● TTCK có tác động hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp tiến hành CPH cũng như việc thành lập và phát triển công ty thông qua việc: quảng bá thông tin, định giá doanh nghiệp, bảo lãnh phát hành, phân phối chứng khoán một cách nhanh chóng, tạo tính thanh khoản cho nó và góp phần thu hút vốn đầu tư giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh.
Dẫn chứng: Thống kê cho thấy, tính đến hết năm 2008, cả nước đã có 5.414 trên tổng số hơn 6.500 DNNN được sắp xếp, trong đó có 3.836 DNNN được CPH, tương đương với 71% tổng số DNNN đã được sắp xếp lại. Qua CPH nguồn vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã được đánh giá lại khách quan và chính xác hơn, đồng thời huy động thêm nguồn vốn khá lớn từ các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo điều kiện thúc đẩy sự hình thành, phát triển TTCK ở nước ta.
● TTCK không những thu hút các nguồn vốn nội địa mà còn giúp cho cổ phiếu và các doanh nghiệp thu hút nguồn ngoại tệ thông qua việc phát hành trái phiếu và cổ phiếu công ty ra thị trường vốn quốc tế. Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua TTCK là con đường an toàn và hiệu quả vì
các chủ thể phát hành được toàn quyền sử dụng vố huy động cho mục đích riêng mà không bị ràng buộc bởi bất cứ điều kiện nào của các nhà đầu tư nước ngoài.
Dẫn chứng: Bước phát triển đột biến : TTCK nước ta mở phiên giao dịch thứ nhất ngày 28-7-2000, với Chỉ số chứng khoán Việt Nam (VN- index, viết tắt VNI) khởi đầu là 100 điểm, đến tháng 5-2001, đạt 571 điểm, nhưng từ tháng 2-2006, VNI tăng liên tục cho đến ngày 19-4-2006, lên tới 571.16 điểm, phá kỷ lục hồi tháng 5-2001. Rồi thị trường cứ tiếp diễn như bùng nổ để tiến tới kỷ lục mới: Ngày 12-3-2007, VNI đạt 1.170,67 điểm. Ðặc điểm của đợt này là TTCK tăng trưởng toàn diện, liên tục trong một thời gian dài. Cụ thể: Cùng với chỉ số giá chung tăng vài lần (trong đó không ít cổ phiếu tăng giá hàng chục lần), tổng giá trị giao dịch trong mỗi phiên cũng từ một vài tỷ đồng lên hàng chục tỷ đồng, hàng trăm tỷ đồng rồi hàng nghìn tỷ đồng. Số nhà đầu tư cũng tăng theo cấp số nhân từ khoảng hai chục nghìn tài khoản tăng lên tới hơn 100 nghìn tài khoản mở và thật sự hoạt động tại các CTCK; đối ứng với lượng tiền rất lớn đổ vào thị trường đó là các loại cổ phiếu niêm yết cũng tăng vọt từ vài chục lên 109 tại TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh và 86 tại TTGDCK Hà Nội
Có thể đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp: thông qua giá chứng khoán, hoạt động của doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của các doanh nghiệp hanh chóng và thuận lợi từ đó tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới cải tiến sản phẩm
TTCK cung giúp cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động M&A trên sàn : đây là hoạt động sát nhập các công ty lại với nhau để thúc đảy
hoạt động sản xuất kinh doanh và góp phần giảm thiểu chi phí trong việc nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới, hoạt động này cũng đẩy mạnh CPH của các doanh nghiệp một cơ hội để DN tái cấu trúc nhằm hoạt động hiệu quả hơn, vượt qua những thách thức trước mắt và lâu dài. Nhiều công ty đã sát nhập vào những công ty lớn hơn như CTCP Xi măng Hà Tiên 1 (HT1) phát hành 88 triệu cổ phiếu để thực hiện mua lại thông qua hình thức hoán đổi toàn bộ vốn của CTCP Xi măng Hà Tiên 2 (HT2) hay CTCP Mirae (KMR) phát hành 14 triệu cổ phiếu để thực hiện mua lại toàn bộ vốn của CTCP Mirae Fiber (KMF) thông qua hình thức hoán đổi cổ phiếu… Vừa qua, ĐHCĐ của NKD và KIDO cũng đồng ý sáp nhập hai công ty vào CTCP Kinh Đô (KDC), ĐHCĐ CTCP Viễn thông Sài Gòn - SaigonTel (SGT) đã thông qua tờ trình về chủ trương sáp nhập Công ty vào Tổng CTCP Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC)