Phát huy vai trò chủ động của ngân hàng bán buôn (BIDV)

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại tại sở giao dịch III – ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 69 - 72)

- Phạm vi nghiên cứu: Trong khuân khổ đề tài nghiên cứu 3 dự án tà

3.2.6.Phát huy vai trò chủ động của ngân hàng bán buôn (BIDV)

5. Bố cục của đề tài

3.2.6.Phát huy vai trò chủ động của ngân hàng bán buôn (BIDV)

* Quyết tâm theo đuổi những mục tiêu phát triển. Ngân hàng phải thành lập và dành nguồn lực thích đáng để cho một ban quản lý dự án độc lập. Ban quản lý dự án phải có cơ cấu tổ chức theo mô hình chuẩn, có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, tham gia ngay từ đầu của quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành dự án vì ngoài việc nắm chắc chính sách, thủ tục của nhà tài trợ, chính sách pháp luật của Việt Nam, ban quản lý dự án còn phải chủ động quản lý, điều phối các mối quan hệ đa chiều và sự phối kết hợp giữa các chủ thể tham gia dự án, giữa các bên hưởng lợi và giữa các cơ quan của chính phủ và nhà tài trợ.

* Xây dựng chiến lược quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại thông qua hoạt động ngân hàng bán buôn.

Có thể nói hoạt động ngân hàng bán buôn đã là một kênh dẫn vốn hữu hiệu, mang lại nhiều lợi ích cho đất nước nói chung và cho ngành ngân hàng nói riêng. Qua kênh dẫn vốn này, đất nước có thêm nguồn vốn trung và dài

hạn để đầu tư cho các khu vực kinh tế có đại đa số dân chúng sinh sống. Từ đó tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống nhân dân và xóa đói giảm nghèo. Ngân hàng bán buôn không chỉ nhận vốn ODA cho vay lại mà còn được hỗ trợ kỹ thuật, tiếp thu kiến thức và kinh nghiệm quản trị ngân hàng hiện đại. Các định chế tài chính khi tham gia cũng nhận được sự hỗ trợ về thể chế đi liền với các nguồn vốn trung và dài hạn ổn định.

Ngân hàng bán buôn vốn ODA sẽ là địa chỉ đáng tin cậy để chính phủ chuyển tải nguồn vốn ODA xuống cho các chương trình, dự án đầu tư và xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt là khi Việt Nam đủ điều kiện tiếp nhận vốn ODA trực tiếp vào ngân sách nhà nước từ các nhà tài trợ thì vai trò của ngân hàng bán buôn lại càng được phát huy bởi thông quan ngân hàng bán buôn, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam lại có điều kiện tham gia chuyển vốn ODA xuống các công trình. Rõ ràng việc nhân rộng mô hình bán buôn tín dụng để ngân hàng bán buôn quản lý cho vay lại nguồn vốn ODA tới các ngân hàng thương mại sẽ giúp chính phủ giải quyết tốt hơn quá trình huy động, sử dụng, quản lý đối với nguồn vốn ODA.

Với vai trò cơ quan chủ quản các dự án ODA do WB tài trợ thông qua các dự án tài chính nông thôn và là ngân hàng bán buôn, sở giao dịch III - ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đang có lợi thế là đã có sẵn một bộ máy kinh doanh hoạt động ngân hàng bán buôn khá hiệu quả, bước đầu làm chủ và vận hành thành công cơ chế bán buôn tín dụng. Lợi thế thứ hai là tạo được uy tín nhất định khi triển khai thành công các dự án TCNT của WB. Nếu mở rộng kinh doanh ngân hàng bán buôn thì sở giao dịch III - ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam có thể cải thiện đáng kể khả năng sinh lời của mình vì đây là loại hình kinh doanh sinh lời cao và rất bền vững. Chính vì thế, sở giao dịch III phải xây dựng chiến lược quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại dưới mô hình ngân hàng bán buôn tín dụng. SGD III phải có kế hoạch nhằm

nhanh chóng củng cố và nâng cao năng lực thể chế và đáp ứng đủ điều kiện đóng vai trò là ngân hàng bán buôn không chỉ theo chuẩn mực của WB cho dự án tài chính nông thôn mà còn theo chuẩn mực của các nhà tài trợ quốc tế khác để có thể có được nhiều dự án ODA trong thời gian tới. Trước khi thực hiện đàm phán và đi đến ký kết dự án, các nhà tài trợ đã kiểm tra và đánh giá rất kỹ năng lực tài chính của ngân hàng bán buôn, chủ dự án trong tương lai nhằm đảm bảo việc lựa chọn ngân hàng bán buôn là phù hợp, đảm bảo hiệu quả của dự án trong tương lai.

* Thúc đẩy công tác đàm phán, đa dạng hóa nguồn tài trợ vốn ODA

Do kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập vào nền kinh tế thế giới nên có rất nhiều cơ hội phát triển cũng như không ít các khó khăn thách thức đang chờ đợi. Việc phát triển kinh tế, thúc đẩy đầu tư và sản xuất đang được đặt lên hàng đầu trong trong giai đoạn phục hồi kinh tế. Vì vậy, việc thu hút nguồn tài trợ là một mối quan tâm lớn. Để góp phần huy động tối đa nguồn vốn ODA tài trợ cho các dự án tín dụng bán buôn, trong thời gian tới, SGD III cần phải thực hiện một số nội dung công việc sau:

Thứ nhất, đa dạng hóa nguồn tài trợ cho các dự án bán buôn tín dụng. Hiện nay hệ thống ngân hàng đã khai thác được vốn ODA từ ba nhà tài trợ lớn là WB, ADB và JBIC. Và vẫn còn một số nhà tài trợ tiềm năng ở nhóm kinh tế G7 chưa được khai thác. Dựa trên một danh mục đầu tư dự án tín dụng bán buôn, ngân hàng cần triển khai các hoạt động cụ thể và xúc tiến việc vận động tài trợ theo ngành và các giao dịch trực tiếp với các nhà tài trợ nhằm mở rộng các danh mục dự án. Ngân hàng nhà nước cần đóng vai trò điều phối các nỗ lực vận động tài trợ của ngành và các giao dịch trực tiếp với các nhà tài trợ; ngân hàng bán buôn chịu trách nhiệm chuẩn bị cơ sở vật chất, nguồn thông tin và điều phối sự kết hợp của các định chế tài chính tiềm năng trong việc triển khai các dự án tín dụng bán buôn.

Thứ hai, đẩy mạnh việc vận động tài trợ ở các bộ ngành và thúc đẩy quan hệ giữa ngân hàng bán buôn và văn phòng đại diện của nhà tài trợ tiềm năng. Quan hệ này là quan hệ tin tưởng lẫn nhau, không thể có được quan hệ một chiều mà cần có thời gian từng bước.

Thứ ba, hình thành các bộ phận chuyên trách tại ngân hàng bán buôn để quản lý và xúc tiến cho những dự án sắp tới sẽ triển khai. Nếu không có những bộ phận này thì việc nghiên cứu chính sách và thủ tục của nhà tài trợ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa, việc xây dựng các dự án bán buôn tín dụng còn đòi hỏi phải có sự kết hợp với nhiều bộ ngành trong nước và phải chuẩn bị trong một thời gian dài vì vậy cần phải có một đơn vị chuyên trách để lưu trữ và quản lý thông tin.

* Trích lập quỹ dự phòng rủi ro hợp lý

Hiện nay vẫn chưa có một quy định cụ thể về trích lập quỹ dự phòng rủi ro ở ngân hàng bán buôn tín dụng. Trong khi đó việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro là cần thiết vì việc quản lý cho vay lại vốn ODA liên quan đến rất nhiều PFIs và hàng trăm nghìn tiểu dự án. Nếu tiểu dự án không thu hồi được vốn, các PFIs cũng sẽ khó khăn trong thu hồi nợ, điều này gây rủi ro lớn cho ngân hàng bán buôn. Vấn đề đặt ra là ngân hàng bán buôn cần xác định một tỷ lệ dự phòng đủ hợp lý để vừa giảm thiểu những rủi ro trong kinh doanh, không gây ứ đọng vốn, mặt khác đảm bảo được lợi nhuận cho sở cũng như toàn ngành. Tỷ lệ hợp lý này sẽ không nhỏ hơn mức dự phòng chung là 15% trên tổng dư nợ tín dụng mà NHNN quy định đối với NHTM nói chung.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn vốn ODA cho vay lại tại sở giao dịch III – ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 69 - 72)