Đánh giá đóng góp của dự án vào mục tiêu kinh tế:
Xét dự án CDM thủy điện So Lo:
(số liệu tính toán dựa vào So Lo hydropower project)
- Doanh thu từ bán điện hàng năm là 15,525 tỷ VND trong suốt 30 năm. Doanh thu từ bán CERs trung bình mỗi năm là 4,021 tỷ VND trong 7 năm tín dụng đầu tiên.
Vậy, tổng doanh thu là: 15,525 x 30 + 4,021 x 7 = 493,897 (tỷ VND) - Vốn đầu tư ban đầu là 99,184 tỷ VND và vốn bỏ ra vào năm thứ 16 là 90,000 tỷ VND. Vậy, tổng vốn đầu tư là: 189,184 Tỷ VND
- Giá trị dự kiến của các đầu vào vật chất thường xuyên (MI) và tất cả các khoản chuyển ra nước ngoài có liên quan của dự án và lợi nhuận thuần của vốn nước ngoài cũng như tiền lương của nhân viên nước ngoài (RP) coi như bằng 0.
Như vậy, giá trị NNVA ước tính là: 493,897-189,184=304,713 (tỷ VND) Có thể nói, trong tuổi thọ kinh tế của dự án đã đóng góp cho tăng thu nhập quốc dân là gần 305 tỷ VND.
Đánh giá đóng góp của dự án vào các mục tiêu khác: Dự án mới được
vận hành không lâu nên chưa có số liệu thống kê cụ thể hơn về các chỉ tiêu như số việc làm mới, thu nhập, tiền lương,... Do vậy, đánh giá đóng góp của dự án vào các mục tiêu khác để xác định hiệu quả xã hội chỉ mang tính định tính và được liệt kê như sau:
Thứ nhất: Hiệu quả về xã hội đầu tiên kể đến là dự án đã tạo năng lượng và cơ sở hạ tầng tại tỉnh Hòa Bình. Dự án đi vào hoạt động thì đây là nguồn năng lượng cung cấp thêm điện cho hệ thống điện lưới quốc gia, đáp ứng nhu cầu về điện trong tương lai của các ngành kinh tế cũng như trong sinh hoạt ngày một tăng cao. Quá trình tiến hành thi công và vận hành công trình vẫn cần làm mới một số đoạn, tuyến đường nối các công trình. Toàn bộ hệ thống đường sá và hệ thống điện do dự án mang lại sẽ phục vụ cho giao thông địa phương.
Thứ hai: Chính các đường giao thông thuận lợi này sẽ dẫn đến một lượng lớn dân cư trong khu vực hoặc từ nơi khác đến để làm ăn sinh sống tại địa phương. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực như gia tăng dân số, khai phá đất đai, sang nhượng đất đai trái phép, phá rừng làm nương rẫy, gây khó khăn trong việc kiểm soát về an ninh trật tự và phát sinh các tệ nạn xã hội. Bên cạnh mặt bất lợi sẽ là mặt tích cực, đa dạng hóa các thành phần kinh tế tạo ra bộ mặt nông thôn phát triển cho tỉnh Hòa Bình, vốn được đánh giá là một tỉnh nghèo trong cả nước. Để khắc phục tình trạng tiêu cực, ban quản lý dự án kết hợp với chính quyền địa phương cũng như các ban ngành liên quan cần sớm có những biện pháp cụ thể về việc kiểm soát dân nhập cư tự do và những người thân của những người làm dự án.
Thứ ba: Thay đổi về phát triển kinh tế xã hội khu vực. Dự án sẽ tạo thêm cơ hội việc làm (hàng trăm việc làm trong giai đoạn xây dựng và hàng chục việc làm trong giai đoạn vận hành nhà máy). Những người có nghề nghiệp chuyên môn hoặc đã được đào tạo qua các trường đều có cơ hội được tiếp cận
với công nghệ mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong công tác tư vấn, giám sát, thi công tại hiện trường,…
Thứ tư: Một phần doanh thu từ CERs (2,5% từ doanh thu) sẽ được dành cho các sự kiện mang tính cộng đồng ở địa phương như: xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng cơ sở cho địa phương (trạm y tế, nhà văn hóa, làm đường mới, đường dây điện thoại,...); tài trợ cho người dân địa phương trong các hoạt động thể thao, lễ hội cổ truyền. Điều này góp phần vào việc nâng cao đời sống tinh thần của người dân, giữ gìn nét văn hóa truyền thống, tăng thêm tính đoàn kết trong cộng đồng thông qua các hoạt động, sự kiện chung.
Thứ năm: Việc cung cấp một lượng điện ổn định sẽ tạo điều kiện cho tăng trưởng công nghiệp và xóa đói giảm nghèo. Dự án CDM thủy điện So Lo sẽ đóng góp thuế vào kinh tế địa phương (có 198 hộ trong 386 hộ cư dân địa phương được xếp vào dạng đói nghèo)
Thứ sáu: Dự án này sử dụng công nghệ thủy điện kiểu dòng chảy không có hồ tích nước. Do đó nó không tạo ra các rủi ro như dự án có hồ chứa lớn gây lụt lội hay những ảnh hưởng xấu khác khi rò rỉ hay vỡ hồ chứa.
Thứ bảy: Dự án cũng không phải tiến hành tái định cư do được xây ở khu vực khá hẻo lánh, ít người sinh sống nên sẽ không làm ảnh hưởng đến tập quán, văn hóa người dân địa phương.
Đánh giá đóng góp của dự án vào mục tiêu về môi trường: Dự án
CDM đặc biệt hơn các dự án đầu tư khác ở chỗ hiệu quả môi trường chiếm vị trí rất quan trọng trong đánh giá hiệu quả xã hội của dự án
Nghiên cứu về môi trường cho mỗi bậc thuỷ điện được thực hiện trong Giai đoạn nghiên cứu khả thi. Theo cam kết bảo vệ môi trường đã kết luận: Đây là dự án thuỷ điện dòng chảy không có tác động tiêu cực đến môi trường. Hơn nữa, đây là khu vực hẻo lánh, không yêu cầu san nền hay giải phóng mặt bằng,
di dân nhiều. Các tác động của dự án đến môi trường đã được nêu rõ và được cơ quan chức năng về môi trường phê duyệt như mô tả dưới đây:
(Nguồn: Văn kiện dự án CDM thủy điện So Lo)
TT CÁC THÔNG SỐ VỀ MÔI
TRƯỜNG
Phân loại và mức độ ảnh hưởng Giai đoạn
xây dựng
Giai đoạn vận hành
I Môi trường tự nhiên:
1 Đất:
Vùng đất bị chiếm -- 0
Lở đất, đất bị xói mòn, hoạt động bồi
lắng - -
Độ màu mỡ, phì nhiêu của đất 0 0
2 Nước:
Chất lượng nước -- 0
Chống lụt 0 +
Tưới tiêu 0 +
Nước ngầm 0 +
3 Điều kiện vi khí hậu:
Không khí -- 0 Độ ẩm 0 + Nhiệt độ - + 4 Hệ sinh thái: - ++ Hệ thực vật, thảm thực vật - ++ Động vật hoang dã - +
Các loài bị đe doạ - +
II Môi trường kinh tế - xã hội:
1 Các hoạt động kinh tế:
Nông nghiệp - +
Lâm nghiệp - +
Thủy sản 0 ++
Giao thông vận tải 0 ++
Thương mại – Du lịch 0 +
2 Văn hoá và xã hội:
Tiêu chuẩn sống - ++
Đời sống văn hoá tinh thần + ++
Với ký hiệu:
- : Ảnh hưởng tiêu cực tạm thời hoặc rất nhỏ -- : Ảnh hưởng tiêu cực lâu dài
+ : Ảnh hưởng tích cực nhỏ và tạm thời ++ : Ảnh hưởng tích cực mạnh và lâu dài 0 : Không đáng kể hoặc trung tính
Trong quá trình triển khai dự án, các tác động đến môi trường của giai đoạn xây dựng là đáng kể nhất. Đầu tiên phải kể đến là công tác giải phóng mặt bằng. Tổng diện tích đất cho nhà máy thủy điện Bậc 1 là 12,312ha. Trong đó, có 9,93ha rừng cằn cỗi với các bụi cây nhỏ. Diện tích đất cho nhà máy thuỷ điện Bậc 2 là 4,9ha.
Nhìn chung, dự án ít có tác động xấu đến môi trường, hầu hết trong giai đoạn xây dựng chỉ có những ảnh hưởng tạm thời hoặc không đáng kể. Lợi ích từ dự án khi vận hành lớn hơn nhiều so với những ảnh hưởng này. Giai đoạn vận hành đem lại nhiều những ảnh hưởng tích cực mạnh và lâu dài cho cả môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế - xã hội. Riêng với tình trạng lở đất, xói mòn, hoạt động bồi lắng của môi trường tự nhiên đều bị ảnh hưởng trong cả 2 giai đoạn. Tuy vậy, đây chỉ là ảnh hưởng mang tính chất tạm thời hoặc không đáng kể nên về cơ bản có thể đánh giá dự án đem lại tác động tích cực đến môi trường là đáng kể.
Hơn nữa, việc tiết kiệm sử dụng hàng nghìn tấn nhiên liệu đã giảm được việc phát thải 123.032 tCO2 trong 7 năm tín dụng đầu tiên., góp phần giảm phát thải khí nhà kính vào khí quyển và giảm nhẹ tình trạng biến đổi khí hậu.
Về mục tiêu hướng đến sự phát triển bền vững: Các dự án CDM đều
muốn hướng đến sự phát triển bền vững ở các nước thực hiện dự án CDM. Đó là sự phát triển đồng đều, toàn diện về cả kinh tế, xã hội và môi trường.
Để lượng hóa những đóng góp của dự án cho sự phát triển bền vững, hai phương pháp tiếp cận đã được sử dụng. Chủ dự án đồng ý tự nguyện hỗ trợ 2,5% doanh thu từ việc bán giảm phát thải được chứng nhận (CERs) của dự án cho các sáng kiến đối với hoạt động phát triển bền vững và trong văn kiện dự án sử dụng công cụ lý thuyết vị lợi đa thuộc tính hay thuyết hữu dụng đa biến để xác định giá trị đóng góp của dự án đối với sự phát triển bền vững ngược lại với kịch bản đường cơ sở. Dự án đạt được một trị số trung bình là 53,94 đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững so với kịch bản đường cơ sở.
Chương 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP