● Cần tăng quy mô, chất lượng công ty chứng khoán theo hướng tái cấu trúc (phá sản, thâu tóm, sáp nhập); giảm số lượng công ty chứng khoán từ trên 100 như hiện nay xuống khoảng 50 công ty.
● Cần hoàn thiện khung pháp lý, thể chế mà cơ bản là hoàn thiện Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn; Tạo cơ chế để các cơ quan quản lý có tính độc lập; Tăng nguồn cung cho thị trường chứng khoán, nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước và phát huy vai trò các Hiệp hội ngành nghề chứng khoán, vai trò tư vấn độc lập, phản biện chính sách từ các tổ chức...
● Nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức tự quản, hiện đại
hóa và tăng cường năng lực hệ thống công nghệ tại các Sở giao dịch, Trung tâm Liên kết Chứng khoán, xây dựng và phát triển hệ thống công bố thông tin tự động.
● Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, áp dụng mô hình quản lý dựa
trên rủi ro, Nhà nước điều tiết thị trường thông qua các chính sách thuế, lãi suất, đầu tư, hạn chế can thiệp bằng công cụ hành chính.
● Ban hành các quy định hướng dẫn các nghiệp vụ chứng khoán trọng
yếu như giao dịch ký quỹ, giao dịch bán khống có quản lý (cơ chế vay, cho vay chứng khoán), giao dịch mua - bán bắt buộc, các quy định hướng dẫn tổ chức thực hiện và giao dịch chứng khoán phái sinh như quyền chọn, hợp đồng tương lai...
● Sớm thống nhất được 2 Sở GDCK HOSE và HASTC thành một Sở
LỜI KẾT
Đất nước ta đã trải qua 18 năm cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và 9 năm chính thức đưa thị trường chứng khoán vào hoạt động. Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trước hết là một yêu cầu bức xúc từ thực tế và hình thành do thúc đẩy bằng thực tiễn thử nghiệm hơn là ứng dụng từ một mô hình lý thuyết sao chép của nước ngoài, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là khâu quan trọng tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hiệu quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế quốc dân. Cả thị trường chứng khoán lẫn cổ phần hóa ở Việt Nam còn non trẻ và bộc lộ nhiều yếu kém nhưng hiện nay với gần 200 chứng khoán niêm yết trên cả hai sàn giao dịch TP.Hồ Chí Minh và Hà nội thì thị trường chứng khoán đang dần hoàn thiện để cung ứng một lượng lớn vốn cho thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó sự phát triển của thị trường chứng khoán sẽ là động lực lớn để các công ty nhanh chóng niêm yết trên sàn giao dịch đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp và nhà nước.
Nguồn tài liệu tham khảo:
- Bài giảng Tài chính Chứng khoán – Th.S. Trần Đình Uyên
- Giáo trình Thị Trường Chứng Khoán ( Trường Đại học kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh-PGS.TS. Bùi Kim Yến)
- Website: http://s1.zetaboards.com http://tailieu.vn.com http://www.SAGA.vn http://www.mof.gov.vn http://www.gso.gov.vn http://www .vneconomy.vn http://www.ckvn.com http://www.hsx.vn http://www.hastc.ogr.vn http://www.tinnhanhchungkhoan.vn