Biểu đồ thu hút FDI qua các năm
2.3.2. Môi trường cơ sở hạ tầng
Trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế của Hải Phòng ngày càng được cải thiện nhờ sự quan tâm của Trung ương và sự tích cực của thành phố trong việc huy động mọi nguồn lực cho phát triển, đẩy mạnh đầu tư vào các công trình trọng điểm. Cụ thể như sau:
a. Hệ thống giao thông
Cảng: Cảng là một trong các hoạt động kinh tế chủ yếu của Hải Phòng. Cảng Hải Phòng là cảng biển lớn nhất ở miền Bắc Việt Nam. Cảng gồm 3 khu vực riêng biệt nằm trên bờ nam sông Cấm: Cảng Vật Cách, Cảng Hoàng Diệu (cảng chính) và Cảng Chùa Vẽ - Đoạn Xá. Năng lực bốc dỡ và khối lượng hàng hóa được xử lý tại Cảng trong những năm thập niên 80 tương đối ổn định. Vào đầu thập niên 90 số lượng hàng hóa được xử lý tại Cảng giảm đi, song sang những năm đầu thế kỷ 21 khối lượng hàng dần được tăng lên, nhất là trong những năm gần đây, khối lượng hàng hóa được xếp dỡ tại cảng càng tăng lên rõ rệt. Năm 2009 khối lượng hàng hóa luân chuyển là 32,5 triệu tấn,
Phòng 14,6 triệu tấn, tăng 4,5%. Thời gian qua, thành phố đã tập trung nâng cấp Cảng Hải Phòng, hoàn thành việc đầu tư xây dựng cảng Đình Vũ, tạo đà hơn nữa cho việc phát triển năng lực vận tải của thành phố.
Đường bộ: Hệ thống giao thông đường bộ hiện đang được đầu tư một cách có hiệu quả. Thành phố đã có các tuyến giao thông liên tỉnh cũng như giao thông nội thành bước đầu đáp ứng được các nhu cầu về vận tải, giao thương của thành phố. Đặc biệt là các công trình mang tính chất huyết mạch sau:
- Quốc lộ 5 nối liền TP Hải Phòng với Hà Nội qua các tỉnh thành Hải Dương, Hưng Yên. Đây là cửa ngõ chính để vào thành phố.
- Đường quốc lộ 10 nối Hải Phòng với các tỉnh duyên hải phía Bắc. - Đường 353 nối Hải Phòng với khu du lịch Đồ Sơn.
- Cầu Bính nối trung tâm Hải Phòng với khu đô thị mới và KCN Bắc Thủy Nguyên.
- Tuyến đường xuyên đảo Đình Vũ đi Cát Hải, Cát Bà.
Đường sắt: Tuyến đường sắt Hải Phòng – Hà Nội dài 106 km. Đây là tuyến quan trọng vận chuyển hành khách và hàng hóa từ cảng Hải Phòng lên Hà Nội. Tuyến đường sắt này góp phần tăng cường khả năng vận tải của thành phố đến các tỉnh lân cận như: Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội. Tuy nhiên, tuyến đường sắt chạy cắt qua thành phố gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
Đường thủy: Thành phố Hải Phòng được bao bọc bởi các con sông lớn nên rất thuận lợi cho việc khai thác vận tải thủy. Trên địa bàn thành phố có các cảng sông lớn vận chuyển hàng hóa đi các tỉnh lân cận và toàn quốc.
Nhìn chung, hệ thống giao thông của thành phố đã được quan tâm đúng mức, đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật cũng như đảm bảo khả năng thông qua các phương tiện. Đặc biệt, tạo điều kiện phát triển vận tải trên địa bàn thành phố, cụ thể như sau:
Bảng 4:Tình hình vận chuyển hành khách và hàng hóa mấy năm gần đây Năm Khối lượng hàng hóa vận chuyển
(1000 tấn) Khối lượng hành khách vận chuyển (1000 người) 2005 26.846 13.695 2006 59.976 24.863 2007 53.514 24.172 2008 62.084 25.290
2009 63.512 26.479
Nguồn: Cục thống kê thành phố Hải Phòng
b. Hệ thống cấp nước
Hiện tại thành phố Hải Phòng có 4 nhà máy xử lý nước cấp nước cho 4 khu vực. Nhà máy nước An Dương cung cấp nước cho khu vực nội thành; nhà máy nước Cầu Nguyệt cung cấp cho khu vực Kiến An; khu vực Vật Cách được cấp bởi Nhà máy nước Vật Cách và khu vực Đồ Sơn do nhà máy nước Đồ Sơn cung cấp nhưng chất lượng nước không đảm bảo. Khu vực dọc đường Hải Phòng đi Đồ Sơn được cấp nước từ trạm bơm sông He, nước sông He chỉ được xử lý sơ bộ. Toàn bộ hệ thống truyền dẫn và phân phối nước giữa các vùng đã được nối mạng nhưng hiện tại, các tuyến truyền dẫn đang ở trong tình trạng xấu nên thực tế nước không được lưu thông giữa các vùng. Hệ thống cấp nước trung tâm được xác định là khu vực nội thành của Hải Phòng chủ yếu gồm các quận nội thành Lê Chân, Hồng Bàng và Ngô Quyền, tổng cộng hệ thống mạng lưới đường ống là 104 km ống có đường kính từ 150 đến 600 mm. Tại nội thành có 4 trạm bơm tăng áp, các trạm này hoạt động vào thời gian nhu cầu dùng nước lên đến đỉnh điểm nhằm cải thiện mức độ dịch vụ. Các trạm bơm tăng áp là Đinh Tiên Hoàng ở trung tâm thành phố, ngã Năm ở khu vực Đông Bắc trung tâm thành phố, Đổng Quốc Bình và Cầu Rào ở phía Nam trung tâm thành phố. Một trạm bơm tăng áp mới được xây dựng tại sân vận động Máy Tơ là một hạng mục công trình của dự án cấp nước 1A đã được đưa vào sử dụng từ cuối năm 2000 đóng góp một phần quan trọng trong việc cải thiện đáng kể về áp lực và lưu lượng của khu vực trung tâm thành phố.
Trong giai đoạn hiện nay, hệ thống cấp nước tại khu vực nội thành cơ bản đã được mở rộng và cải tạo tương đối hoàn chỉnh trong các dự án về cấp nước và môi trường. Hệ thống phục vụ đã có cải thiện đáng kể, khách hàng hầu như đã được cung cấp nước theo nhu cầu cả về chất lượng và lưu lượng.
c. Hệ thống cấp điện
Điện lấy cho Hải Phòng là điện lấy từ hệ thống điện quốc gia. Hải Phòng có 2 trạm nguồn 220/110 KV công suất 375 MVA. Từ trạm này, điện được cấp cho 8 trạm 110 KVA công suất 267 MVA và 25 trạm 35KV công suất 182,9 MVA và 1.142 trạm phân tổng công suất 196,5 MVA nằm trên 10 quận, huyện.
Lưới điện: lưới trung áp của Hải Phòng có 4 cấp: 35, 22/10, 6 KV. Mạng này chưa đảm bảo khả năng cấp điện cho thành phố. Lưới hạ áp tuy đã cải tạo, nâng cấp một số
đường trục nhưng phần lớn còn lại vẫn là lưới cũ, chắp vá, quá tải, chưa đảm bảo an toàn cấp điện.
d. Hệ thống thoát nước và vệ sinh
Cũng như hệ thống thoát nước các đô thị lớn ở Việt Nam, hệ thống thoát nước Hải Phòng đã được xây dựng từ nhiều thập kỷ nay, mạng lưới đường cống thoát nước trong thành phố phục vụ chung cho 2 mục đích là thoát nước mưa và nước thải. Đây chính là hệ thống thoát nước chung. Nước mưa và nước thải được xả trực tiếp ra sông hoặc ra hồ điều hòa sau đó ra sông qua các kênh dẫn và cống ngăn triều. Hiện tại chưa có công trình xử lý nước thải của thành phố. Một số xí nghiệp và bệnh viện có hệ thống xử lý cục bộ nhưng hầu như không hoạt động. Tình trạng ô nhiễm môi trường do thải nước bẩn ra ao hồ, sông ngòi đang ở mức báo động. Việc xả nước thải trực tiếp vào trong hồ, kênh gây bồi lắng cũng như việc người dân xây dựng nhà cửa, cầu tạm, đổ rác làm lấn chiếm lòng kênh, giảm tiết diện thiết kế dẫn đến tình trạng ngập lụt trong khu vực và gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, thành phố đã chủ động tập trung đầu tư nhằm cải thiện hệ thống thoát nước của thành phố bằng các nguồn vốn ODA của Ngân hàng thế giới, Phần Lan… Tuy việc đầu tư chưa xử lý được triệt để tình trạng ngập lụt cũng như ô nhiễm môi trường của thành phố nhưng cũng phần nào cải thiện được điều kiện vệ sinh môi trường của thành phố.