Chương II: Thực trạng thu hút vốn FDI và môi trường đầu tưở thành phố Hải Phòng.
2.2.3. Tình hình thu hút vốn FDI theo hình thức đầu tư
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động theo chiều hướng xấu, thu hút FDI vào Hải Phòng vẫn tăng cao chưa từng thấy từ trước tới nay, cơ cấu theo hình thức đầu tư đã có sự thay đổi rõ rệt.
Bảng 2: Thu hút FDI vào thành phố Hải Phòng theo hình thức đầu tư
(tính đến hết tháng 12/2009) STT Hình thức đầu tư Dự án Tổng vốn đầu tư Số lượng (dự án) Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (tỷ USD) Tỷ trọng (%) 1 DNLD 78 27,66 1,655 39.51 2 DN 100% VNN 191 67,73 2.515 60.04 3 HĐHTKD 13 4,61 0.019 0,45 Tổng 282 100 4,189 100
Nguồn: Sở Kế hoạch – Đầu tư Thành phố Hải Phòng
(Ghi chú: DNLD: doanh nghiệp liên doanh; DN 100% VNN: doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; HĐHTKD: hợp đồng hợp tác kinh doanh)
Đáng chú ý, nếu như những năm trước đây thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố chủ yếu vào các KCN thuộc lĩnh vực công nghiệp thì bước sang năm 2008, xu hướng thu hút đầu tư FDI vào thành phố cảng lại tập trung chuyển sang lĩnh vực BĐS, xây dựng các khu đô thị, văn phòng cao ốc hiện đại cho thuê. Năm 2009, trong tổng nguồn vốn FDI vào Hải Phòng đạt gần 4,2 tỉ USD thì vốn đổ vào BĐS gần 0,6 tỉ USD chiếm 14.3% lượng vốn thu hút.
Không riêng Hải Phòng, trong cả nước, xu hướng FDI đầu tư vào lĩnh vực BĐS đang tăng. Đây là điều tất yếu bởi sau một thời gian dài các dự án đầu tư vào phát triển công nghiệp thì nay cần phát triển đô thị và dịch vụ để hỗ trợ công nghiệp.
Tuy các giao dịch BĐS của Hải Phòng không sôi động như các tỉnh- thành phố khác như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh nhưng Hải Phòng có nhiều tiềm năng và cơ hội lớn: cảng biển lớn nhất phía bắc, một loạt các dự án được chính phủ quan tâm đầu tư trên địa bàn thành phố như: dự án Cảng cửa Ngõ quốc tế Hải Phòng, đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng, khu kinh tế Đình Vũ- Cát Hải, cầu Đình Vũ- Cát Hải…và các dự án do thành phố đầu tư.