất đai nên phải tuân theo quy tắc chung đã được thực tế kiểm nghiệm, đó là chọn đúng địa điểm. Lịch sự hình thành và phát triển các KCN trên thế giới cũng như Việt Nam cho thấy, tất cả các KCN thành công đều nằm ở vị trí thuận lợi nhất về địa lý - kinh tế. việc quy hoạch phát triển các KCN phải đảm bảo phát huy và khai thác mọi lợi thế so sánh của từng khu vực, đảm bảo tính hiểu quả trong đầu tư phát triển công nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới, tăng thu nhập cho nhân dân, tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển đồng bộ, bền vững, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, tạo mỹ quan đô thị, tiết kiệm đất nông nghiệp. Quy hoạch chuẩn xác KCN là yêu khách quan bảo đảm cho KCN phát triển và không ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các khu kinh tế lân cận.

Về việc đầu tư phát triển hạ tầng KCN và khu dân cư cùng với các công trình dịch vụ phục vụ KCN : để thu hút đầu tư vào KCN, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc triển khai nhanh dự án, ngoài các chính sách ưu đãi về mặt tài chính và quản lý thuận lợi của Nhà nước, cơ sở hạ tầng kỹ thuận các KCN đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi lẽ, các dự án có thực thi được hay không, vốn của nhà đầu tư đưa vào đấy có hoạt động được hay không là tùy thuộc vào chất lượng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật của KCN. Trong điều kiện hiện nay, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, có chất lượng, đúng tiến độ, tránh tiêu cực thất thoát là những yêu cầu bức thiết đối với KCN. Cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào KCN và các dịch vụ phục vụ KCN như: xe buýt đưa đón công nhân, nhà trọ công nhân, lập đồn Công an, Hải quan KCN… là các yếu tố quan trọng để tăng sức hấp dẫn của KCN, vừa là những giải pháp kinh tế xã hội cần phải thực hiện để đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững của KCN. Sự thành công của KCN còn phụ thuộc nhiều vào quy mô và phương thức đầu tư xây dựng các công tình hạ tầng KCN. Do suất đầu tư khác nhau, nên mức phí cho thuê lại cũng khác nhau, điều này có ảnh hưởng nhất định đến việc lựa

chọn của nhà đầu tư. Vì thế, việc lựa chọn doanh nghiệp đầu tư hạ tầng có năng lực tài chính và kinh nghiệm tiếp thị đầu tư có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào KCN.

Về cơ chế quản lý một cửa : cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” là cơ chế giải quyết các công việc liên quan đến thủ tục hành chính cho doanh nghiệp KCN, chỉ diễn ra một đầu mối. Hiện tại các doanh nghiệp đầu tư vào KCN, mọi công việc từ lúc tiếp nhận tới lúc giải quyết xong, chỉ diễn ra tại một cửa của ban quản lý KCN, còn việc phối hợp giữa các bộ phận chức năng trong bộ máy công quyền với nhau nhằm giải quyết công việc là trách nhiệm của cơ quan nhà nước. Cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” đang được các doanh nghiệp, nhân dân và dư luận xã hội đồng tình ủng hộ. Chính phủ đã quyết định từ năm 2004, cả nước giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”. Cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” hình thành dựa trên cơ sở thực hiện cơ chế ủy quyền (các Bộ ngành ủy quyền cho Ban quản lý các KCN thực hiện một số nhiệm vụ với những điều kiện nhất định). Do vậy, để phát huy hiệu quả của có chế này, việc các cấp liên quan tiếp tục ủy quyền cho Ban quản lý các KCN thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc phát triển các KCN là cần thiết. Cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” thành công còn xuất phát từ sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành với Ban quản lý thông qua mô hình ủy viên Ban quản lý, với các ủy viên là đại diện ban lãnh đạo các Sở, ngành liên quan. Điều này giúp cho hoạt động của Ban quản lý được thuận lợi, kịp thời đáp ứng các nhu cầu đầu tư xây dựng KCN và giải quyết các khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp trong KCN.

Về lựa chọn mô hình KCN và lựa chọn dự án đầu tư : về thu hút đầu tư, hiện nay có một số quan điểm khác nhau. Có ý kiến cho rằng tích cực tăng thu hút đầu tư trong và ngoài nước, bất kể quy mô và lĩnh vực nào, miễn là đầu tư vào KCN. Có ý kiến lại cho rằng đã đến lúc tăng thu hút đầu tư theo quy hoạch, các KCN phải có tính chuyên ngành, có cơ cấu ngành nghề hợp lý. Thực ra, không phải KCN nào cũng phải cần chuyên ngành vì có nhiều KCN đa ngành nhưng thành công. Tuy nhiên, việc bố trí các dự án có ngành nghề khác nhau, sao cho các dự án đó hỗ trợ được nhau, không làm ảnh hưởng đến nhau là điều cần làm. Hiện nay, Tỉnh Nghệ An cũng như các địa phương khác đang nỗ lực thu hút đầu tư vào sản xuất công nghiệp, việc tạo

mọi điều kiện thuận lợi để thu hút được nhiều dự án vào KCN là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, đây là yếu tố cần nhưng chưa đủ để đảm bảo thành công của KCN. Nếu tính tới sự phát triển ổn định và bền vững của KCN, khi quy mô KCN đã phát triển, việc chuyển hướng phát triển từ tăng trưởng chiều rộng sang phát triển chiều sâu là cần thiết. Do vậy, ngoài các KCN tổng hợp cần chú trọng phát triển các KCN chuyên ngành. Lựa chọn, thu hút đầu tư vào KCN là vấn đề có tính chất quyết định đối với việc phát triển các KCN theo hướng bền vững. thu hút các dự án có vốn đầu tư lớn, có hàm lượng công nghệ cao, đồng nghĩa với việc đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH tại Nghệ An. Ngược lại, việc thu hút nhiều dự án nhỏ, hiệu suất đầu tư thấp, công nghệ lạc hậu, cũng đồng thời vấn nạn về lao động nhập cư, trình độ nhân lực thấp và một loạt các vấn đề an sinh xã hội khác.

Về môi trường đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp : trong khi không xem nhẹ vai trò của công tác tiếp thị xúc tiến vận động đầu tư của KCN thì thực tế cho thấy, dù công tác XTĐT có tốt đến đâu cũng khó mang lại hiệu quả, nếu như môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh kém hấp dẫn. Vai trò của các nhà đầu tư đã có dự án vào KCN, nhất là các nhà đầu tư lớn, có uy tín là rất quan trọng. Việc chăm sóc tốt các nhà đầu tư chính là mở ra cơ hội để đón nhận các nhà đầu tư tiềm năng mới. Vì thông thường, các nhà đầu tư mới có tâm lý sẽ tìm đến các KCN nơi đã có sẵn các nhà đầu tư đến trước, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn có uy tín, lấy đó làm cơ sở cho lòng tin về sự lựa chọn của mình.

Về hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội : trong các doanh nghiệp dân doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, việc thành lập các tổ chức chính trị xã hội gặp những khó khăn nhất định. Bản chất hoạt động các tổ chức chính trị của xã hội ta nhằm đem lại sự tốt đẹp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cả người lao động và chủ doanh nghiệp. Do vậy, nếu có sự tuyên truyền hợp lý, sẽ không quá khó khăn để thành lập tổ chức chính trị xã hội trong các doanh nghiệp. Để thể chế hóa hoạt động của các tổ chức Đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp, các tổ chức Đảng, đoàn thể vừa tuân thủ nội quy sinh hoạt của tổ chức, vừa xây dựng quy chế làm việc phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tranh thủ sự đồng thuận, ủng hộ của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam sang các nước ASEAN (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w