THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN Ở TỈNH NGHỆ AN THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam sang các nước ASEAN (Trang 32 - 37)

NGHỆ AN THỜI GIAN QUA

1. Hệ thống các KCN và KKT tỉnh Nghệ An :

1.1. Khu công nghiệp Nam Cấm:

KCN Nam Cấm là KCN tập trung, thu hút các ngành Công nghiệp nặng, các loại hình sản suất Công nghệ cao, khai thác ưu thế nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương. Được Chính phủ cho phép thành lập tại văn bản số 1255/CP-CN ngày 16/9/2003. Ngày 03/10/2003 UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định số: 3759/QĐ-UB.CN quyết định thành lập KCN Nam Cấm. Bộ Xây dựng thoả thuận quy hoạch chi tiết và uỷ quyền cho UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt với diện tích 327,83 ha. Ngày 12/07/1994 UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định số 2555/QĐ-UB.CN phê duyệt chi tiết quy hoạch KCN Nam Cấm.

Với quy mô diện tích được quy hoạch 327,83 hecta; có vị trí hết sức thuận lợi về giao thông, (nằm trên trục đường quốc lộ 1A; cách cảng biển Cửa Lò 6 km; có đường sắt Bắc Nam đi qua và cách ga đường sắt Quán Hành 2 km; cách sân bay Vinh 12 km), khu công nghiệp Nam Cấm có đầy đủ các yếu tố để trở thành một khu công nghiệp lớn; đáp ứng được yêu cầu của các dự án có quy mô lớn mà tỉnh Nghệ An đang kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư.

Đồng thời khu công nghiệp cũng quy hoạch để phát triển các ngành công nghiệp như: • Cán thép • Luyện kim • Chế tạo cơ khí • Lắp ráp ôtô • Hoá chất, phân bón • Chế biến gỗ, dày da • Chế biến lương thực thực phẩm • Chế biến khoáng sản

• Sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu khác…

Bảng 1 : Quy hoạch sử dụng đất KCN Nam Cấm

TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ %

1 Đất công nghiệp 238,49 72,75 %

2 Hành chính dịch vụ 5,91 1,80 %

3 Đầu mối kỹ thuật 9,10 2,78 %

4 Giao thông 33,05 10,08 %

5 C Cây xanh, mặt nước 41,28 12,59 %

T Tổng cộng 327,83 100 %

(Nguồn: Ban quản lý các KCN Nghệ An)

Từ bảng 1 ta thấy: tỷ lệ đất công nghiệp 72,75% là tương đối cao, điều này sẽ làm giảm tỷ suất đầu tư trên 1ha đất công nghiệp; tỷ lệ cây xanh 12,59% là phù hợp. (Tỷ lệ đất công nghiệp ≤70%; tỷ lệ cây xanh từ 12% - 15%).

KCN Nam Cấm cơ bản đã được lấp đầy với 35 dự án, trong đó có 13 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất (tỷ lệ lấp đầy 86,4 % ).

1.2. KCN Bắc Vinh:

Được chính phủ cho phép thành lập theo Quyết định thành lập số: 1128/TTg, ngày 18/12/1998 với tổng Diện tích: 143,17 ha; Địa điểm tại xã Hưng Đông, thành phố Vinh; giao thông của khu công nghiệp rất thuận lợi bởi khu công nghiệp chỉ cách trung tâm thành phố Vinh 5 Km, Quốc lộ số1 A 1,2 Km, cách ga đường sắt Vinh 2 Km, cách sân bay Vinh 2,5 Km, cách cảng biển Cửa Lò 13 Km.

Với đặc điểm về quy mô và vị trí của khu công nghiệp Bắc Vinh, Tỉnh Nghệ An chủ trương dành khu công nghiệp này để di dời các cơ sở sản xuất trong nội thành thành phố Vinh như:

• Chế biến gỗ

• Sản xuất bánh kẹo, bia, thuộc da, may mặc v.v.

• Ưu tiên cho các dự án vừa và nhỏ thuộc Các ngành công nghiệp như: o Công nghiệp Dệt May

o Đồ da xuất khẩu o Điện tử

o Điện gia dụng

• Thủ công mĩ nghệ xuất khẩu

• Sản xuất, chế biến lương thực phẩm thực phẩm • Chế biến thức ăn gia súc...

Quy hoạch sử dụng đất (giai đoạn 1) KCN Bắc Vinh được thể hiện ở Bảng 2.

Bảng 2: Quy hoạch sử dụng đất (giai đoạn 1) KCN Bắc Vinh.

TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ %

1 Đất công nghiệp 38,02 63,2 %

2 Hành chính dịch vụ 3,00 4,99 %

3 Đầu mối kỹ thuật 2,00 3,32 %

4 Giao thông 10,48 17,42 %

5 Cây xanh 6,66 11,07 %

Tổng cộng 60,16 100 %

(Nguồn: Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam)

Từ bảng 2 ta thấy: tỷ lệ đất công nghiệp 63,2% là tương đối thấp; tỷ lệ cây xanh 11,07% là thấp so với quy định của bộ Xây dựng (Tỷ lệ đất công nghiệp ≤70%; tỷ lệ cây xanh từ 12% - 15%).

KCN Bắc Vinh cơ bản đã được lấp đầy với 17 dự án, trong đó có 16 dự án đã đi vào hoạt động sản xuẩt (tỷ lệ lấp đầy 98,6 % ).

1.3. KCN Hoàng Mai:

Thành lập theo Quyết định số 847/TTg ngày 10/10/1997 của Thủ tưởng Chính phủ. Địa điểm tại Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu. Nằm trên tuyến đường Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam và gần cảng biển Nghi Sơn, Thanh Hoá

Diện tích quy hoạch: 300 ha

Các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển: • Công nghiệp vật liệu xây dựng

• Cơ khí sửa chữa

• Lắp ráp thiết bị xây dựng • Bao bì

• Hoá chất

• Các ngành công nghiệp khác.

Bảng 3: Quy hoạch sử dụng đất KCN Hoàng Mai.

TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ %

1 Đất công nghiệp 203,5 70,27 %

2 Hành chính dịch vụ 5,51 1,9 %

3 Đầu mối kỹ thuật 7,44 2,57 %

4 Giao thông 18,85 6,51 %

5 Cây xanh 32,1 11,08 %

6 Kênh mương 14,05 4,85%

Tổng cộng 281.45 97.18 %

(Nguồn: Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam)

Từ bảng 3 ta thấy: tỷ lệ đất công nghiệp 70,27% là đạt tiêu chuẩn; tỷ lệ cây xanh 11,07% là thấp hơn so với quy định của bộ Xây dựng. Ngoài ra còn có đất dân cư hiện trạng 8,18 ha, chiếm tỷ lệ 2,82%.

KCN Hoàng Mai đã có 04 dự án được cấp Giấy Chứng nhận đầu tư, trong đó có 01 dự án đã đi vào sản xuất. Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Hoàng Mai là Công ty cổ phần Xây dựng - Dầu khí Nghệ An (năm 2008). Tỷ lệ lấp đầy còn khá thấp, chỉ đạt 72,3 %.

1.4. KCN Cửa Lò:

Địa điểm tại các xã Nghi Thu, Nghi Hương thuộc thị xã Cửa Lò; Khu công nghiệp có quy mô diện tích: 40,55 ha; giao thông hết sức thuận lợi, khu công nghiệp chỉ cách cảng biển Cửa Lò 3 km; cách quốc lộ 1A 12 km; cách Sân bay Vinh 7 km.

Được Chính phủ đồng ý quy hoạch xây dựng tại văn bản số: 1152/CP-CN ngày 20/12/2001, đây là một khu công nghiệp sạch nên chỉ ưu tiên phát triển các

ngành công nghiệp như:

• Công nghiệp may xuất khẩu • Công nghiệp hàng tiêu dùng • Công nghiệp lắp ráp cơ khí • Công nghiệp điện-điện tử

• Công nghiệp sản xuất đồ dùng thể thao, đồ chơi trẻ em • Thủ công mỹ nghệ xuất khẩu…

Hiện nay, Nhà máy sữa của Công ty sữa Việt Nam (VINAMIL),công suất 15 triệu lít/năm, tổng vốn đầu tư 75 tỷ VNĐ, diện tích thuê đất: 4,37 ha đang được triển khai xây dựng trong khu công nghiệp này.

1.5. Các KCN đang xây dựng :1.5.1. KCN Phủ Quỳ: 1.5.1. KCN Phủ Quỳ:

Thực hiện quyết định 2563/QĐ.UB của UBND tỉnh Nghệ An, Sau khi thống nhất với Sở Xây dựng và UBND huyện Nghĩa Đàn, xem xét quy hoạch xây dựng khu đô thị Thái Hoà, Ban quản lý các KCN đã có văn bản trình UBND tỉnh để lựa chọn vị trí, địa điểm và quy mô; ký kết hợp đồng tư vấn lập quy hoạch chi tiết KCN Phủ Quỳ với Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế xây dựng Nghệ An.

Tổng diện tích: 200 ha.

Các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển: Chế biến nông, lâm sản; Chế biến khoáng sản; Cơ khí sửa chữa; Bao bì; Chế biến thức ăn gia súc; Sản xuất vật liệu xây dựng.

1.5.2. KCN Đông Hồi:

Đây là vị trí thuận lợi gần vùng biển nước sâu, có diện tích tập trung đến 1.500 ha, thưa dân cư và Chính phủ đã có kế hoạch phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện công suất 2.400MW trên diện tích 420 ha với tổng số vốn đầu tư trên 3 tỷ USD. Trong giai đoạn I, diện tích khu công nghiệp sẽ được triển khai trên diện tích 600 ha. Giai đoạn hai sẽ mở rộng thêm 1.100 ha. Tại địa điểm này cũng sẽ tiến hành xây dựng cảng biển có công suất bốc dỡ trên 4 triệu tấn năm. Hiện tại Ban quản lý Khu Kinh tế Đông Nam đang triển khai khảo sát quy hoạch khu vực xây dựng nhà máy, bến cảng và các dự án phụ trợ cho KCN. Lãnh đạo Sở KHĐT, Sở GTVT, Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam đã trình bày các phương án khảo sát xây dựng hệ thống tuyến đường nối từ cảng Nghi Sơn thông tuyến qua khu Khu công nghiệp Đông Hồi và phương án cung cấp nước sản xuất, nước sinh hoạt, hệ thống giao thông chính vào Khu công nghiệp.

1.5.3. Khu Kinh tế Đông Nam Nghệ An:

Khu kinh tế (KKT) Đông Nam Nghệ được Thủ tướng Chính phủ thành lập tại Quyết định số 85/2007/QĐ-TTg ngày 11/6/2007, có diện tích 18.826,47 ha trên địa bàn 18 xã, phường thuộc 2 huyện Nghi Lộc, Diễn Châu và Thị xã Cửa Lò tỉnh Nghệ An. KKT này cách Thủ đô Hà Nội 290 Km, cách đường Hồ Chí Minh 45 Km theo quốc lộ 7, cách cửa khẩu Thanh Thuỷ 80 Km, sang Viên Chăn Lào khoảng 250 Km.

Vinh là trung tâm kinh tế văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ, cách Sân bay Vinh 7 Km, có quốc lộ 1A đi qua suốt chiều dài KKT, có Cảng biển Cửa Lò với công suất 1,5 triệu tấn/năm (sẽ được nâng lên 3,5 triệu tấn/năm vào năm 2010). Với vị trí địa lý thuận lợi, trong tương lai KKT Đông Nam Nghệ An sẽ trở thành đầu mối kinh tế quan trọng của tỉnh Nghệ An, cửa ngõ giao lưu quan trọng, có những mối liên hệ nhiều mặt của vùng Bắc Trung Bộ, Trung Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan; gần đảo Hải Nam, cửa ngõ xâm nhập vào các tỉnh ven biển Đông Nam Trung Quốc

KKT Đông Nam Nghệ An được quy hoạch xây dựng thành 2 khu chức năng chính: khu phi thuế quan và khu thuế quan. Khu phi thuế quan được gắn với khu cảng Cửa Lò; diện tích khu phi thuế quan khoảng 300 ha, gồm 4 khu chính là: Khu cảng tự do, khu thương mại dịch vụ, khu chế xuất, khu kho ngoại quan.

Hoạt động của khu phi thuế quan bao gồm các loại hình sản xuất kinh doanh chủ yếu như: sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu và hàng phục vụ tại chổ; thương mại hàng hoá (bao gồm cả xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, phân phối, cửa hàng và siêu thị bán lẻ, cửa hàng và siêu thị miễn thuế); thương mại dịc vụ (phân loại, đóng gói, vận chuyển giao nhận hàng hoá quá cảnh, bảo quản kho tàng, kho ngoại quan, bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, vui chơi, giải trí và nhà hàng ăn uống); xúc tiến thương mại (hội chợ triển lãm, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các chi nhánh và văn phòng đại diện của các công ty trong nước và nước ngoài, các tổ chức tài chính - ngân hàng); và các hoạt đông thương mại khác… Sự phong phú, đa dạng của các loại hình sản xuất kinh doanh được phép hoạt động trong KKT Đông Nam Nghệ An, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước có nhiều sự lựa chọn để đầu tư loại hình sản xuất kinh doanh phù hợp với thế mạnh của mình.

Một phần của tài liệu các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam sang các nước ASEAN (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w