Môi trường kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả dự án CDM thủy điện So Lo, tỉnh Hòa Bình (Trang 55 - 56)

Để đảm bảo duy trì ổn định của các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội tại nơi nhà máy được xây dựng và vận hành như cũ, chủ dự án cần:

Đối với công tác đền bù và giải phóng mặt bằng: Nhà máy thủy điện được xây dựng tại khu vực tương đối thưa thớt dân cư nên công tác đền bù, giải phóng mặt bằng không nhiều như các dự án khác. Tuy vậy, vấn đề này luôn quan trọng và cần thiết. Chủ dự án cần thực hiện:

• Lập kế hoạch cụ thể và chi tiết cho công tác này (xác định rõ loại đất đang được sử dụng, vai trò và trách nhiệm) của tất cả người liên quan; • Tuân thủ Luật và Quy định hiện hành;

• Lập kế hoạch thích hợp cho công tác đền bù liên quan đến thu hồi lại khu đất không sử dụng;

• Thay đổi về cơ cấu nghề nghiệp cũng như trồng cây, canh tác nông nghiệp cho cư dân địa phương.

• Trong quá trình hoạt động dự án, cần tuân thủ hoàn toàn các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. Hoạt động dự án cần được giám sát và quản lý chặt chẽ bởi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hoà Bình.

Đối với nguy cơ cháy nổ và các nguy cơ khác: Đây là yếu tố quan trọng cần phải được tính đến bởi dự án sử dụng một số thiết bị có thể gây nổ và bắt lửa như: mìn, dầu và xăng dầu. Vì vậy, các nhân viên quản lý dự án phải lưu ý để giảm thiểu nguy cơ cháy nổ:

• Hướng dẫn công nhân tuân thủ nghiêm ngặt quy định về an toàn.

• Trang bị đầy đủ trang thiết bị an toàn (cho con người và môi trường) cho công nhân để họ làm việc.

• Đào tạo công nhân nhà máy nhằm đảm bảo nhận thức được mức độ nguy hiểm của dầu biến thế sử dụng trong dự án đối với môi trường để khi thao tác, họ sẽ thực hiện đúng quy trình an toàn và cẩn trọng hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả dự án CDM thủy điện So Lo, tỉnh Hòa Bình (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w