Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện các đề án trọng điểm

Một phần của tài liệu các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam sang các nước ASEAN (Trang 51 - 77)

KẾ HOẠCH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN NGHỆ AN

1.3.9. Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện các đề án trọng điểm

- Quan tâm để phấn đấu thực hiện những mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản của Nghị quyết về tốc độ tăng trưởng GDP, GDP bình quân đầu người, thu ngân sách, cơ cấu kinh tế… ; Một số chỉ tiêu sản phẩm có thể vận dụng theo xu thế phát triển, theo tình hình thực tế để chỉ đạo: thay thế, bổ sung cho phù hợp và đạt hiệu quả.

- Các ngành, các cấp cần rà soát lại các đề án để chuẩn xác lại quy mô, tính chất cho phù hợp. Căn cứ vào vào mục tiêu và định hướng phát triển trong từng đề án triển khai kế hoạch phát triển hàng năm, xây dựng các kế hoạch cụ thể, tăng cường công tác phối hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.

2. Kế hoạch, mục tiêu thu hút đầu tư vào các KCN của tỉnh Nghệ An.

2.1. Bối cảnh kinh tế xã hội.

Trong thời gian qua, từ khủng hoảng tài chính của Mỹ đã nhanh chóng lan rộng sang các nền kinh tế lớn khác như EU, Nhật Bản,...và đến nay đã trở thành cuộc khủng tài chính và suy thoái toàn cầu. Chính phủ các nước đều tập trung thực hiện các giải pháp, chính sách ngăn chặn suy thoái, kích thích tăng trưởng kinh tế. Ở trong nước, thiên tai lũ lụt đã gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Bắc, miền Trung. Tình hình trên đã có những tác động nhất định đến sự phát triển của kinh tế, nhất là trong tháng 10 và tháng 11 năm 2008; sản xuất kinh doanh nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế đều đang trong chiều hướng suy giảm.

Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 đã trải qua những trạng thái hoàn toàn trái ngược từ quá nóng sang quá lạnh. Sau 3 năm đạt mức tăng trưởng GDP hết sức ấn tượng ở mức trên 8 % thì năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 mức tăng trưởng đã chậm lại rõ rệt. Năm 2008 tăng trưởng GDP chỉ đạt 6.2 % trong khi 3 tháng đầu năm 2009 tăng trưởng GDP chỉ đạt 3,1%. đầu tư trong năm 2008 đã tăng chóng mặt lên đến mức tăng 11.2%. Mặc dù có những mối quan ngại về nền kinh tế đang xấu đi nhưng đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng kí vào Việt Nam vẫn tăng mạnh. Luồng vốn FDI được duyệt lên đến 64 tỷ USD, gấp 3 lần năm 2007. Tuy nhiên trên thực tế vốn giải ngân thực sự ít hơn nhiều chỉ khoảng 11 tỷ USD. Trong năm 2009 nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã có sự suy giảm rõ rệt do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Thống kê 3 tháng đầu năm 2009 Trong ba tháng đầu 2009 Việt Nam chỉ thu được 2,1 tỷ USD đầu tư nước ngoài.Số tiền cam kết cho các dự án đã khởi động dự tính sẽ đạt 6 tỷ USD trong ba tháng đầu năm, thấp hơn so với năm ngoái tới 40%. Trong khi đó đầu tư công khó có khả năng tăng trở lại do thâm hụt ngân

sách của Việt Nam đang ở mức rất cao. Các doanh nghiệp đang gặp khó khăn cả về vốn lẫn đầu ra sản phẩm nên họ cũng không mặn mà với việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này khiến cho tổng mức đầu tư toàn xã hội sẽ suy giảm mạnh trong năm 2009.

Tại Nghệ An, Sau hơn ba năm thực hiện công tác xúc tiến đầu tư có nhiều tiến bộ, số lượng dự án và vốn đăng ký ngày càng tăng, trong đó có nhiều dự án quy mô lớn; Các đề án trọng điểm đều đã triển khai thực hiện; Thu ngân sách hàng năm đều vượt kế hoạch Nghị quyết của HĐND tỉnh giao, đến năm 2008 thu ngân sách đạt 56,02 % cận dưới (5.000 tỷ đồng vào năm 2010) mục tiêu Nghị quyết đề ra. Tuy nhiên, công tác xúc tiến đầu tư vẫn chưa đạt được mục tiêu Nghị quyết và tổ chức triển khai còn chậm; phần lớn dự án thuộc các đề án sản xuất các sản phẩm trọng điểm và thu hút đầu tư trong giai đoạn 2006 - 2008 đang trong quá trình xây dựng, triển khai thực hiện hoặc đang được hương các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư nên mức đóng góp vào ngân sách tỉnh chưa đáng kể.

2.2. Triển vọng thu hút đầu tư vào các KCN ở Nghệ An.

Thời gian tới, quán triệt chủ trương phát huy mọi nguồn lực, coi trọng hiệu quả các nguồn ngoại lực, tỉnh Nghệ An đã và sẽ ban hành nhiều cơ chế, chính sách, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, phấn đấu đưa Nghệ An trở thành địa chỉ hấp dẫn, an toàn và hiệu quả cho các nhà đầu tư.

 Về địa bàn khuyến khích đầu tư : Nghệ An khuyến khích các dự án đầu tư vào Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An (được thành lập theo Quyết định số 85 /2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) và các khu công nghiệp: Nam Cấm, Phủ Quỳ; Hoàng Mai, Đông Hồi; TP Vinh, thị xã Cửa Lò và các huyện miền núi phía Tây Nghệ An.

 Về thủ tục: Hiện tỉnh đang thực hiện cơ chế liên thông trong đăng ký kinh doanh. Tỉnh cũng đang chuẩn bị ban hành cơ chế một cửa liên thông trong đầu tư nhằm rút ngắn thời gian đăng ký và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án đầu tư trên địa bàn, giảm tối đa thời gian và chi phí đăng ký và triển khai thực hiện dự án cho nhà đầu tư.

 Về chính sách ưu đãi đầu tư: Nghệ An thực hiện theo nguyên tắc nhà đầu tư được hưởng quyền lợi ở mức cao nhất và thực hiện nghĩa vụ thấp nhất theo quy định của pháp luật và chính sách của tỉnh.

2.3. Quan điểm phát triển Khu công nghiệp

Quá trình xây dựng và tổ chức phát triển quy hoạch các khu, cụm công nghiệp và thu hút đầu tư giai đoạn 2009 – 2010 được xây dựng trên cơ sở hệ thống các quan

điểm sau:

- Quan điểm phát triển bền vững, kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và tái tạo môi trường sinh thái: CNH, HĐH được xem là phương tiện để giải quyết các mục tiêu về kinh tế xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Nhận thức KCn là một bộ phận cấu thành của sự nghiệp CHN, HĐH, phát triển các KCN, cụm công nghiệp là giải pháp quan trọng để đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH. Do vậy, việc phát triển các KCN cần phát huy sức mạnh tổng hợp của KCN, hướng theo tiêu chí bền vững, bảo vệ và tái tạo môi trường sinh thái, chủ động không để xảy ra các sự cố môi trường; phát triển KCN phải góp phần phát triển nông nghiệp và nông thôn, giảm đáng kể sự cách biệt về điều kiện sống giữa nông thôn và thành thị, đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực, nhằm đạt các chỉ tiêu phát triển xã hội cao so với các tỉnh trong vùng và cả nước, đồng thời góp phần mạnh mẽ các dịch vụ xã hội cơ bản như: giáo dục cơ sở, bảo vệ sức khoẻ, cung cấp nước sạch và bảo vệ môi trường, giảm đáng kể số hộ nghèo, bảo đảm sự phát triển đồng đều giữa các vùng và các tầng lớp dân cư trong tỉnh.

- Quan điểm phát huy tối đa và hài hoà các nguồn nội lực và ngoại lực, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức: Trong điều kiện thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế, việc nâng cap hiệu quả và chất lượng sản phẩm, dịch vụ có ý nghĩa quyết định sức cạnh tranh. Các hàng rào thuế quan hoặc bao cấp của Nhà nước không những không thể kéo dài mà trên thực tế cũng không thể là cách thức để các doanh nghiệp đối mặt với thách thức của thị trường. Kinh nghiệm cho thấy các doanh nghiệp ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, theo sát các chuẩn mực quốc tế (như ISO 9000, ISO 9001, ISO 14000…) có ý nghĩa hàng đầu trong việc phát triển mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Do vậy, việc phát triển KCN cần phải phát huy tối đa các nguồn nội lực và lợi thế so sánh của tỉnh trong mối liên kết chặt chẽ với các tỉnh trong vùng, cả nước và trong quá trình chủ động hội nhập. Các nguồn nội lực (bao gồm cả nguồn đất đai, lao động, nhất là lao động kỹ thuật có khả năng đi vào công nghệ kỹ thuật công nghệ cao, cơ sở vật chất đã được tích luỹ…) có ý nghĩa quyết định nhất. Việc phát huy tối đa sức mạnh của tỉnh và sự liên kết với các tỉnh khác trong vùng và trong nước có ý nghĩa quan trọng làm nâng cao nội lực của tỉnh. Chỉ có nguồn nội lực mạnh mẽ mới có điều kiện tiếp thu các nguồn vốn, kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài và từng bước chuyển hoá trở thành nguồn nội lực mới, củng cố vị thế kinh

tế của tỉnh trong vùng Bắc Trung bộ và cả nước.

- Quan điểm xây dựng cơ cấu đầu tư sản xuất trong KCN một cách hợp lý, thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả một cách cao nhất: Một địa phương có thể phát triển nhiều KCN, nhưng nếu cơ cấu đầu tư sản xuất không hợp lý, đó chỉ là phát triển theo chiều rộng. Ngược lại, nếu có cơ cấu đầu tư hợp lý, đó là sự phát triển theo chiều sâu và đó thực sự là mục tiêu cần hướng đến nhằm từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả của các KCN. Cơ cấu đầu tư sản xuất trong KCN hợp lý khi nó kết hợp hài hoà các yếu tố đầu tư hợp thành như cơ cấu nguồn vốn đầu tư, hình thức đầu tư, trình độ công nghệ, loại hình doanh nghiệp, tính chất nhành nghề, cơ cấu lao động… Giữa các yếu tố đó có mối quan hệ mật thiết với nhau và có tính chất quyết định chất lượng của KCN. Trong cùng địa phương, giữa các KCN cũng có mối quan hệ với nhau và ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Cơ cấu đầu tư cũng tác động tích cự đến việc hình thành cơ chế quản lý và ngược lại cơ chế quản lý góp phần quan trọng vào việc thu hút đầu tư, phát triển các KCN với cơ cấu đầu tư hợp lý.

- Quan điểm lấy hiệu quả kinh tế xã hội, chất lượng cuộc sống và phát triển nguồn nhân lực làm tiêu chuẩn lựa chọn các phương án phát triển: Quy hoạch phát triển các KCn phải được phân tích kỹ lưỡng về hiệu quả theo các phương án khác nhau, tận dụng tối đa các lợi thế so sánh, tính đến hiệu quả toàn diện và lâu dài, hiệu quả trực tiếp và gián tiếp, tính đến cả những tác động lan toả phát triển, kiên quyết không bố trí dàn đều. Từng khu, cụm công nghiệp có bước đi thích hợp để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả.

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định đến quy mô và chất lượng của sự phát triển kinh tế trên địa bàn. Nguồn nhân lực vừa là nguồn lực vừa là mục tiêu mà chiến lược và chính sách phát triển phải hướng tới. Đảm bảo tốt các điều kiện ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, vui chơi giải trí, môi trường sống trong lành… là phương tiện tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Do đó, chất lượng cuộc sống là một trong các tiêu chuẩn đánh giá về thành công trong chiến lược phát triển các KCN.

- Quan điểm kết hợp ngay từ đầu phát triển kinh tế với quốc phòng an ninh: Trong việc bố trí các KCN, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan nhằm đảm bảo kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với các yếu tố về an ninh, quốc phòng.

2.4. Kế hoạch phát triển các Khu công nghiệp Nghệ An đến năm 2015.

Để thực hiện mục tiêu sớm thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo và kém phát triển, trở thành một trong những tỉnh khá nhất của cả nước cần thiết phải đẩy nhanh hơn

nữa tốc độ và tăng trưởng kinh tế. Muốn vậy, phải xác định các mũi trọng điểm, có tính đột phá trong kinh tế để ưu tiên nguồn lực đầu tư và tập trung sự lãnh đạo chỉ đạo, điều hành trong tổ chức thực hiện cũng như trong bố trí cán bộ. Đảng bộ và chính quyền Nghệ An đã xác định ưu tiên phát triển công nghiệp nhằm tạo sự tăng trưởng cao để đẩy nhanh tỷ trọng GDP, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách và kích thích các ngành Dịch vụ, Nông nghiệp phát triển. Có các giải pháp tích cực nhằm đưa tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm từ 19 - 20%. Từ nay đến năm 2010 khuyến khích các nhà đầu tư lấp đầy các KCN tập trung Bắc Vinh, Nam Cấm, Cửa Lò, theo quy hoạch được phê duyệt với các ngành nghề như lắp ráp ô tô, sản xuất máy nông nghiệp, chế biến khoáng sản, chế biến gỗ, hàng điện tử, hàng tiêu dùng xuất khẩu, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền... Phát triển thêm các khu, cụm công nghiệp ở Nghi Lộc, Hoàng Mai, Phủ Quỳ, Đô Lương, Anh Sơn, và các khu tiểu thủ công nghiệp ở các huyện, thành thị và các đô thị mới.

1.1. Về công tác quy hoạch xây dựng:

Quy hoạch chung xây dựng: Tổ chức công bố quy hoạch chung xây dựng KKT Đông Nam và quy hoạch phát triển các KCN Nghệ An đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng thời xây dựng điều lệ quản lý quy hoạch xây dựng KKT Đông Nam và các KCN gắn với sự phân công, phân cấp, uỷ quyền cho các cấp, các ngành trình UBND tỉnh phê duyệt để làm rõ trách nhiệm và phối hợp quản lý thực hiện.

Quy hoạch chi tiết xây dựng: Tổ chức lập QHXD chi tiết các khu chức năng trong KKT (các KCN; Khu phi thuế quan; Khu công viên sinh thái đa chức năng; các khu đô thị, khu tái định cư, nhà ở xã hội) và Quy hoạch chi tiết các KCN theo Đề án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển các KCN được duyệt trên địa bàn.

Xây dựng các danh mục dự án lớn để thu hút đầu tư và đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước.

1.2. Về xây dựng phát triển KKT Đông Nam và các KCN:

Công tác chuẩn bị đầu tư:

•Cùng với công tác lập quy hoạch chi tiết, phải khẩn trương tổ chức lập một số dự án đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu của KKT, như: Các trục giao thông chính, công trình cấp điện, cấp nước, thoát nước, khu xử lý nước thải và hạ tầng các KCN, khu phi thuế quan, khu du lịch, dịch vụ,

v.v...Đồng thời xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng KKT Đông Nam và các KCN.

•Ưu tiên trỉên khai xây dựng khu phi thuế quan (Nghiên cứu trỉên khai xây dựng khu Cảng cạn trước theo yêu cầu của các nhà đầu tư, khoảng 50 ha ). Trong đó chú ý việc lập quy hoạch chi tiết khu phi thuế quan sao cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, hoạt động của nhà đầu tư và trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam cho phép; cần xây dựng cơ chế chính sách đầu tư hạ tầng khu phi thế quan để sớm kêu gọi đầu tư trực tiếp nứơc ngoài.

•Tập trung cho công tác đền bù GPMB, thu hồi đất, xây dựng khu tái định cư trong KKT theo quy hoạch được phê duyệt. Đối với diện tích đất chưa sử dụng cần có biện pháp quản lý chặt chẽ, tránh việc gây thêm khó khăn cho công tác đền bù, GPMB sau này.

Trước mắt trong quý I/2009 cần tập trung đền bù, GPMB để khởi công xây dựng 2 tuyến đường N2, N5.

Về đầu tư xây dựng hạ tầng:

•Xây dựng hạ tầng KKT Đông Nam, năm 2009 triển khai xây dựng 2 tuyến đường N2,N5; dự kiến khởi công xây dựng vào khoảng tháng 4 - 5/2009. Tiếp tục triển khai xây dựng đông bộ tầng KCN Nam Cấm, cụ thể: Hoàn chỉnh mạng giao thông khu C, khu A; khu xử lý nước thải khu B;

Một phần của tài liệu các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam sang các nước ASEAN (Trang 51 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w