2. Cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tưcủa KKT ĐN NA:
2.3. Cơ chế, chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng và san nền
Nhằm hỗ trợ nhà đầu tư giảm chi đầu tư, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 101/2007/QĐ-UBND ngày 06/9/2007 về một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Cụ thể như sau:
a. Đối với các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh từ 15 tỷ đồng trở lên:
Khuyến khích các nhà đầu tư tự bỏ vốn để san lấp mặt bằng. Sau khi san lấp xong sẽ được ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% chi phí san lấp mặt bằng trên cơ sở thiết kế, dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo số liệu quyết toán thực tế được Sở Tài chính thẩm tra, nhưng không quá các mức sau:
+ 1 tỷ đồng cho các dự án có tổng vốn đầu tư từ 15 đến 50 tỷ đồng; + 2 tỷ đồng cho các dự án có tổng vốn đầu tư từ trên 50 đến 200 tỷ đồng; + 3 tỷ đồng cho các dự án có tổng vốn đầu tư từ 200 đến 300 tỷ đồng; + 4 tỷ đồng cho các dự án có tổng vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng.
b. Đối với các dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp:
- Khuyến khích nhà đầu tư tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng. Kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng được khấu trừ vào tiền thuê đất theo quy định của pháp luật.
- Được ngân sách tỉnh hỗ trợ sau đầu tư chi phí san lấp mặt bằng trên cơ sở thiết kế, dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo số liệu quyết toán thực tế được Sở Tài chính thẩm tra, với các mức hỗ trợ như sau:
+ 3 tỷ đồng đối với khu công nghiệp có giá trị san lấp từ 30 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng;
+ 10 tỷ đồng đối với khu công nghiệp có giá trị san lấp từ 50 tỷ đồng đến dưới 200 tỷ đồng;
+ 15 tỷ đồng đối với khu công nhiệp có giá trị san lấp trên 200 tỷ đồng. 2.4. Một số chính sách khác
- Các doanh nghiệp trong nước thuộc các thành phần kinh tế có dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh tại KKT Đông Nam Nghệ An đựơc hưởng các loại hình tín dụng ưu đãi của nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành về tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước.
- Các tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức, cá nhân nước ngoài được đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu chức năng để cho thuê, cho thuê lại hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được xây dựng kết cấu hạ tầng trong KKT Đông Nam Nghệ An theo quy định tương ứng của pháp luật về đất đai. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất trong KKT Đông Nam Nghệ An. Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài được mua nhà ở và thuê đất ở trong KKT Đông Nam Nghệ An.
3. Đánh giá chung về thu hút đầu tư vào các KCN.
3.1. Những thành tựu đạt được.
Tình hình hoạt động của các KCN Nghệ Anđược thể hiện ở bảng 4
- KCK Bắc Vinh 60 ha, cơ bản đã được lấp đầy với 17 dự án, trong đó có 16 dự án đã đi vào hoạt động sản xuẩt.
- KCN Nam Cấm 327 ha, cơ bản đã được lấp đầy với 35 dự án, trong đó có 13 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất.
- KCN Hoàng Mai 292 ha, nằm trong định hướng QHXD vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ, KCN Hoàng Mai đã được phê duyệt QHXD năm 2006, điều chỉnh phê duyệt lại QHXD năm 2008. KCN Hoàng Mai đã có 04 dự án được cấp Giấy Chứng nhận đầu tư, trong đó có 01 dự án đã đi vào sản xuất. Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Hoàng Mai là Công ty cổ phần Xây dựng - Dầu khí Nghệ An (năm 2008).
Tổng cộng đến nay đã có 57 dự án được cấp Giấp Chứng nhận đầu tư vào các KCN trên địa bàn, trong đó có 10 dự án FDI; tổng vốn đăng ký theo Giấy chứng nhận đầu tư là 4.465 tỷ đồng và 45,27 triệu USD (Riêng năm 2008 đã thu hút được 16 dự án được cấp Giây chứng nhận đầu tư, tổng số vốn đầu tư là 1.584 tỷ đồng và 30,69 triệu USD). Hiện nay đã có 31 dự án đã đi vào hoạt động.
* Nhận xét :
- Các dự án đầu tư phát trỉên vào các KCN thời gian qua về cơ bản đều phù hợp với quy hoạch phat triển các ngành, lĩnh vực sản xuất chủ yếu như: Chế biến nông - lâm - thuỷ - hải sản; Rượu, bia, nước giả khát; thức ăn chăn nuôi; phân vi sinh; luyện cán thép; vật liệu xây dựng, v.v…góp phần thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI đã đề ra.
- Hoạt động của các dự án đầu tư đã tạo thêm nguồn thu cho ngân sách trên địa bàn và góp phần tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Mặc dù các dự án đang trong thời gian hưởng các chế độ ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền thuê đất, nhưng các doanh nghiệp trong các KCN đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển KTXH của tỉnh. Thống kê một số chỉ tiêu trong vài năm gần đây (2007-2008) cho thấy:
+ Giá trị sản xuất công nghiệp: 1. 016 tỷ đồng; + Giá trị xuất khẩu: 137,2 tỷ đồng;
+ Nộp Ngân sách: 80,158 tỷ đồng
Hoạt động của các dự án cũng đã tạo việc làm cho hơn 4.500 lao động trong các KCN (riêng năm 2008 có khoảng 2000 lao động), đồng thời còn thúc đẩy sự phát triển của các ngành dịch vụ, gián tiếp tạo việc làm cho hàng ngìn lao động tại các địa phương có các KCN phát triển.
+ Các KCN tập trung đã được hình thành tuy chưa thật đồng bộ, nhưng bước đầu đã và đang tạo nên được diện mạo của KCN tập trung như: KCN Bắc Vinh, KCN Nam Cấm theo hướng hiện đại, phát triển bền vững. (chi tiết xem thêm Bảng tổng hợp dưới đây)
Bảng 4 : Tổng hợp tình hình các Dự án đăng ký được cấp giấy Chứng nhận đầu tư vào các KKT Đông Nam & KCN đến thấng 12/2008
TT KCN, Ngành sản xuất Số lượng Dự án Công suất Vốn đầu tư (tr.đồng) (Tr.USD) Dự án đang xây dựng Dự án đã sản xuất A KCN Bắc Vinh 17 1.147.136 3,48 1 16 1 May mặc 2 17.500 1,000 - 2 2 Chế biến thực phẩm 3 61.250 - 3 3 Thức ăn chăn nuôi 1 24.000 t/n 1.700 - 1
4 Chế biến gỗ 1 7.400 - 1
5 Vật liệu xây dựng 4 143.250 0,780 - 4 6 bao bì, vỏ lon bia 1 690.000 1 -
7 cơ khí, xe máy 3 208.072 1 2
8 Trạm chiết ga 1 200 2.666 - 1
9 Kho ngoại quan 1 20.000 16.998 - 1
B KCN Cửa Lò 1 7.5000 - 1
1 Chế biến thực phẩm 1 75.000 - 1
C KCN Nam Cấm 33 2.042.604 24,69 20 13
1 Rượu, bia, cồn 2 153 tr.lít/n 631.949 2 - 2 Chế biến hải sản 3 2.374 35.040 2 1 3 Thức ăn chăn nuôi 1 60.000 t/n 12.000 - 1 4 Chế biến lâm sản 6 89.016 5,85 4 2 5 Vật liệu Xây dựng 17 1,8 tr.t/n 1.185.763 18,48 12 5
6 Cơ khí 2 74.86 1 1
7 Dịch vụ viễn thông 1 14.750
D KCN Hoàng Mai 4 1.200.445 17,10 4 1
1 Vật liêu xây dựng 1 40 tr.viên/ n
25.420 1 1
2 Luyện Kim 2 24.300 t/n 1.175.105 1 3 Hạ tầng KCN 1 679.908
Tổng cộng 55 4.465.185 45,27 25 31
(Nguồn : Ban Quản Lý KKT Đông Nam)
Nguyên nhân thành công:
UBND tỉnh đã từng bước thể chế hoá chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh ủy về phát triển KCN, ban hành các cơ chế thu hút đầu tư thông thoáng. Kịp thời ban hành danh mục các dự án thu hút đầu tư vào các KCN ưu tiên đầu tư đến năm 2010. Đã có chính sách đúng và kịp thời trong thu hút đầu tư nước ngoài, khơi dậy và phát huy nguồn nội lực.
KCN từ khâu lập báo cáo khả thi, thành lập, đền bù và giải phóng mặt bằng, phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh và kịp thời giúp họ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Hình thành cơ chế quản lý mới "một cửa, tại chỗ” hỗ trợ cho phát triển KCN.
Công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư vào các KCN có sự tiến bộ vượt bậc. Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam đã cố gắng nỗ lực cao độ nhằm tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với các KCN; tăng cường công tác giám sát, kiểm tra tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng cũng như tiến độ triển khai thực hiện dự án của các nhà đầu tư. Bám sát các doanh nghiệp để cùng với họ tìm các biện pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện đầu tư cũng như trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2. Những khó khăn, tồn tại.
Những tồn tại trong công tác quy hoạch và phát triển KCN ở Nghệ An:
Chậm trễ trong đền bù, giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN vẫn còn chậm. Việc giải phóng mặt bằng để làm KCN đang là vấn đề nổi cộm, làm chậm tiến trình phát triển KCN, gây khó khăn không nhỏ cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi xây dựng hạ tầng cũng như thành lập các doanh nghiệp trong KCN. Công tác giải phóng mặt bằng nhanh cũng phải mất cả năm.
Chính sách phát triển KCN còn bất cập. Các chính sách về đầu tư nước ngoài và các dự án đầu tư nước ngoài thường xuyên thay đổi.
Việc chậm ban hành quy chế hoạt động và quy chế tài chính của Công ty phát triển KCN Nghệ An đã ảnh hưởng lớn đến tốc độ xây dựng hạ tầng KCN.
Việc thực hiện các ưu đãi đầu tư của tỉnh còn nhiều khó khăn đối với các nhà đầu tư. Cụ thể là hỗ trợ tiền thuê đất đất cho 5 dự án đầu tiên vào KCN Bắc Vinh và hỗ trợ san nền cho các dự án tự bỏ kinh phí đầu tư san nền tại KCN Nam Cấm theo quyết định 57/2005/QĐ-UB của UBND Tỉnh. Nhiều nhà đầu tư đã tỏ ra không hài lòng về thủ tục cấp ưu đãi đầu tư.
•Cơ chế chính sách thay đổi nhiều làm nhà đầu tư phải tính toán lại phương án đầu tư.
•Công tác thẩm định năng lực của các chủ đầu tư, đặc biệt là năng lực tài chính còn nhiều hạn chế.
trường đầu tư chưa được cải thiện đáng kể. Trong thời gian qua, công tác tiếp thị, vận động đầu tư chưa được quan tâm đúng mức. Ngay từ khi lập báo cáo khả thi, việc tiếp thị đầu tư mới dừng ở mức độ chung chung chưa nêu rõ thị trường, đối tác cần vận động vì thế khi triển khai rất lúng túng, một số trường hợp hoàn toàn thụ động ngồi chờ. Các cơ quan quản lý Nhà nước chưa tích cực giúp đỡ các công ty phát triển hạ tầng tổ chức các cuộc hội thảo trong nước và nước ngoài về cơ hội đầu tư vào KCN. Công tác nghiên cứu, đề xuất các chính sách nhằm giúp các công ty hạ tầng vận động thu hút đầu tư còn thụ động. Công ty phát triển KCN Nghệ An thiên về đề nghị UBND giúp đỡ như cho hưởng thêm ưu đãi để thu hút đầu tư, còn tự mình vận động tìm lối ra chưa được coi trọng, chưa coi đó là việc của chính mình. Có nhiều trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước chưa kịp thời giải quyết kiến nghị hợp lý của cơ sở, cứng nhắc trong quyết định, làm mất cơ hội đầu tư.
Kết quả thu hút đầu tư chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh. Còn nhiều dự án có quy mô nhỏ, ít sử dụng công nghệ hiện đại, hiệu quả kinh tế - xã hội (đóng góp ngân sách, tạo việc làm mới, thu nhập cho người lao động, sản phẩm mới đột phá để chuyển dịch cơ cấu kinh tế) chưa cao.
Thu hút các dự án đầu tư có vốn nước nước ngoài còn ít : trong 03 năm chỉ có 11 dự án/1.814,35 tỷ đồng được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đầu tư đăng ký đạt thấp: Bình quân năm 2006, 2007 và năm 2008 chỉ đạt 28,5%.
3.3. Nguyên nhân những tồn tại:
Nguyên nhân khách quan:
•Lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài của Nghệ An so với các địa phương trong cả nước nói chung và khu vực Bắc trung bộ nói riêng thấp; sức tiêu thụ của thị trường chưa lớn.
•Các văn bản quy định hiện hành về quản lí đầu tư xây dựng, đất đai, GPMB, ... chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ và không ổn định.
•Tiến độ nhiều dự án lớn do các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đầu tư bị ảnh hưởng do phải thực hiện cắt giảm đầu tư công để kiềm chế lạm phát theo sự điều hành của Chính phủ trong năm 2008.
đồng bộ (giao thông, cấp nước, điện, các dịch vụ công, không có cảng nước sâu, sân bay quốc tế).
•Lạm phát, giá cả nguyên vật liệu đầu vào, lãi suất, giá nhân công tăng cao ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và đầu tư của các doanh nghiệp.
Nguyên nhân chủ quan:
•Công tác cập nhật, quảng bá thông tin lên các trang Web của các sở, ban, ngành, địa phương chậm, còn thiếu và chưa kịp thời.
•Các ngành, các địa phương trong tỉnh đã có sự phối hợp nhưng sự phối hợp vẫn chưa chặt chẽ và hiệu quả thấp trong công tác xúc tiến đầu tư; việc tranh thủ sự ủng hộ của các bộ, ngành trung ương và công tác tiếp cận, vận động, thu hút các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty lớn cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước có tiềm năng còn yếu.
•Hầu hết các ngành, các cấp chưa xây dựng được kế hoạch xúc tiến đầu tư thật cụ thể hàng tháng, quý, năm của ngành, lĩnh vực và địa phương mình để chủ động quảng bá hình ảnh, cơ hội đầu tư và tổ chức vận động xúc tiến đầu tư các dự án của ngành, địa phương mình quản lý. Mặt khác, việc triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư của các Sở, ban, ngành và địa phương còn thiếu tính chủ động và chưa được thực hiện nghiêm túc; Công tác báo cáo việc thực hiện kế hoạch xúc tiến đầu tư của các ngành, các cấp rất chậm (có nhiều đơn vị không báo cáo), chất lượng báo cáo thấp.
•Chưa chủ động tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng để xúc tiến đầu tư cho các dự án trọng điểm của tỉnh.
•Chưa tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội về công tác xúc tiến, vận động và thu hút đầu tư. Nhận thức của một bộ phận nhân dân và cán bộ, công chức, đảng viên về thu hút đầu tư còn hạn chế, chưa thực sự cởi mở và thông thoáng.
•Các loại quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, sản phẩm, quy hoạch vùng nguyên liệu, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất chưa hoàn thiện và thiếu tính đồng bộ.
•Hạ tầng Khu kinh tế Đông Nam và các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp nhỏ được đầu tư chậm và chưa đúng mức.
•Chưa tạo được quỹ đất sạch để vận động thu hút đầu tư. Chưa thành lập được tổ chức phát triển quỹ đất để giao đất sạch cho nhà đầu tư.