- Phạm vi nghiên cứu: Trong khuân khổ đề tài nghiên cứu 3 dự án tà
5. Bố cục của đề tài
3.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng nhà nước với tư cách là một cơ quan nhà nước nên có sự hỗ trợ cần thiết bằng những hình thức tranh thủ sự hỗ trợ của tư vấn quốc tế, tổ chức hội thảo hoặc các khóa học cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ nghiệp vụ để cung cấp các kiến thức về lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế, kinh nghiệm trong nước liên quan đến tổ chức hoạt động và quản lý các nguồn vốn được tài trợ.
Ngân hàng nhà nước cần xúc tiến mạnh mẽ công tác vận động tài trợ cho các dự án của ngành ngân hàng, hình thành chiến lược huy động vốn được tài trợ bởi các tổ chức tài chính quốc tế và cần phải có chính sách phát triển ở các cấp ngành và hợp lý nhất là giao cho một vụ đảm nhiệm chức năng vai trò này. Ngân hàng nhà nước cũng nên tổ chức đánh giá hiệu quả của các mô hình hoạt động của ban quản lý dự án để từ đó phát triển mô hình hiệu quả nhất.
Ngân hàng nhà nước cũng cần có chính sách thúc đẩy các mô hình triển khai các dự án bán buôn tín dụng có hiệu quả. Sau gần 10 năm thực hiện, đã
đủ điều kiện để đánh giá hiệu quả của các mô hình hoạt động của các dự án khác nhau. Ngân hàng nhà nước nên tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động của các ban quản lý dự án bán buôn tín dụng ODA để từ đó phát triển mô hình hiệu quả nhất. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, nguồn lực sẽ được sử dụng hiệu quả hơn khi hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.
Bên cạnh đó, ngoài việc phối hợp chặt chẽ với các ban quản lý dự án trong việc giải ngân nguồn vốn, ngân hàng nhà nước cũng cần tiếp tục hoàn thiện những cơ sở pháp luật cho hoạt động quản lý nguồn vốn. Cụ thể cần phải ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể trong trích lập quỹ dự phòng rủi ro cho ngân hàng bán buôn, chỉnh sửa các quy định, chuẩn mực kế toán trong phạm vi ngân hàng theo hướng hài hòa với các thông lệ quốc tế để tạo thuận lợi cho quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài.