Cung cấp vốn phải đi liền với hỗ trợ năng lực thể chế

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại tại sở giao dịch III – ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 68)

- Phạm vi nghiên cứu: Trong khuân khổ đề tài nghiên cứu 3 dự án tà

5. Bố cục của đề tài

3.2.3. Cung cấp vốn phải đi liền với hỗ trợ năng lực thể chế

Để đảm bảo đạt được các mục tiêu phát triển, dự án đã dành nguồn lực đáng kể hỗ trợ cho ngân hàng bán buôn (giai đoạn đầu của dự án TCNT I là ngân hàng nhà nước và sau này là BIDV) đồng thời hỗ trợ đào tạo và kỹ thuật cho các PFIs. Dự án yêu cầu mỗi ngân hàng tham gia phải xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển thể chế theo từng giai đoạn với những mục tiêu cụ thể nhằm từng bước đạt được các chỉ số hoạt động theo chuẩn mực quốc tế. Để làm được điều này, các ngân hàng tham gia hỗ trợ nguồn tiền để thực hiện kế hoạch chiến lược, đổi mới cơ cấu tổ chức và phát triển nguồn nhân lực.

Trong bất kỳ một hoạt động kinh tế nào, nhân tố con người cũng là một nhân tố quan trọng quyết định 90% sự thành công, do tầm quan trọng như vậy cho nên sở giao dịch III đã có những cán bộ không chỉ giỏi về nghiệp vụ mà còn rất am hiểu thị trường tài chính ngân hàng. Tuy vậy trong sự phát triển chóng mặt của nền kinh tế thì những kiến thức về kinh tế hiện đại luôn phải được cập nhật và phát huy nó. Hoạt động quản lý cho vay lại nguồn vốn ODA dưới mô hình ngân hàng bán buôn là một hoạt động khá mới mẻ, chưa được biết đến rộng rãi, kiến thức áp dụng hoạt động này thì rất rộng, liên quan đến nhiều ngành nghề khác nhau.

Một trong những yếu kém của hầu hết các ban quản lý dự án hiện nay đó là năng lực còn yếu kém về các mảng: nghiệp vụ đấu thầu, mua sắm, kế

toán giải ngân, sử dụng dịch vụ chuyên gia tư vấn, kiểm toán giám sát, đánh giá dự án, trình độ ngoại ngữ chuyên môn còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu.

Yêu cầu đặt ra là phải xây dựng và triển khai một chương trình đào tạo chuyên sâu, có định hướng rõ ràng cụ thể để có được một đội ngũ cán bộ chất lượng cao, qua đó hỗ trợ cho các định chế tài chính tham gia hỗ trợ cho người vay cuối cùng. Trước mắt, khi chưa có một trung tâm đào tạo chính thức các nghiệp vụ về vốn ODA thì SGD III cần đẩy mạnh các công tác đào tạo dưới các hình thức như: mời giảng viên từ các học viện, trường đại học, các chuyên gia nước ngoài chuyên về nghiệp vụ ODA để tào tạo ra những cán bộ phân tích tài chính, chuyên gia về tài trợ dự án, chuyên gia về quan hệ đối ngoại, đào tạo giảng viên về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc đào tạo này sẽ đem lại hiệu quả trong việc tham gia vào quá trình xây dựng các dự án bán buôn tín dụng, triển khai đào tạo nghiệp vụ cho các PFI để từ đó việc sử dụng vốn vay đem lại hiệu quả không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại tại sở giao dịch III – ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 68)